‘Đưa người lao động về quê như xì van cho nồi áp suất đang căng’
“Việc người dân kéo về quê giống như nồi áp suất đang căng. Giải pháp là phải xì van cho họ bình tĩnh lại, nếu không mọi thành quả sẽ đổ bể”, PGS.TS Nguyễn Đức Lộc nói.
Một ngày trước khi TP.HCM kết thúc giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16, chiều 30/9, 800 người dân Phú Yên trong bộ đồ bảo hộ xanh, xếp hàng ngay ngắn tại bến xe Miền Đông, chờ làm thủ tục để lên xe khách về quê nhà theo đăng ký từ trước.
Cùng lúc đó, hàng nghìn xe máy đổ về cửa ngõ miền Tây dù thành phố đã yêu cầu người dân không tự ý rời TP. Đây hầu hết là gia đình của người lao động nhập cư gặp khó khăn khi ở lại TP.HCM và mong muốn về quê. Hàng chục nghìn người chờ suốt đêm tại các cửa ngõ cho đến khi được chính quyền sắp xếp hồi hương.
Cùng là hành trình về quê nhưng hai cách về khác nhau dẫn đến những hệ quả khác nhau. PGS.TS Nguyễn Đức Lộc (Viện Nghiên cứu Đời sống xã hội – Social Life) cho rằng từ bài học ngày 30/9, chính quyền nên mở rộng kế hoạch đưa người dân có mong muốn rời TP.HCM về quê thay vì cố gắng kêu gọi họ ở lại thành phố.
Cần mở van cho nồi áp suất đang căng
Nhìn hình ảnh dòng người đổ về cửa ngõ thành phố, PGS.TS Nguyễn Đức Lộc nhận định hiện tượng này giống như “đình công” trong một công ty. Những người lao động nhập cư có mạng lưới trao đổi thông tin rất tốt như các nhóm Zalo, Facebook.
Qua mạng lưới riêng của mình, họ nghe ngóng tình hình, cân nhắc việc phải làm và đồng loạt hành động rất nhanh, vì lo sợ nếu không hành động thì mọi thứ sẽ trễ. Ông cho rằng cần phải hiểu khuôn mẫu hành vi của nhóm này để giải quyết bài toán về họ.
Từng phỏng vấn nhiều công nhân gặp khó khăn trong đại dịch, PGS.TS Nguyễn Đức Lộc cho biết tâm trạng chung của những người này là khao khát hồi hương, đặc biệt là nhóm trẻ tuổi. Nhóm này có nhu cầu gắn kết tình thân rất lớn bởi còn bố mẹ già, con nhỏ, người thân… ở quê nhà. Trong khi đó, nhóm người lao động trung niên, khoảng 40 tuổi, có thể còn lưỡng lự giữa về và ở vì cuộc sống tại thành phố đã tương đối ổn định.
Thêm vào đó, đặc điểm của nhóm lao động nhập cư miền Tây là thường xuyên di chuyển giữa TP.HCM và quê nhà bằng xe khách hoặc xe máy. Khi chưa bùng dịch, họ có thể về quê hàng tuần, hàng tháng, nhưng đến nay đã hơn 4 tháng họ không về nhà.
Khi ở lâu trong 4 bức tường, nhóm này chịu áp lực tâm lý lớn. Cùng với đó là tình trạng thiếu ăn, cạn kiệt tiền mặt. Các gói hỗ trợ tài chính không đáp ứng đủ nhu cầu của người dân và nhu cầu gắn kết tình thân là nhu cầu tột bậc khiến họ nhất quyết về quê.
Khuôn mẫu hành vi của nhóm yếu thế là không đối đầu trực diện, nhưng họ luôn có hành vi khó đoán trước, ví dụ như bất ngờ đông người tụ tập, ùn ùn kéo về cửa ngõ. Nếu chặn hết cửa ngõ và nhất quyết không cho nhóm này rời TP.HCM, họ thậm chí có thể ra đường ở chứ không ở trong khu trọ. Đó là những kịch bản hoàn toàn có thể lường trước.
Video đang HOT
“Tình thế này giống như nồi áp suất đang căng. Giải pháp là phải xì van cho người dân bình tĩnh lại. Nếu cứ tiếp tục giữ tình trạng căng thẳng thì mọi thành quả có được thời gian qua sẽ đổ vỡ”, ông nhận định.
Không thể cản người dân về quê
Từ góc nhìn đó, PGS.TS Nguyễn Đức Lộc tán đồng việc TP.HCM thu xếp cho người dân về quê và cho rằng cần phải có kế hoạch, lộ trình lâu dài, lên danh sách, kiểm soát lượng người đi.
“Hàng chục nghìn người cùng nhau giải quyết bài toán về quê còn hơn để mỗi cá nhân tự giải bài toán của họ. Mình không thể cản được người dân”, ông nói.
Nếu không tạo điều kiện để nhóm này về quê, họ cũng sẽ tìm cách về bằng đường tiểu ngạch như thời gian qua. Trong khi đó, việc người dân đổ về các tỉnh miền Tây có thể là nguồn lây dẫn đến tê liệt cả vùng.
Ngành y tế lấy mẫu xét nghiệm cho người dân trước khi đưa về quê. Ảnh: Chí Hùng.
Ông Lộc cho rằng việc TP.HCM tạo điều kiện cho người dân về quê giúp họ giải quyết nhu cầu trước mắt là nghỉ ngơi, gắn kết tình cảm. Sau một thời gian ngắn, họ sẽ lại tìm cách quay lại thành phố.
Thay vì để người dân tự ý về quê nhỏ giọt kéo dài hàng tháng, Nhà nước nên tạo cơ chế cho người dân đăng ký về quê, sau đó trở lại thành phố tiếp tục làm việc. Cách làm này giúp tạo ra “lực phản hồi” để khi trở lại, người lao động có nhiều năng lượng hơn, tạo nên sức bật cho nền kinh tế.
Bên cạnh đó, chuyên gia cảnh báo rằng những lần trước, TP.HCM đang giãn cách xã hội, ai ở đâu ở yên đó, nội thành còn nhiều chốt chặn nên người dân có thể dễ từ bỏ ý định về quê. Nhưng lần này, TP.HCM mở cửa để phục hồi kinh tế nên người dân sẽ có tâm lý tìm mọi cách về quê vì nay đã là “bình thường mới”. Do đó, họ sẽ không dễ dàng từ bỏ ý định và tìm mọi cách về quê.
“Không nên để họ rơi vào ngưỡng quá sức chịu đựng, như vậy, rủi ro sẽ rất cao”, ông nói.
Thông điệp chính của TP.HCM khi công bố quyết định mở cửa là kêu gọi người dân ở lại TP.HCM, thành phố mở cửa để tạo công ăn việc làm cho người dân trở lại sản xuất. TS Lộc cho rằng lời kêu gọi này một phần xuất phát từ mối lo của doanh nghiệp về việc thiếu lao động để hoàn thiện các đơn hàng cuối năm.
Tuy nhiên, mục tiêu của chính quyền TP.HCM và mục tiêu của nhóm lao động này hiện chưa gặp nhau. Trong khi TP.HCM mong muốn nới lỏng giãn cách để phục hồi kinh tế thì người lao động lại mong muốn mở cửa đề về quê nhà.
“Ý chí về quê của người dân rất mạnh mẽ, có thể vượt qua tất cả hàng rào. Hình dung một tù nhân ở trong 4 góc tường còn muốn tìm cách vượt thoát, huống chi là một thành phố rộng lớn. Không gì có thể cản được ý chí mạnh mẽ đó, nên tốt nhất là hợp tác”, ông nói.
Người dân trên chuyến xe rời TP.HCM do chính quyền tổ chức sáng 1/10. Ảnh: Chí Hùng.
Do đó, chuyên gia đề xuất TP.HCM thay đổi diễn ngôn từ kêu gọi người dân ở lại thành tạo điều kiện cho người dân rời TP.HCM về quê, song song với đón người lao động ngoại tỉnh trở lại TP.HCM làm việc.
TP.HCM có thể tổ chức chuyến xe 2 chiều, vừa đưa người từ TP.HCM về tỉnh, rồi đón người từ tỉnh đó lên TP.HCM lao động. Chính quyền có thể chủ động hơn trong liên kết với các tổ chức chính trị, xã hội, hội đồng hương nhằm lên danh sách người có nhu cầu về quê; hoặc tạo đường dây nóng cho người dân đăng ký.
Thêm vào đó, TP cũng nên đề nghị người về quê đăng ký thời gian trở lại thành phố để tiếp tục lao động sau một thời gian nghỉ ngơi.
“Có thể trong thời gian tiến hành các quy trình này, hoạt động kinh tế phục hồi, người dân tìm được việc làm và không còn muốn về quê nữa. Nhưng chúng ta cần cho người dân thấy rằng thành phố đang nỗ lực đồng hành cùng người dân cả mặt đời sống và tinh thần, không chỉ khía cạnh việc làm”, ông Lộc kiến nghị.
Bình Dương xét nghiệm, cấp xác nhận miễn phí cho bà con có nhu cầu về quê
Trước nhu cầu về quê quá lớn của người dân, tỉnh Bình Dương đã tổ chức xét nghiệm và cấp giấy miễn phí cho hàng chục ngàn người, trong đó có phát hiện cả các ca dương tính. Trong khi đó, Bình Dương vẫn kiên trì khuyên người dân ở lại.
Người dân miền Tây từ Bình Dương về quê đi qua chốt kiểm soát cầu Vĩnh Bình trên quốc lộ 13 (TP.HCM) phải quay xe nếu không có giấy xét nghiệm âm tính - Ảnh: BÁ SƠN
Ngày 3-10, ghi nhận của Tuổi Trẻ Online , vẫn còn rất nhiều người dân các tỉnh, đặc biệt là bà con quê miền Tây đang ở tại Bình Dương có nhu cầu về quê.
Tại thị xã Bến Cát, thượng tá Huỳnh Văn Thành - trưởng Công an thị xã - cho biết ngay khi triển khai cho đăng ký nhu cầu về quê từ tối qua, đã có rất nhiều người đăng ký. Ước tính chỉ trong hai giờ đầu tiên triển khai đã có khoảng 2.000 người, tổng cộng tới trưa 3-10 có thể lên tới 10.000 người đăng ký.
Lực lượng chức năng thị xã Bến Cát đã trực tiếp có mặt tại các địa điểm tập trung đông bà con có nhu cầu về quê để tuyên truyền giữ trật tự và đăng ký nhu cầu để được phân luồng, xét nghiệm và cấp giấy miễn phí.
Tại thị xã Tân Uyên, đại diện Trung tâm Y tế thị xã cho biết từ đêm 2-10 đến sáng 3-10 đã tổ chức xét nghiệm cho gần 25.000 người có nhu cầu về quê. Do số lượng rất lớn nên thị xã Tân Uyên đã chia thành nhiều điểm xét nghiệm để tránh tập trung đông người.
Tại thành phố Thuận An, là cửa ngõ của Bình Dương giáp với TP.HCM nên hầu hết những người về quê đi qua đây. Vì vậy, áp lực xét nghiệm rất lớn đổ dồn lên điểm xét nghiệm đặt tại phường Vĩnh Phú, nhiều người từ các địa bàn khác nhưng chưa có giấy xét nghiệm vào xét nghiệm tại đây.
Lực lượng chức năng thị xã Bến Cát hỗ trợ xét nghiệm và cấp giấy cho hàng ngàn người có nhu cầu về quê trong đêm 2-10 - Ảnh: C.T.V.
Từ tối 2-10 đến trưa 3-10, ước tính đã có 4.000 người xét nghiệm tại địa điểm phường Vĩnh Phú, qua đó phát hiện 34 F0. Trong đó có 11 F0 là người dân hướng lưu thông từ TP.HCM đi qua địa bàn Bình Dương để về Tây Nguyên và 23 F0 là bà con từ Bình Dương đi qua TP.HCM về miền Tây.
Bà Nguyễn Thị Ngọc Châu - chủ tịch UBND phường Vĩnh Phú - cho biết tất cả F0 đã được phường thông báo và phối hợp với trung tâm y tế để đưa đi cách ly, điều trị. Về tài sản, xe máy của bà con được lực lượng chức năng giữ hộ, có lập biên bản để tránh thất lạc, mất mát cho bà con. Lực lượng tình nguyện viên, nhà hảo tâm cũng đã hỗ trợ phát hàng ngàn phần quà là nước uống, sữa... cho bà con đi xe máy về quê ngang qua địa bàn phường.
Tại thị xã Bến Cát và Tân Uyên, số lượng ca F0 phát hiện thấp hơn: trong số 1.200 người lấy mẫu tại phường Mỹ Phước, Bến Cát vào đêm 2-10 chỉ có 2 ca dương tính. Còn Tân Uyên mới ghi nhận 1 ca dương tính.
Lãnh đạo tỉnh Bình Dương vẫn đưa ra lời kêu gọi bà con nên ở lại để được tiêm vắc xin mũi thứ hai và sẵn sàng trở lại làm việc khi các nhà máy đã bắt đầu được cho hoạt động trở lại từ tháng 10-2021 và người lao động đã tiêm vắc xin được phép đi lại để làm việc trong địa bàn tỉnh.
Ngày đầu tiên TP.HCM áp dụng Chỉ thị 18: Đường phố trở lại cảnh đông nghịt xe Ngày 1.10, TP.HCM nới lỏng giãn cách, áp dụng Chỉ thị 18, bỏ giấy đi đường, người dân chỉ cần đáp ứng một số điều kiện là có thể ra đường đi lại bình thường. Nhiều tuyến đường đông đúc, xe cộ trở lại. Xe đông đen trên đường Trường Chinh - Tân Kỳ Tân Quý sáng 1.10. Ảnh ĐỘC LẬP Sau 4...