Dưa muối – món ngon không thể thiếu dịp Tết
Dưa muối là món ăn kèm tuy đơn giản nhưng khó lòng bỏ qua trong bữa ăn của các gia đình Việt. Từ mâm cơm hằng ngày đến đại tiệc thịnh soạn, hay trong mâm cỗ Tết, dưa muối luôn có mặt, là một nét đặc sắc của văn hóa ẩm thực Việt.
Tuy chỉ là món phụ nhưng dưa muối cũng có nhiều biến thể chế biến, cũng đi từ giản đơn tới cầu kì. Hương vị của mỗi loại dưa muối cũng khác nhau, tùy theo nguyên liệu, cách muối của mỗi vùng miền. Có những món dưa nức tiếng ai ai cũng biết như cà pháo, cải bẹ, dưa hành, củ kiệu, măng chua…lại có những món dưa gắn liền với vùng miền ẩm thực đặc trưng như dọc mùng, sung muối, vả muối, bông súng hay bông điên điển…
Xét về công thức, muối dưa có hai cách cơ bản là muối xổi dùng ăn ngay và muối nén dùng để dành, ăn dần. Các loại rau củ thường dùng để muối xổi bao gồm: củ cải, cà rốt, dưa leo, giá đỗ, cà pháo, rau muống, bắp cải. Rau củ phải cắt lát hoặc thái sợi thật mỏng cho nhanh thấm gia vị, rồi đem ngâm trong nước giấm muối đường chừng vài giờ là có thể dùng ngay.
Dưa muối xổi có vị chua ngọt vừa phải, dùng làm dịu vị các món ăn chính nên ăn với món gì cũng hợp, từ thịt cá đến hải sản, từ món kho, ram mặn đến các món chiên xào nhiều dầu mỡ. Bữa cơm có bát dưa muối xổi sẽ trở nên cân bằng, đủ vị hơn. Ấy vậy nhưng cũng có những món hợp nhau một cách đặc biệt, ăn kèm với nhau ngon đến “nhớ đời” như cà pháo với mắm tôm, thịt luộc; với canh cua rau đay; hay củ kiệu ăn kèm thịt quay giòn bì…
Nếu để dành dưa cho nhiều ngày, người ta phải dùng tới cách muối nén. Muối nén là cách muối mặn, có phần cầu kì tốn công hơn muối xổi, nhưng thời gian sử dụng cũng lâu hơn. Rau muối nén thường được để nguyên dạng hoặc cắt khối lớn, rửa sạch rồi đem phơi sơ qua cho hơi héo. Nước muối dưa có độ mặn cao hoặc có thể không dùng nước, các nguyên liệu được rải lên trên một lớp muối mỏng, để muối tự tan dần. Quan trọng nhất là các nguyên liệu phải được nén thật chặt để không bị nổi lên, sau khoảng 10-20 ngày mới có thể ăn được.
Điều hấp dẫn ở món dưa muối nén này đó là khi chín tới, món ăn thường có chung một màu vàng nhạt nom rất bắt mắt, gia vị ngấm đều vào từng miếng dưa tạo nên một vị rất đặc trưng mà không phải món ăn nào cũng có. Dưa muối nén còn rất giòn, vị giòn đậm đà thấm vào từng bẹ lá, tạo nên hương vị đặc trưng cho món ăn phụ mà cần thiết của ẩm thực Việt. Ngoài dùng ăn kèm, người Việt còn có nhiều biến tấu giản dị mà độc đáo với dưa muối như đem dưa cải om cá, nấu canh sườn non…hay đem dưa vào với thịt, với một vài món nội tạng gia cầm…món nào cũng bình dân mà dễ gây nghiện lắm.
Khẩu vị muối dưa mỗi miền cũng mỗi khác. Với người miền Bắc, dưa muối chỉ có vị mặn và chua, trong khi với người miền Nam, dưa muối phải chua chua ngọt ngọt mới đạt, đôi khi còn thêm vài trái ớt hay vài lát tỏi cắt mỏng để tăng thêm hương vị. Người miền Trung lại khoái khẩu với món dưa vị mặn ngọt thơm nức mùi riềng. Bởi vậy, cũng không lạ gì khi món dưa ngày Tết ở ba miền cũng khá khác biệt. Bánh chưng miền Bắc người ta ưa ăn với dưa hành, vị béo của thịt mỡ, nếp trở nên ngon hơn mà không ngán. Bánh tét miền Trung lại “kết” với dưa món. Người miền Nam lại có món dưa kiệu độc đáo, không phải chỉ ăn kèm với bánh tét mà còn là linh hồn cua món dưa kiệu tôm khô.
Nghe có vẻ đơn giản, nhưng để có được mấy món dưa giòn giòn mà không úng, màu sắc tươi, không bị thâm chẳng dễ dàng gì, đòi hỏi sự khéo léo, chăm chút và cả tình cảm người nôi trơ gửi gắm vào đó. Ngày Tết cổ truyền dân tộc đã cận kề, đừng quên hũ dưa muối đậm đà cho Tết sum vầy thêm ý nghĩa.
Theo MNMN
6 món dưa muối ăn Tết ba miền
Đó là những món dứa muối giản dị, giòn ngon nhưng không thể thiếu trong dịp tế của cả 3 miền.
Dưa kiệu
Dưa kiệu có vị chua chua, giòn giòn chắc chắn sẽ là món ăn kèm chống ngán rất tuyệt cho dịp Tết.
Có nhiều cách làm dưa kiệu, mời các bạn thử một cách ướp dưa kiệu với đường cho lên men tự nhiên không cần dùng giấm nhé!
Nguyên liệu:- 1 kg kiệu- 2 muỗng canh muối hột- 1 muỗng cà phê phèn chua- Giấm trắng- 350g đường
Cách làm:
- Ngâm kiệu trong nước pha muối hột 12 giờ (mình thường ngâm buổi tối đến sáng). Xả nhiều lần.
- Pha nước phèn chua ngâm kiệu đã xả, đem thau kiệu phơi 1 nắng. Xả nhiều lần. Trải kiệu ra mặt khay hay rổ, phơi một nắng cho ráo.
Video đang HOT
- Cắt rễ, ngọn, lột vỏ (còn khoảng 800g). Rửa qua nước cho sạch bụi, để ráo.
- Chuẩn bị một chén giấm cho vài củ kiệu vào rửa kiệu qua giấm, vớt ra. Làm lần lượt cho hết kiệu. Cho kiệu vào âu lớn, ướp một lớp đường, một lớp kiệu, lại một lớp đường, một lớp kiệu cho đến hết, đậy lại, thỉnh thoảng đảo đều, đợi kiệu ra nước, tự lên men. Khoảng 2 ngày sau kiệu bắt đầu có nước và đường tan hết.
- Lúc này sắp kiệu vào lọ thủy tinh có bắp đậy cho đẹp. Chừng hơn 2 tuần là dưa kiệu chua vừa ăn. Cách này lâu ăn được nhưng bù lại để được lâu hơn cách ngâm giấm. Nếu muốn nhanh ăn được (nhưng không để lâu được bằng cách ướp đường): nấu 250g đường với 600 ml giấm, để thật nguội cho vào lọ kiệu. Chừng 7-10 ngày là ăn được (tùy độ chua của nước giấm đường).
Tùy độ chua của giấm mà gia giảm đường. Mình sử dụng giấm nuôi, không sử dụng giấm gạo nên độ chua vừa phải, giấm gạo để lâu dưa kiệu sẽ bị vàng.
Dưa hành
Để muối hành có độ chua chua, giòn giòn và không bị hăng cũng cần biết cách đấy nhé chị em.
Nguyên liệu:- Hành tím: 500 gr- Đường, muối, dấm trắng- Nước lọc, nước vo gạo.
Thực hiện:
- Hành tím khi mua về các bạn cho vào nước vo gạo, ngâm qua đêm là tốt nhất.
- Sau đó bóc sạch vỏ hành và rửa qua bằng nước lạnh vài lần cho hành sạch.
- Tiếp tục cho hành vào nước lọc ngâm khoảng nửa ngày.
- Trong thời gian chờ ngâm hành thì các bạn pha hỗn hợp gồm: nước lọc (lượng vừa đủ để ngâm 500 gr hành), 5 thìa đường, 4 thìa dấm, 1,5 thìa muối và đun sôi. Khi hỗn hợp sôi thì tắt bếp và để nguội ở mức ấm ấm.
- Tráng sạch lọ thủy tinh đựng hành qua nước sôi nóng già để tránh hành muối bị nổi váng.
- Hành sau khi đã ngâm đủ thời gian, vớt ra để ráo nước rồi xếp vào lọ, cùng với ớt tươi (nếu thích có vị cay nhiều thì thái lát ớt cho vào), đổ hỗn hợp nước ấm bao gồm đường, dấm, muối cho ngập hết mặt hành.
- Đậy kín lọ hành, sau khoảng 7 ngày là có thể ăn được.
- Nếu hành muối bị quá chua thì trước khi ăn các bạn trộn thêm 1 chút đường, muối cho vừa miệng ăn rồi xóc đều.
Ngày Tết ăn dưa hành kèm với bánh chưng, thịt gà là nhất.
Dưa góp
Vị chua chua, giòn giòn của món dưa góp sẽ khiến mâm cỗ ngày Tết đỡ ngán.
Nguyên liệu:- Cà rốt- Su hào- Dưa chuột- Tỏi- Muối, đường, giấm, nước mắm
Cách làm:
- Cà rốt các bạn nạo vỏ rồi xắt sợi dài.
- Su hào cũng lột vỏ và xắt sợi.
- Cho su hào, cà rốt vào bát, rắc 1 chút muối tinh rồi xóc đều. Su hào, cà rốt sẽ tiết ra nước, chắt bỏ phần đó đi các bạn nhé. Mục đích của việc làm này là để cho su hào và cà rốt được giòn hơn.
- Dưa chuột sau khi đã ngâm nước muối pha loãng được khoảng 20 phút, các bạn vớt ra để ráo, bỏ ruột và cũng xắt sợi giống như su hào, cà rốt. Riêng dưa chuột không cần nạo vỏ các bạn nhé, để dưa giòn và giữ được màu sắc đẹp.
- Cho su hào, cà rốt, dưa chuột vào 1 hũ thủy tinh. Đun sôi hỗn hợp nước gồm: nước, dấm, đường, nước mắm theo tỉ lệ 1:1:1:1. Thả tỏi đập dập hoặc thái lát mỏng vào, đợi hỗn hợp thật nguội mới từ từ chế vào lọ thủy tinh đựng dưa góp.
Sau khoảng 1 ngày là các bạn có thể dùng được. Vào mùa đông, dưa góp có thời gian sử dụng là 1 tuần, nếu cất cả lọ vào trong tủ lạnh thì sẽ bảo quản được lâu hơn.
Dưa góp có vị giòn, chua chua ngọt ngọt rất dễ ăn, Tết này các bạn hãy chuẩn bị 1 lọ dưa góp thật ngon cho gia đình nhé!
Dưa món
Dưa món là thức ăn kèm cùng với thịt rim ngày Tết để đỡ ngán của người miền Trung.
Bữa cơm ngày Tết thường có nhiều thịt, giò, chả, xôi, bánh chưng... phần lớn là các món ăn đều gây ngán. Chính vì thế, dưa món là thứ ăn kèm "cứu cánh" cho bữa cơm nhiều đạm. Nó giúp bữa cơm ngày Tết của người miền Trung vừa ngon hơn, hấp dẫn hơn mà vẫn luôn lưu giữ được nét cổ truyền trong mâm cỗ.
Nguyên liệu:- 01 kg hành ta (mua loại chưa thật khô)- 02 thìa canh vừa phải muối biển - 01 thìa cà phê đường trắng
Cách làm:
- Hành mua về ngâm với nước vo gạo khoảng 1 ngày.
- Sau đó bóc bớt vỏ, rửa thật sạch, tiếp tục ngâm với nước gạo (nước gạo mới) thêm khoảng 1 ngày để giảm bớt vị cay và đắng của hành.
- Su hào gọt vỏ, bỏ phần già (nếu có). Cà rốt cạo vỏ rửa sạch để ráo nước. Su hào và cà rốt cắt thành miếng dài khoảng 3 cm, rộng hơn 1 cm , dày 1 cm.
Sau khi ngâm nước gạo lần 2 tiếp tục rửa sạch hành, để ráo nước
Muối hành
- Cho nước sôi để nguội, muối biển, đường trắng vào cái lọ khuấy thật đều, đổ hành vào lọ cùng với các nguyên liệu (Nước nên ngập hành khoảng hơn 01 đốt ngón tay). Khi cho hành vào lọ cần phải có dụng cụ để nén chặt hành).
Muối su hào, cà rốt
- Cho nước sôi để thật nguội cùng muối biển vào lọ khuấy thật đều và cho su hào, cà rốt vào lọ (nước phải ngập su hào, cà rốt khoảng hơn 01 đốt ngón tay). Khi cho cà rốt, su hào vào lọ cần phải có dụng cụ để nén chặt su hào. (Su hào và cà rốt muối khoảng thời gian 2 ngày là ăn được, không cần muối thời gian dài vì su hào, cà rốt nhanh chua).
Dưa món của người miền Trung khá giống với dưa góp của người Bắc nhưng khi ăn, người miền Trung sẽ vớt hành, su hào, cà rốt rồi trộn cùng với tương ớt, mỳ chính hoặc trộn cùng với tỏi, bột tiêu, đường. Chỉ một chút khác lạ trong cách pha trộn nguyên liệu cũng làm nên nét độc đáo trong món ăn giản dị này.
Dưa giá đỗ
Dưa giá là một món ăn kèm không thể thiếu trong các bữa cơm ngày Tết của người Miền Nam. Vị chua dịu của dưa giá giúp kích thích vị giác và nhờ đó mà trung hòa bớt vị mặn của các món kho, lại cung cấp nhiều chất xơ nữa đó.
Nguyên liệu:- 200g giá- 1/2 củ cà rốt (khoảng 30g)- 30g hẹ
Cách làm:
- Hẹ rửa sạch, cắt khúc.
- Cà rốt gọt vỏ, rửa sạch, cắt sợi.
- Giá rửa sạch.
- Nước ngâm: 250ml nước chín, 1 muỗng cafe đường, 1 muỗng cafe muối, khuấy tan, nêm thấy vị lợ lợ, nhàn nhạt.
- Cho giá, hẹ, cà rốt vào nước ngâm, trộn đều. Đậy lại. Để nửa ngày hoặc 1 ngày là chua vừa ăn.
Nếu muốn nhanh ăn được thì trộn dưa đều, khi dọn ra thì rưới thêm ít dấm cho có vị chua nhẹ. Cách làm dưa giá đơn giản, nhanh ăn được hơn các loại dưa muối khác, dùng kèm với các món kho (thịt kho, cá kho) rất hợp, kích thích vị giác, cung cấp chất xơ và cân bằng vị mặn đậm đà của món kho.
Dưa cai thao
Ngoai dưa kiêu hay dưa mon ăn trong dịp Tết, còn có món dưa rât dê lam va cung rât ngon, đo la cai thao muôi kiêu kim chi.
Mâm cơm ngay Têt vơi cac mon ăn câu ky nhiêu đam va nhiêu dâu mơ se khiên chung ta cam thây ngan va không con ngon miêng nưa. Đo la ly do vi sao trong bưa ăn ngay Têt thương phai co cac mon dưa muôi hay mon goi, môt cach cân băng khâu vi va dinh dương rât hiêu qua. Cach lam dưa nay đơn gian hơn lam kim chi rât nhiêu, nhưng thanh qua thi hâp dân không kem.
Nguyên liêu:- Cai thao: 500 gram- Ca rôt: 1 cu vưa- 1 nhanh gưng nho, ơt trai, hanh la, ơt bôt, toi- Gia vi: muôi, đương, nươc măm ngon
Thưc hiên:
- Cai thao tach tưng la, rưa sach vơi nươc muôi, đê rao nươc.
- Xăt cai thao thanh tưng lat xeo vưa ăn (như nâu canh).
- Ca rôt got vo, rưa sach, xăt lat mong, co thê tia thanh hinh hoa mai cho đep.
- Gưng bo vo, xăt lat mong. Hanh la căt khuc. Toi ơt băm nhuyên, chưa lai vai trai ơt đê nguyên.
- Trôn chung tât ca cac nguyên liêu trên vơi muôi, đương va ơt bôt. Nêm măn măn, ngon ngot la đươc. Thêm xiu nươc măm ngon.
- Đê dưa cai thao khoang vai giơ, khi dưa ra nươc xâm xâp thi cho vao keo thuy tinh, đây kin năp.
- Sau đó đê dưa khoang 1-2 ngay cho lên men. Cât vao tu lanh ăn dân.
- Mon dưa cai thao muôi kiêu kim chi nay cân băng giưa cac vi măn, ngot, chua va cay, kich thich vi giac, giup cho bưa ăn thêm ngon miêng
Co thê ăn kem dưa cai thao vơi thit kho hôt vit, cac mon cơm chiên hoăc cac mon nương như bach tuôc nương, sươn nương muôi ơt... đêu rât ngon.
Theo Eva
Gần Tết nhắc món dưa muối Dưa muối, món ăn kèm tuy đơn giản mà khó lòng bỏ qua trong bữa ăn của các gia đình Việt. Từ mâm cơm hằng ngày đến đại tiệc thịnh soạn hay trong mâm cỗ Tết, dưa muối luôn có mặt, là một nét đặc sắc trong văn hóa ẩm thực Việt. Tuy chỉ là món phụ nhưng dưa muối cũng có nhiều...