Đưa nghị quyết vào cuộc sống – Bài 1: Làm giàu ở vùng ‘lõi nghèo’

Theo dõi VGT trên

Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là địa bàn chiến lược đặc biệt quan trọng về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại của cả nước, cửa ngõ phía Tây và phía Bắc của quốc gia.

Đây cũng là khu vực có nhiều tiềm năng, lợi thế cho phát triển bền vững với nhiều loại tài nguyên, khoáng sản quý, hiếm, nhiều di sản văn hóa đặc sắc của đồng bào các dân tộc thiểu số để phát triển du lịch và bảo vệ môi trường sinh thái của cả vùng Bắc Bộ. Tuy nhiên, điều đáng suy ngẫm là các tỉnh trung du, miền núi phía Bắc vẫn đang là vùng nghèo nhất cả nước.

Đưa nghị quyết vào cuộc sống - Bài 1: Làm giàu ở vùng lõi nghèo - Hình 1
Xã Tân Lập, huyện Mộc Châu (Sơn La) triển khai nhiều mô hình kinh tế như trồng chanh leo, mận hậu, chè, giúp nhiều hộ thoát nghèo, từng bước vươn lên làm giàu. Ảnh: Hữu Quyết/TTXVN

Những biểu hiện của “không ít hạn chế”

Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ gồm các tỉnh: Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, Hòa Bình, Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Hà Giang, Tuyên Quang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Bắc Giang, Quảng Ninh và 22 huyện, thị xã của Nghệ An, Thanh Hóa. Vùng có đường biên giới phía Bắc giáp Trung Quốc, phía Tây giáp Thượng Lào, phía Đông giáp Vùng Đồng bằng sông Hồng, phía Nam giáp Bắc Trung Bộ; tổng diện tích toàn vùng khoảng 116.898 km2, chiếm 35% diện tích tự nhiên của cả nước, có hơn 30 dân tộc sinh sống với tổng dân số là 14,7 triệu người, chiếm khoảng 15,2% dân số cả nước.

Ngày 15/4, tại Trụ sở Trung ương Đảng, dưới sự chủ trì của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã tổ chức hội nghị toàn quốc quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 10/2/2022 của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển kinh tế – xã hội, bảo đảm quốc phòng – an ninh Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nêu rõ: Sau 17 năm thực hiện Nghị quyết và Kết luận của Bộ Chính trị khóa IX và khóa XI, các địa phương ở trung du và miền núi Bắc Bộ đã nhận thức ngày càng rõ hơn về vai trò, vị trí, tầm quan trọng và khai thác tốt các tiềm năng, lợi thế của vùng. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả, thành tích đã đạt được, vùng cũng còn không ít hạn chế.

Một trong những biểu hiện cơ bản của “không ít hạn chế” ở Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là tình trạng kinh tế còn nhiều khó khăn, thu nhập bình quân đầu người thấp, tỷ lệ hộ nghèo cao, nhất là ở nơi có đông đồng bào dân tộc thiểu số.

Như lời của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, đây là “vùng trũng” trong phát triển và là “lõi nghèo” của cả nước.

Các địa phương ở khu vực trung du và miền núi phía Bắc có những nét riêng biệt về địa hình so với các vùng lãnh thổ khác trên đất nước ta. Vùng này bao gồm nhiều dãy núi trùng điệp, hùng vĩ như dãy núi Hoàng Liên Sơn được mệnh danh là “mái nhà của Đông Dương”, với đỉnh Fanxipan cao 3.142m và hàng chục đỉnh núi khác có độ cao trên dưới 3.000m.

Phía Tây Bắc là khu vực có địa hình núi cao và hiểm trở, phía Đông Bắc là khu vực có địa hình núi trung bình và thấp, kèm với nhiều dãy núi hình cánh cung. Địa hình của vùng nhìn chung hiểm trở, chia cắt, nhất là ở phía Tây Bắc, giao thông đi lại khó khăn.

Trung du và miền núi Bắc Bộ là vùng có khí hậu khá khắc nghiệt, thất thường, thường xuyên mưa bão, rét đậm và lũ quét. Hơn thế nữa, do việc khai thác tài nguyên rừng bừa bãi khiến cho rừng ngày càng suy kiệt, dẫn đến sói mòn, sạt lở đất

Các tài nguyên khoáng sản đang dần dần cạn kiệt, số lượng tích trữ nhỏ dần nhưng rác thải và ô nhiễm lại đang tăng với con số đáng báo động.

Trung du và miền núi Bắc Bộ là địa bàn cư trú của các dân tộc ít người như: Tày, Mường, Nùng, Mông, Dao, Thái… Mật độ dân số ở miền núi vào khoảng 50 – 100 người/km2, có sự hạn chế về thị trường tại chỗ và về lao động, nhất là lao động lành nghề, nhiều chỉ số về văn hóa, xã hội đạt mức thấp hơn trung bình toàn quốc, dù chỉ chiếm hơn 15% dân số song các tỉnh trung du, miền núi phía Bắc lại chiếm tới 40% số người nghèo của cả nước.

Mật độ doanh nghiệp của vùng này đang rất thấp, chỉ bằng 1/3 mật độ chung cả nước. Có tới 5 tỉnh trong khu vực đứng trong nhóm 10 địa phương có chỉ số PCI (năng lực cạnh tranh cấp tỉnh) thấp nhất toàn quốc. Đồng thời, sự phát triển kinh tế của các địa phương chưa đồng đều. Số lượng doanh nghiệp hoạt động thấp, đa phần là những doanh nghiệp có quy mô siêu nhỏ và nhỏ. Việc quy hoạch và phát triển các khu công nghiệp còn chưa mang tính vùng, chưa đồng bộ với quy hoạch phát triển đô thị, khu dân cư nông thôn, hạ tầng kinh tế – xã hội, đang tạo sức ép lớn đối với môi trường.

Video đang HOT

Nhìn chung, vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ có quy mô kinh tế còn nhỏ so với các vùng khác; tăng trưởng kinh tế chưa bền vững; chuyển dịch cơ cấu kinh tế của phần lớn các địa phương chậm; tỷ lệ lấp đầy các khu, cụm công nghiệp thấp; việc cơ cấu lại ngành nông nghiệp và đổi mới mô hình sản xuất trong nông nghiệp còn chậm, hiệu quả thấp; các mô hình liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị nông sản giữa doanh nghiệp và nông dân chưa nhiều…

Tựu trung, Vùng Tung du và miền núi Bắc Bộ còn nhiều tiềm năng, lợi thế, nhưng chưa được khai thác và phát triển xứng tầm. Một trong những nguyên nhân là các cơ chế, chính sách đầu tư, phát triển vùng từ Trung ương phát huy tác dụng chưa nhiều, còn các địa phương thuộc vùng lại chưa phát huy tính chủ động, phát huy nội lực.

Muốn đi nhanh và đi xa thì hãy đi cùng nhau

Đưa nghị quyết vào cuộc sống - Bài 1: Làm giàu ở vùng lõi nghèo - Hình 2

Tỉnh Vĩnh Phúc đã quy hoạch xong vùng chuyên canh rau an toàn ở các huyện Tam Dương, Tam Đảo, Yên Lạc, Lập Thạch… theo tiêu chuẩn VietGAP và được cấp chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm. Ảnh: Vũ Sinh/TTXVN

Theo các chuyên gia kinh tế, nếu không có liên kết nội vùng, liên vùng thì tất cả vấn đề liên quan đến phối hợp, phát huy thế mạnh của từng địa phương, từng vùng với nhau sẽ rất khó khăn trong việc triển khai do thiếu cơ sở pháp lý. Bên cạnh đó, cần có sự đ.ánh giá về thực trạng các nguồn lực, hiệu quả phân bổ và sử dụng các nguồn lực cho phát triển vùng trong thời gian qua, nhất là các nguồn lực đầu tư công và nguồn lực đầu tư ngoài ngân sách cho phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội, đặc biệt là hạ tầng giao thông.

Đồng thời, cũng cần có sự phân tích, đ.ánh giá ưu điểm, hạn chế của những cơ chế, chính sách về thu hút và phân bổ các nguồn lực đang được thực hiện trong vùng, trên cơ sở đó, đề xuất các cơ chế, chính sách phát triển đặc thù, phù hợp trong thời gian tới.

Việc đầu tư cần có trọng tâm trọng điểm, ưu tiên các dự án có tính liên kết lan tỏa và hạ tầng giao thông. Cần có cơ chế, chính sách đặc thù để khuyến khích và thu hút được đầu tư của xã hội, tạo nguồn lực phát triển cho vùng.

Theo Tiến sỹ Nguyễn Chí Dũng, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, một trong những nguyên nhân liên kết vùng thời gian qua chưa đạt hiệu quả là do chưa có cơ chế liên kết, điều phối vùng, dẫn đến một số địa phương gặp phải vấn đề “xung đột lợi ích”, chưa xem xét việc phối hợp trong lợi ích tổng thể của cả vùng, mà cát cứ, cục bộ, “mạnh ai nấy làm” nên xảy ra tình trạng không những không liên kết, hợp tác, bổ sung, hỗ trợ lẫn nhau phát triển, mà trái lại, còn làm giảm động lực tăng trưởng, không khai thác, phát huy được các tiềm năng, lợi thế của cả vùng.

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nêu rõ: Để khắc phục những hạn chế nêu trên thì cần tuân thủ đúng quy trình lập quy hoạch và tăng cường sự tham gia, phối hợp của các bên liên quan. Theo đó, Luật Quy hoạch tạo ra bước chuyển mới trong công tác quy hoạch, đặc biệt là quy định về quy hoạch vùng như một cấp quan trọng trong hệ thống quy hoạch quốc gia giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050, nhấn mạnh đến yếu tố không gian phát triển, gắn với đó là quy trình lập quy hoạch được tiếp cận theo hướng tích hợp, đa ngành và coi trọng sự tham gia phối hợp của các bộ, ngành, địa phương để xử lý, giải quyết các vấn đề mang tính liên ngành, liên vùng.

Tiếp theo, cần thể hiện rõ nét định hướng liên kết phát triển vùng trong xây dựng quy hoạch vùng và quy hoạch tỉnh; thể hiện rõ yêu cầu liên kết, vai trò, nhiệm vụ, trách nhiệm của từng địa phương trong quy hoạch vùng và quy hoạch tỉnh để triển khai trong thực tiễn, bảo đảm mục tiêu kế hoạch đề ra. Nội dung các quy hoạch cần có sự thống nhất và phân chia một cách hợp lý mục tiêu phát triển, thu hút đầu tư giữa các địa phương để hạn chế tình trạng cạnh tranh thiếu lành mạnh, không nhất thiết tỉnh nào cũng phải có sân bay, cảng biển hay đường cao tốc.

Vấn đề cần quan tâm là kết cấu hạ tầng, đặc biệt là hạ tầng giao thông – một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự phát triển của các địa phương trong vùng. Nút thắt lớn nhất đối với sự phát triển của vùng là sự yếu và thiếu của hệ thống giao thông kết nối nội vùng, kết nối vùng với Thủ đô Hà Nội và đồng bằng sông Hồng và kết nối với thị trường Trung Quốc.

Tiếp nữa là việc thúc đẩy liên kết khu vực động lực, các chuỗi liên kết kinh tế, chuỗi sản phẩm. Theo đó, cần định hướng phát triển vùng động lực của toàn vùng, từ đó lan tỏa, kích thích kinh tế các khu vực lân cận; định hướng liên kết các chuỗi kinh tế, các chuỗi sản phẩm mang quy mô vùng.

Cần tạo sự liên kết trong phát triển đô thị và nông thôn, gắn với khu công nghiệp, khu kinh tế cửa khẩu. Theo đó, phát triển và phân bố hợp lý hệ thống đô thị trên địa bàn cả vùng, có tính liên kết tổng thể chặt chẽ, xác định rõ vai trò, chức năng của từng đô thị, nhất là đô thị động lực đối với hệ thống đô thị và vùng nông thôn phụ cận; tập trung đầu tư các dự án hạ tầng đô thị trọng điểm, các vùng đô thị động lực để lan tỏa, thúc đẩy khu vực phụ cận phát triển; gắn kết các khu đô thị với xây dựng các khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp.

Vấn đề cuối cùng là huy động nguồn lực đầu tư bảo đảm thực thi các dự án vùng, liên vùng. Theo đó, cần tiếp tục ưu tiên các nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước, gồm cả vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) cho vùng để đầu tư cho các công trình hạ tầng kinh tế – xã hội lớn, quan trọng. Còn đối với nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước thì cần nghiên cứu cơ chế đặc thù ưu đãi thỏa đáng để thu hút đầu tư vào Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ – khu vực kém cạnh tranh nhất cả nước.

Phát triển vùng vì cả nước - Bài 1: Phát huy cao nhất tiềm năng, lợi thế vùng

Trong suốt 35 năm đổi mới và qua các kỳ Đại hội, Đảng ta luôn chú trọng phát triển vùng nhằm khai thác, phát huy cao nhất tiềm năng, lợi thế của mỗi vùng và các địa phương trong vùng cho phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân.

Phát triển vùng vì cả nước - Bài 1: Phát huy cao nhất tiềm năng, lợi thế vùng - Hình 1
Nông dân huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang thu hoạch lúa Đông Xuân. Ảnh tư liệu: TTXVN

Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội đã khẳng định chủ trương: "Bảo đảm phát triển hài hòa giữa các vùng, miền; thúc đẩy phát triển nhanh các vùng kinh tế trọng điểm, đồng thời tạo điều kiện phát triển các vùng có nhiều khó khăn; giảm dần tình trạng chênh lệch giàu-nghèo giữa các vùng, miền, các tầng lớp dân cư; các chính sách kinh tế-xã hội phải phù hợp với đặc thù của các vùng và các dân tộc."

Liên quan đến nội dung này, phóng viên Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN) thực hiện chùm 3 bài viết: "Mỗi vùng vì cả nước".

Bài 1: Phát huy cao nhất tiềm năng, lợi thế vùng

Đại hội toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã đề ra Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, phấn đấu đến năm 2030 nước ta trở thành nước đang phát triển có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao; đến năm 2045 nước ta trở thành nước phát triển, thu nhập cao. Đồng thời định hướng phát triển vùng theo hướng: "Khai thác tốt hơn và phát huy tốt nhất các lợi thế của mỗi vùng về kết cấu hạ tầng, điều kiện tự nhiên, vị trí địa kinh tế-chính trị, nguồn nhân lực và tăng cường tính liên kết nội vùng và liên vùng để tham gia vào các chuỗi giá trị toàn cầu, tạo không gian phát triển mới...".

Chủ trương đúng, sát hợp

Về địa chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và quốc phòng, an ninh, nước ta chia thành 6 vùng bao gồm: Vùng trung du và miền núi Bắc Bộ; vùng Đồng bằng sông Hồng; vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung; vùng Tây Nguyên; vùng Đông Nam Bộ; vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Mỗi vùng đều có những đặc điểm, tiềm năng, lợi thế cũng như khó khăn, thách thức mang tính đặc thù riêng.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nêu rõ: Để phát huy được tiềm năng, lợi thế của mỗi vùng và cả nước, bên cạnh những chủ trương, chính sách phát triển chung cho cả nước cũng cần phải có các chủ trương, chính sách phát triển cụ thể, sát hợp, phù hợp với từng vùng; khắc phục tình trạng tỉnh nào cũng xin cơ chế, chính sách đặc thù, ưu đãi riêng, không phù hợp với những nguyên tắc chung cơ bản của kinh tế thị trường là thống nhất và bình đẳng.

Bộ Chính trị các khóa trước đây cũng đã ban hành một số nghị quyết chuyên đề về phát triển vùng và giao cho Ban Cán sự đảng Chính phủ chỉ đạo xây dựng, triển khai thực hiện các chương trình hành động và các cơ chế, chính sách phù hợp với từng thời kỳ để đưa Nghị quyết vào cuộc sống, coi đây là vấn đề có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển nhanh, bền vững của mỗi vùng và cả nước.

Tuy nhiên, Trung du và miền núi Bắc Bộ vẫn là "vùng trũng" trong phát triển và là "lõi nghèo" của cả nước. Quy mô kinh tế còn nhỏ; tăng trưởng kinh tế chưa bền vững, chất lượng chưa cao. Hoạt động hợp tác, kết nối với các địa phương ngoài vùng còn khiêm tốn...

Hiện Đồng bằng sông Cửu Long - một vùng đất trù phú, giàu tiềm năng, lợi thế nhưng phát triển chậm, chưa thịnh vượng; vùng đất mà sau nhiều năm "ngủ yên," đã được "đánh thức" vào những năm 80 của thế kỷ trước, nhưng người dân nơi đây phần lớn chỉ mới "đủ ăn" mà chưa khá giả...

Do vậy, Bộ Chính trị ban hành các Nghị quyết mới về phát triển vùng đã thể hiện sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nước đối với các vùng; đáp ứng nguyện vọng của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân ở mỗi vùng trong bối cảnh phát triển mới.

Việc nghiên cứu, ban hành và tổ chức triển khai thực hiện thật tốt các Nghị quyết số 11-NQ/TW của Bộ Chính trị khóa XIII về phương hướng phát triển kinh tế- xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng trung du và miền núi Bắc Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và Nghị quyết số 13-NQ/TW của Bộ Chính trị khóa XIII về phương hướng phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm quốc phòng an ninh vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, góp phần triển khai thực hiện thành công Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII và Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021 - 2030.

Nghị quyết là cơ sở, căn cứ chính trị quan trọng cho sự ra đời của các cơ chế, chính sách mới nhằm khai thác và phát huy ở mức cao nhất tiềm năng, lợi thế cho phát triển nhanh, bền vững toàn vùng và các địa phương trong vùng trong thời gian tới.

Giúp các vùng vươn lên mạnh mẽ

Phát triển vùng vì cả nước - Bài 1: Phát huy cao nhất tiềm năng, lợi thế vùng - Hình 2
Thu hoạch chè bằng máy để đưa về nhà máy chế biến tại nông trường chè của Công ty chè Phú Đa (tỉnh Phú Thọ). Ảnh tư liệu: Vũ Sinh/TTXVN

Cụ thể hóa chủ trương, định hướng phát triển vùng của Đảng, trong 20 năm qua, Bộ Chính trị đã ban hành 6 Nghị quyết chuyên đề và 6 Kết luận về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh của 6 vùng kinh tế - xã hội.

Xuất phát từ vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng của vùng, ngày 1/7/2004, Bộ Chính trị khóa IX đã ban hành Nghị quyết số 37-NQ/TW; và Bộ Chính trị khóa XI đã tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 37-NQ/TW, ban hành Kết luận số 26-KL/TW, ngày 02/8/2012 về phương hướng phát triển kinh tế-xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng trung du và miền núi Bắc Bộ đến năm 2010 và thời kỳ 2011-2020.

Sau 17 năm thực hiện Nghị quyết và Kết luận của Bộ Chính trị khóa IX và khóa XI, hạ tầng kinh tế-xã hội, nhất là hạ tầng giao thông, được quan tâm đầu tư, giúp cải thiện đáng kể sự kết nối giữa các tỉnh trong vùng và giữa vùng với cả nước.

Đời sống của nhân dân trong vùng không ngừng được cải thiện. Một số địa phương đã có sự phát triển bứt phá, tạo nên những điểm sáng trong vùng và cả nước. Đa số các mục tiêu, chỉ tiêu của toàn vùng đặt ra đã được hoàn thành, nhất là các chỉ tiêu về phát triển kinh tế - xã hội, trong đó nhiều chỉ tiêu đạt mức cao hơn trung bình toàn quốc.

Đến các bản làng vùng sâu, vùng xa của tỉnh Phú Thọ, cảm nhận đầu tiên là sự đổi thay rõ nét ở những vùng quê nơi đây với những ngôi nhà khang trang, kết cấu hạ tầng kiên cố. Nằm ở độ cao trên 1.000 mét, khu Đèo Mương, xã Thu Ngạc, huyện Tân Sơn, trước kia muốn vào được khu này phải đi mất cả giờ đồng hồ trên những cung đường quanh co, gồ ghề đất đá, mưa lũ thì trơn trượt, đời sống của người dân thiếu thốn trăm bề. Giờ đây, vùng đất khó này đã thực sự chuyển mình với đường xá phong quang, nhà văn hóa khu, lớp học xây kiên cố cùng những ngôi nhà tươi màu sơn mới của đồng bào người Mường xen lẫn màu xanh trù phú của đồi rừng, hoa màu.

Theo ông Trần Khắc Thăng, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Tân Sơn, việc triển khai Chương trình phát triển kinh tế, xã hội ở những xã vùng sâu, vùng xa đã mang lại nhiều kết quả tích cực. Diện mạo nông thôn miền núi của huyện đã từng bước thay đổi, nhiều xã đã đạt tiêu chí xây dựng nông thôn mới.

Sau 1/4 thế kỷ tái lập tỉnh Phú Thọ, từ một địa bàn khó khăn đến nay 100% số xã trong tỉnh đã có đường ô tô đến trung tâm, có hạ tầng viễn thông, công nghệ thông tin; 100% thôn, bản có điện lưới với trên 99% số hộ được sử dụng điện lưới quốc gia; tỷ lệ dân cư nông thôn được sử dụng nước sạch, nước hợp vệ sinh đạt 98%... Đời sống của đồng bào vùng cao đang từng ngày khởi sắc.

Giai đoạn 2016-2020 triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, tỉnh Yên Bái đã đạt được những kết quả tích cực, tỷ lệ hộ nghèo giảm qua các năm; mức sống người dân được cải thiện; góp phần đảm bảo an sinh xã hội, giảm nghèo bền vững, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân, nhất là vùng nông thôn, vùng đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Sau 5 năm, toàn tỉnh đã giảm hộ nghèo từ 32,21% vào đầu nhiệm kỳ xuống còn 7,04% vào cuối năm 2020, tỷ lệ nghèo thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản chỉ còn 0,19%. Bình quân giai đoạn 2016-2020, tỷ lệ giảm hộ nghèo toàn tỉnh đạt 5,03%/năm.

Giờ đây, đến tỉnh Yên Bái - nơi có nhiều tuyến đường bộ, đường sắt, đường thủy làm đầu mối của vùng Tây Bắc với những thắng cảnh đẹp như ruộng bậc thang Mù Cang Chải, chè Suối Giàng, hồ Thác Bà, càng thấy sự đổi thay nhanh chóng từ những con đường mới mở thênh thang về các bản làng, nối tiếp những nương đồi bát ngát màu xanh, hứa hẹn một cuộc sống bình yên, no đủ.

Sau 18 năm thực hiện Nghị quyết số 21-NQ/TW của Bộ Chính trị khóa IX; Kết luận số 28-KL/TW của Bộ Chính trị khóa XI, về phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế-xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2010 và 2020, tư duy về phát triển vùng của các địa phương đã có nhiều đổi mới. Kinh tế vùng tăng trưởng khá, quy mô kinh tế được cải thiện. Tốc độ tăng trưởng giai đoạn 2004-2020 đạt bình quân khoảng 8,68%. Quy mô GRDP của vùng năm 2020 xếp thứ 4 so với các vùng trong cả nước, đóng góp 11,9% vào tổng GDP cả nước. Thu nhập bình quân của vùng tăng nhanh, đến năm 2020 tăng 8 lần so với năm 2004.

Năm 2004-2020, nông nghiệp vùng Đồng bằng sông Cửu Long liên tục tăng trưởng với tốc độ cao, phát triển vượt bậc, khẳng định là vùng trọng điểm sản xuất nông nghiệp hàng hóa quy mô lớn, hiện đại, gắn với công nghiệp chế biến, tiêu thụ theo chuỗi giá trị, luôn xếp đầu cả nước về sản lượng lúa, tôm, cá tra và trái cây. Thủy sản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của quốc gia, luôn duy trì được vị trí xuất siêu của cả nước.

Với sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, sự nỗ lực, quyết tâm hành động của cả hệ thống chính trị, sự đoàn kết đồng lòng của nhân dân, việc đưa các Nghị quyết vào thực tế cuộc sống chắc chắn sẽ giúp các vùng vươn lên mạnh mẽ, góp phần xứng đáng vào công cuộc đổi mới, phát triển đất nước, vì một Việt Nam phồn vinh, hạnh phúc và phát triển bền vững.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Cháy chung cư ở Bắc Ninh, khói cuồn cuộn bốc cao hàng trăm mét
18:16:11 22/06/2024
Đề nghị cách chức nữ Chủ tịch UBND huyện Nhơn Trạch sau vụ bị lừa hơn 170 tỉ đồng
13:16:03 23/06/2024
Sự nghiệp của 'vua rác' David Dương vừa bị FBI khám nhà
10:23:21 22/06/2024
5 em nhỏ Điện Biên đi bộ hơn 20km để bắt xe về quê
09:13:37 23/06/2024
Vụ 2 máy bay suýt lao vào nhau: kiểm soát viên không lưu bị khởi tố điều tra
14:10:23 23/06/2024
Cơ quan chức năng ngăn chặn việc lợi dụng hình ảnh Thích Minh Tuệ
14:51:44 23/06/2024
Manh mối làm lộ diện đối tượng đ.ập vỡ kính 9 ô tô ở Hà Nội
15:02:24 23/06/2024
Nhà hàng bị xử phạt 6,5 triệu đồng vì "chặt chém", khiêu khích khách
18:46:51 22/06/2024

Tin đang nóng

Định giao gia sản hàng chục tỷ cho con, nghe con rể nói một câu tôi muốn con gái ly hôn ngay
19:15:57 23/06/2024
Dàn mỹ nhân Trung Quốc đổ bộ Anh Trai Vượt Ngàn Chông Gai, 1 sao nam gây kinh ngạc với màn b.ắn tiếng Trung cực mượt
17:20:20 23/06/2024
Trọn vẹn ảnh và clip thiếu gia Minh Đạt "khoá môi" Midu cực ngọt ngào trong lễ vu quy
19:34:23 23/06/2024
Doãn Hải My sụt cân, "xương kêu, hoa mắt chóng mặt" sau sinh, hồi tưởng chuyện con bị dây rốn quấn quanh cổ nhưng mình vẫn quyết sinh thường
19:07:02 23/06/2024
Bạn gái bên Quốc Trung 20 năm không danh phận, khiến vợ cũ Thanh Lam khó chịu 10 năm rồi lại cảm kích
19:57:02 23/06/2024
Phương Trinh Jolie mang thai lần 3 sau 10 tháng sinh con trai
22:22:03 23/06/2024
Một ca sĩ xinh đẹp lấy chồng Tây: Phải sống như quân đội, ngày nào cũng nói "I love you" với chồng
19:59:27 23/06/2024
"Mặc vũ vân gian" kết thúc: Những cái c.hết gây tiếc nuối cho khán giả
17:10:11 23/06/2024

Tin mới nhất

Vì sao nữ Chủ tịch UBND huyện Nhơn Trạch bị cách chức?

19:54:37 23/06/2024
Hồi tháng 3 vừa qua, bà Hương bị một nhóm l.ừa đ.ảo sử dụng công nghệ cao, xưng danh cơ quan bảo vệ pháp luật yêu cầu bà Hương mở tài khoản để chuyển t.iền v.ào.

Tạm giữ tài xế lùi xe không đúng quy định khiến n.ữ s.inh t.ử v.ong

18:18:19 23/06/2024
Chiều 23/6, Cơ quan CSĐT Công an huyện Gò Dầu (Tây Ninh) đã bắt giữ Trần Quang (SN 1975, ngụ TP Tây Ninh) để điều tra, làm rõ hành vi vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ gây hậu quả nghiêm trọng.

Người dân bức xúc vì mùi hôi thối từ nhà máy phân bón

17:55:05 23/06/2024
Từ thực tế trên, chính quyền địa phương và ngành chức năng cần vào cuộc quyết liệt hơn, yêu cầu nhà máy thực hiện nghiêm túc các giải pháp đã cam kết để chấm dứt tình trạng ô nhiễm, trả lại môi trường sống trong lành cho người dân.

Sạt lở đất bờ rạch Ông Chưởng (An Giang) gây thiệt hại cho người dân

17:52:34 23/06/2024
Khu vực xảy ra sạt lở đoạn bờ rạch Ông Chưởng (thuộc tố 3, ấp Long Thành) nằm trong vùng cảnh báo sạt lở của Sở Tài nguyên và Môi trường An Giang,

Kịp thời dập tắt vụ cháy rừng trên núi Bàn Cờ

17:49:36 23/06/2024
Sau khi vụ cháy được dập tắt, chính quyền địa phương cùng lực lượng chức năng tiếp tục canh trực, đề phòng lửa từ lớp thực bì có thể bùng phát trở lại; đồng thời điều tra nguyên nhân vụ cháy.

Diễn biến trong những vụ máy bay suýt 'đấu đầu'

14:56:18 23/06/2024
Vụ gần đây nhất xảy ra vào khoảng 6h30 ngày 19/6, Kiểm soát viên không lưu cấp huấn lệnh cho máy bay H1575 trong hành trình từ Hà Nội đi Đà Lạt xuống mực bay 300 và sau đó huấn lệnh xuống mực bay 340, tàu bay xác nhận.

Cháy lớn căn hộ chung cư ở TPHCM, hàng trăm cư dân tháo chạy

14:45:59 23/06/2024
Nhiều xe chữa cháy cùng hơn 20 chiến sĩ đến hiện trường phối hợp cùng ban quản trị chung cư dập lửa. Khoảng 30 phút sau, vụ cháy được không chế.

Vụ 3 cháu nhỏ tắm biển ở Thanh Hoá: Một người c.hết đ.uối, 2 người mất tích

08:44:34 23/06/2024
T.iền Phong đưa tin, tối 22/6, ông Trương Hùng Thế, Phó Chủ tịch UBND xã Hoằng Phụ, huyện Hoằng Hóa (Thanh Hóa) xác nhận trên địa bàn xã vừa xảy ra vụ việc 3 người gặp nạn khi đi tắm biển.

Từ ngày 1/1/2025, giấy phép lái xe sẽ có điểm?

08:37:50 23/06/2024
Theo dự thảo Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ có đề xuất điểm của giấy phép lái xe. Dữ liệu về điểm trừ đối với người vi phạm sẽ được cập nhật về hệ thống cơ sở dữ liệu ngay sau khi hình thức xử phạt có hiệu lực thi hành.

Bộ Công an điều chỉnh quy định về tín hiệu đèn vàng phải dừng lại

08:24:28 23/06/2024
Tiếp thu ý kiến của đại biểu Quốc hội vào đầu kỳ họp, Bộ Công an đã chỉnh lý dự luật liên quan đến tín hiệu đèn vàng.

Sự thật thông tin mặt ruộng bốc cháy ở tỉnh Gia Lai

22:29:04 22/06/2024
Vừa qua, trên mạng xã hội xôn xao đoạn clip mặt ruộng tự bốc cháy. Tuy nhiên, theo cơ quan chức năng, đây chỉ do người dân đốt rơm rạ, lửa cháy còn sót lại.

Bị điện giật t.ử v.ong trong lúc đang câu cá

22:01:26 22/06/2024
Trong lúc quăng câu vướng vào dây điện, anh H. bị điện giật bất tỉnh. Mọi người phát hiện đưa anh H. vào bệnh viện cấp cứu nhưng không qua khỏi...

Có thể bạn quan tâm

Sau khi chồng xác nhận xảy ra xô xát, Hằng Du Mục có động thái mới, quản lý cũng lên tiếng làm rõ một việc

Netizen

01:10:55 24/06/2024
Theo đó, trên trang cá nhân 545 nghìn người theo dõi,Hằng Du Mụcđã đăng tải status với nội dung ngắn gọn: Vẫn là câu nói cũ phát ra từ nội tâm: Hãy để thời gian trả lời tất cả . 22.6.2024 .

HLV Martinez lo sợ Ronaldo bị tấn công

Sao thể thao

00:53:36 24/06/2024
Nhà cầm quân đội tuyển Bồ Đào Nha, HLV Martinez lo sợ Ronaldo bị tấn công khi có những cổ động viên đã lợi dụng sự lơi lỏng của lực lượng an ninh tràn vào sân để chụp ảnh selfie với ngôi sao của Al Nassr.

Cuối tuần làm cá hấp xì dầu đơn giản kiểu này vừa ngon ngọt lại thơm nức, thanh mát dễ ăn

Ẩm thực

23:25:45 23/06/2024
Cuối tuần rảnh rỗi, các bạn hãy thử làm cá hấp sau đó cuốn với các loại rau củ quả rồi chấm với mắm gừng vô cùng thanh mát và hấp dẫn.

Phương Oanh khoe loạt khoảnh khắc hơn 5 tuần t.uổi của các con với biểu cảm sinh động "đốn tim" khán giả

Sao việt

23:20:50 23/06/2024
Mới đây, trên trang cá nhân, mẹ bỉm Phương Oanh tiếp tục chiêu đãi cộng đồng mạng loạt khoảnh khắc đáng yêu của 2 nhóc tì sinh đôi.

Nữ diễn viên vạch trần chuyện chồng ngoại tình với em gái

Sao châu á

23:18:06 23/06/2024
Tại một cuộc họp báo, nữ diễn viên Bella Astillah không cầm được nước mắt khi nói về chuyện ngoại tình của chồng tài tử người Singapore Aliff Aziz.

Lịch thi đấu APL 2023 Liên Quân Mobile mới nhất

Mọt game

23:12:11 23/06/2024
Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ tổng hợp lại lịch thi đấu và kết quả của APL 2024, cũng như mọi thông tin mà bạn cần biết về giải đấu này.

Vươn ra toàn cầu bằng ca khúc tiếng Anh: Lối đi chật vật

Nhạc việt

22:54:21 23/06/2024
Thế hệ nghệ sĩ gen Z giỏi ngoại ngữ, nắm bắt nhanh xu hướng âm nhạc quốc tế nên không ngạc nhiên khi họ tung ra nhiều ca khúc viết hoàn toàn bằng tiếng Anh để chinh phục tai nghe ngoại quốc.

Phát hiện g.ây s.ốc ở thế giới giống Trái Đất nhất

Lạ vui

22:42:51 23/06/2024
Nhóm nghiên cứu dẫn đầu bởi Viện Công nghệ Massachusetts (MIT - Mỹ) vừa phát hiện ra bằng chứng quan trọng cho thấy hồ và biển lớn trên mặt trăng Titan có thể đã được hình thành bởi sóng, y hệt những gì xảy ra trên Trái Đất.

10 cách mặc trang phục màu đen trẻ trung

Thời trang

22:10:58 23/06/2024
Cách mặc trang phục màu đen: Muốn ghi điểm sành điệu khi mặc trang phục màu đen, quý cô trên 40 t.uổi nên tham khảo các công thức sau đây.

6 nhóm anh trai khuấy đảo chương trình 'Anh trai say hi' khi trình diễn nhóm

Tv show

22:09:28 23/06/2024
Tập 2 của chương trình Anh trai say hi khiến khán giả vô cùng thích thú vì được thưởng thức bữa tiệc âm nhạc sôi động và ngập tràn điều bất ngờ

Lisa Blackpink, Jimin BTS, Red Velvet tiếp tục g.ây s.ốc bằng ảnh nổi loạn, ma mị

Nhạc quốc tế

21:54:48 23/06/2024
Lisa Blackpink, Jimin BTS và nhóm nhạc nữ toàn mỹ nhân của Hàn Quốc Red Velvet tiếp tục khiến người hâm mộ sốc khi tung ảnh tạo hình quảng bá MV mới.