Đưa ngư dân vào bờ cấp cứu
Lúc 6 giờ sáng 6.11, tàu SAR 412 Trung tâm Phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng hải khu vực 2 (Đà Nẵng MRCC) đã đưa một ngư dân bị đau ruột thừa vào bờ cấp cứu.
Đưa ngư dân bị nạn đi cấp cứu sáng 6.11 – Ảnh: Nguyễn Tú
Trước đó, sáng 5.11 tàu cá QNg 92174 do ông Trần Văn Bé làm chủ kiêm thuyền trưởng đang ở tại 14,01 độ vĩ bắc, 112 độ kinh đông thì ngư dân Trần Bá Duy (33 tuổi, cùng trú H.Tư Nghĩa, Quảng Ngãi) bị đau vùng bụng phải, nghi viêm ruột thừa cấp.
Lúc này, tàu đang cách Quy Nhơn 162 hải lý và cách Đà Nẵng 250 hải lý, trong khu vực thời tiết xấu, biển động mạnh, sóng lớn do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới (ATNĐ) sắp mạnh lên thành bão nên việc di chuyển rất khó khăn.
Đà Nẵng MRCC đã nối máy để Trung tâm Cấp cứu TP.Đà Nẵng hướng dẫn giảm đau cho ngư dân bị nạn, đồng thời yêu cầu tàu cá chạy về hướng Đà Nẵng trong khi tàu SAR 412 đi đón.
Đến 18 giờ 10 phút tối 5.11, tàu SAR 412 đã gặp tàu cá QNg 92174 tại 14,29 độ vĩ bắc, 111,09 độ kinh đông, cách Đà Nẵng 195 hải lý, tiếp nhận ngư dân và chạy về Đà Nẵng.
Video đang HOT
Trong khi đó, Trung tâm Phòng chống lụt bão miền Trung – Tây nguyên cho biết thêm hồi 16 giờ ngày 5.11, tàu cá BĐ 95566 (công suất 245 CV) của ông Nguyễn Bình (trú xã Hoài Hương, H.Hoài Nhơn, Bình Định) bị hỏng máy tại 9,13 độ vĩ bắc, 112,30 độ kinh đông và trôi dạt về hướng nam.
Tàu cá KH 96778 (12 ngư dân) bị hỏng máy từ 9 giờ 40 phút ngày 5.11 đến 6 giờ 25 phút sáng nay 6.11 trôi dạt đến 7,46 độ vĩ bắc, 108,48 độ kinh đông.
Hiện Ban chỉ huy Phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn Bình Định và Khánh Hòa đã báo cáo Ủy ban quốc gia tiềm kiếm cứu nạn để có biện pháp cứu tàu.
Tàu cá khẩn trương vào neo đậu tại vịnh Mân Quang, TP.Đà Nẵng – Ảnh: Nguyễn Tú
Trung tâm Phòng chống lụt bão miền Trung – Tây nguyên cho biết thêm, các tỉnh thành Đà Nẵng, Khánh Hòa, Ninh Thuận đã nghiêm cấm tàu thuyền ra khơi từ 20 giờ ngày 5.11 cho đến khi hết bão.
Tính đến tối 5.11 các tỉnh thành đã hướng dẫn 38.756 tàu/166.697 lao động (LĐ) tránh bão, trong đó có 427 tàu/6.701 LĐ đang nằm trong khu vục nguy hiểm giữa biển Đông và quần đảo Trường Sa (từ vĩ tuyến 8 đến vĩ tuyến 15).
Cụ thể, Quảng Nam có 64 tàu/1.963 LĐ, Quảng Ngãi 175 tàu/3.277 LĐ, Bình Định 176 tàu/1.351 LĐ, Phú Yên 11 tàu/100 LĐ, Khánh Hòa 1 tàu/10 LĐ.
Do ảnh hưởng của ATNĐ, trong đêm 5.11 các tỉnh từ Quảng Trị đến Thừa Thiên-Huế có mưa, mưa vừa đến mưa to, có nơi mưa rất to.
Mực nước các sông từ Thừa Thiên-Huế đến Quảng Ngãi có dao động nhỏ, dự báo hôm nay 6.11, do ảnh hưởng bão, mực nước trên các sông từ Thừa Thiên-Huế đến Ninh Thuận và khu vực Tây nguyên sẽ lên.
Trong đợt lũ này, mực nước các sông từ Thừa Thiên-Huế đến Ninh Thuận có khả năng lên BĐ1, BĐ2, có nơi trên BĐ2, nên cần đề phòng lũ quét và sạt lở đất.
Theo TNO
Lũ ở Quảng Bình và bắc Tây Nguyên đang lên nhanh
Sáng 16.10, Trung tâm Phòng chống lụt bão (PCLB) miền Trung - Tây nguyên cho hay sau bão số 11, các tỉnh từ Thừa Thiên-Huế đến Quảng Nam tiếp tục hứng chịu đợt lũ trong đêm 15.10. Hiện tại, lũ các sông ở Quảng Bình và bắc Tây Nguyên vẫn đang tiếp tục lên.
Miền Trung tan hoang sau bão số 11
Trong 2 ngày 14 và 15.10, các tỉnh từ Quảng Bình đến Quảng Nam có mưa to đến rất to, một số nơi mưa lớn hơn như Khe Sanh (Quảng Trị) 298 mm, Tà Lương (Thừa Thiên-Huế) 288 mm, Hiệp Đức 294 mm, Tam Kỳ 315 mm (Quảng Nam).
Hiện lũ trên các sông từ Thừa Thiên-Huế đến Quảng Nam đã đạt đỉnh và đang xuống. Trong đêm 15.10, các khu vực Tuyên Hóa, Đồng Hới, Kiến Giang, Đồng Tâm, Ba Đồn, Trường Sơn thuộc Quảng Bình có mưa lớn, lũ các sông ở Quảng Bình và bắc Tây Nguyên tiếp tục lên trong hôm nay 16.10.
Hiện 13/57 hồ chứa ở khu vực miền Trung-Tây Nguyên đã đầy và qua tràn như hồ Tiên Lang, Minh Cầm, Trung Thuần (Quảng Bình), Phú Dụng (Quảng Trị), Hòa Mỹ (Thừa Thiên-Huế), Khe Tân, Thạch Bàn (Quảng Nam), Đắk Uy, Đắk Yên (Kon Tum), Biển Hồ, Tân Sơn (Gia Lai), Buôn Yong, Ea Kao (Đắk Lắk).
Trung tâm PCLB miền Trung - Tây nguyên cảnh báo các địa phương cần quan tâm đặc biệt 28 hồ chứa nhỏ có nguy cơ mất an toàn khi mưa lớn như hồ Khối 7, Hương Lể, Trằm Bưởi, Khe Lau, Mụ Huyện, Trọt Giếng, Trọt Đâu Trọt Đen (Quảng Trị), Đồng Bào, Nam Giản (Thừa Thiên-Huế), Hố Trầu, An Long, Đá Vách (Quảng Nam), hồ Cây Khế, Tôn Dung, Ông Thơ, Hốc Cầy, Đá Bàn, Tân An, Phước Hòa, Đội 14 (Quảng Ngãi), Kim Sơn, Mỹ Đức, Đồng Quang, Chuối, Phú Khương, Đá Bàn, Giao Hội, Hóc Quăng (Bình Định).
Đối với hồ thủy điện lớn có 13/20 hồ gần đầy và xả tràn, lúc 5 giờ ngày 16.10 thủy điện Quảng Trị xả lũ 532 m3/s, A Lưới 254 m3/s, Bình Điền 60 m3/s, Hương Điền 381 m3/s, A Vương 33 m3/s, Đăk Mi 4A (201 m3/s), Sông Ba Hạ 100 m3/s.
Tại Tây nguyên, ngoài các thủy điện xả lũ nhỏ như Buôn Kuốp 143 m3/s, Buôn Tua Srah 27 m3/s, Srêpôk 3 (126 m3/s) thì có các thủy điện đang xả lũ cực lớn, như Yaly 5.125m3/s, PleiKrông 2.363 m3/s, Sê San3 (4.652 m3/s), ê San 4 (480 m3/s), Sê San 4A (4.745 m3/s).
Bên cạnh thương vong và thiệt hại về nhà cửa, thống kê sơ bộ các địa phương có 350 ha lúa, 3.824 ha hoa màu bị ngập úng hư hại, riêng tại Đà Nẵng bão làm gãy đổ 750 ha rừng kinh tế, gần 100 ha hoa màu, rừng phòng hộ, cây ăn quả, cuốn trôi 80 ha nuôi tôm cá nước ngọt.
Theo TNO
Khả năng bão nối tiếp bão Hôm qua 5.11, Ban Chỉ đạo phòng chống lụt bão T.Ư - Ủy ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn đã có công điện hỏa tốc gửi các tỉnh, thành phố ven biển từ Đà Nẵng đến Cà Mau và Kiên Giang yêu cầu các địa phương kiên quyết kêu gọi, hướng dẫn tàu thuyền đang ở khu vực nguy hiểm trên biển...