Dưa lưới không ai mua, thành thức ăn cho… gà
Lượng dưa lưới cả chục tấn chất đống bán không ai mua khiến người trồng dưa ở Quảng Ngãi lỗ nặng.
Trưa 25/7, trò chuyện với phóng viên, lão nông Phạm Trung Việt (60 tuổi, ở thôn Nhơn Hòa 2, xã Bình Tân, huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi) chua xót kể: “Sau khi tìm hiểu và được một doanh nghiệp “K” ở TP.HCM đồng ý bao tiêu toàn bộ sản phẩm, với giá loại 1 (từ 1,39 đến dưới 2,5 kg/trái và bề mặt bên ngoài không bị tì vết) là 9.000 đồng/kg; loại 2 (nặng từ 1,2kg đến dưới 1,39kg/trái) có giá 4.000 đồng/kg… tôi đã đầu tư khoảng 100 triệu đồng để trồng trên diện tích 1 ha”.
Vì đây là lần đầu tiên trồng giống dưa lưới này; đồng thời để tránh “bỏ trứng vào 1 giỏ” và để đúc kết kinh nghiệm cho vụ năm sau cho nên trên 1ha, ông Việt chia làm 2 khoảnh, với 10 sào/khoảnh để xuống giống vào 2 thời điểm khác nhau, gồm đợt đầu vào gần cuối tháng 3/2016 và đợt 2 vào gần giữa tháng 5/2016.
Tuy nhiên đến kỳ thu hoạch đợt 2 cách đây mấy hôm, ông Việt bức xúc phản ánh: “Tuy giá mua vẫn giữ nguyên như trước đó, thế nhưng với lý do đưa ra là dưa lần này hình thức xấu, vỏ nhiều tì vết… người của doanh nghiệp “K” chỉ lựa mua được khoảng 6 tấn (khoảng 5,2 tấn loại 1 và loại 2 là 0,8 tấn); ít hơn khoảng 9 tấn, chiếm tỉ lệ hơn khoảng 1/3 so với đợt trước nên lỗ ước gần 40 triệu đồng.
Qua tìm hiểu thì không riêng gì ông Việt, khá nhiều người dân trồng dưa lưới ở xã Bình Tân vì bị doanh nghiệp “K” thẳng tay loại bỏ vì trái có sẹo, tì vết… nên cũng bị lỗ từ 10-30 triệu đồng trong vụ vừa qua.
Dưa lưới chất đống trong kho….
…và bỏ nằm la liệt ngoài ruộng.
Theo_Kiến Thức
Video đang HOT
Nhật ký 30 ngày săn thực phẩm tại Venezuela
Fabiola Zerpa, một phóng viên của Bloomberg sống tại Venezuela, đã ghi lại hành trình tuyệt vọng của cô khi cố gắng "đưa đồ ăn lên bàn bếp".
Ngày 9 tháng 6
Đối với tôi, thứ năm là cơ hội để mua những loại thực phẩm như dầu ăn, gạo và xà phòng với giá nhà nước quy định. Mọi người lớn đều có thể mua hàng theo ngày quy định trong tuần dựa trên số chứng minh nhân dân của Venezuela.
Ngày của tôi là chủ nhật và thứ năm. Tuy nhiên, tôi chẳng thể mua gì vào hôm chủ nhật bởi các cửa hàng ngừng bán hàng vào cuối tuần. Thứ năm khả quan hơn một chút.
Zerpa lái xe qua vài cửa hàng và siêu thị trong thành phố vào hôm thứ năm nhằm tìm đồ ăn cho cả gia đình. Ảnh: Bloomberg
Trong nhiều tháng, những dòng người xếp thành hàng dài tại 2 siêu thị gần nhà tôi ở phía đông của thủ đô Caracas, đôi khi kéo dài tới 2 tòa nhà. Mọi người phải tốn nhiều thời gian để có cơ hội mua hàng. Và sau đó, không điều gì đảm bảo rằng tôi có thể tìm thấy thứ gì bên trong.
Tuy nhiên, tôi lái xe tới siêu thị vào buổi sáng và nhìn nhanh vào bên trong. Không có cơ hội. Mọi người đang tập trung rất đông. Thậm chí, chỗ để xe cũng hết. Tôi tiếp tục đi. Công việc đưa tin về ngày hôm nay sẽ đưa tôi tới nhiều khu vực của thành phố. Vì thế, tất nhiên, tôi sẽ tìm kiếm cái gì đó, bất kỳ thứ gì mà tôi có thể mang về cho hai đứa nhỏ và chồng của tôi - Isaac.
Tôi bước vào một hiệu thuốc. Isaac đang hết thuốc chống cholesterol. Bác sĩ của chồng tôi chỉ định anh ấy dùng Vytorin hoặc Hiperlinpen. Tuy nhiên, tiệm thuốc trống rỗng. Nhưng chờ đã, các dược sĩ nói rằng: một phòng thí nghiệm ở Ấn Độ vừa cắt một hợp đồng với chính phủ về việc cung cấp thuốc; họ sản xuất một loại thuốc chống cholesterol. Tôi không thích những ý tưởng này. Tuy nhiên, khi nghĩ đến những nguy cơ mà Isaac có thể gặp khi hết thuốc, tôi quyết định lấy 4 hộp.
Khoảng giữa ngày, tôi tới tiệm bánh tìm bánh mỳ. Một người phụ nữ trẻ chào đón tôi và nói rằng: "Chúng tôi chỉ bán bánh vào lúc 17h chiều". Trên đường ra, tôi thấy một tấm biển treo trước cửa, thứ mà tôi đã bỏ lỡ khi bước vào. Tấm biển đề dòng chữ: "Hết bánh".
Khi lên xe, tôi nhận ra mình chỉ còn một ít tiền mặt. Vì vậy, tôi tới ATM gần đó. Tuy nhiên, chiếc máy trống rỗng.
Khi ngày của tôi sắp hết, tôi tình cờ "vấp phải" một kho báu. Tại một ki ốt địa phương, tôi phát hiện những thực phẩm chứa lactose. Cửa hàng không có nhiều sữa - thứ gần như không thể tìm thấy - nhưng đáng để thử. Có thể lũ trẻ sẽ thích nó. Tôi bước đi cùng 2 hộp trong tay và một nụ cười rạng rỡ trên khuôn mặt.
Ngày 14 tháng 6
Tôi lại tìm bánh mỳ. Bởi ngày càng khó để mua bánh mỳ tươi, tôi quyết định tìm loại đóng gói. Vào buổi trưa, tôi đến một cửa hàng tạp hóa gần đó. Không ai xếp hàng ở ngoài. Hmm. Khi tôi vào bên trong, tôi hiểu nguyên nhân vì sao. Không có nhiều thứ trên kệ và không có dấu hiệu của bánh mỳ ở bất cứ đâu. Một nhân viên bán hàng ở tuổi trung niên cho biết, họ bán bánh từ sớm và tất cả đã hết.
Sau đó, tôi tới trung tâm thương mại để trả hóa đơn tiền điện. Tôi muốn thanh toán qua mạng tại nhà nhưng dịch vụ Internet, cũng giống như những thứ khác ở Caracas, không thể kết nối suốt nhiều tháng qua. Các nhân viên đang đình công. Không ai quanh đó để nhận tiền.
"Chỉ hôm nay thôi", một phụ nữ trẻ nói với tôi. "Chị có thể quay lại vào ngày mai".
Tôi đi bộ qua siêu thị bên cạnh. Ưu tiên trong danh sách của tôi ngày hôm nay là rau và thịt. Tôi thấy các loại rau như khoai tây, hành tây và chuối nhưng không thấy thịt. Và mức giá của chúng gấp đôi mức giá mà tôi phải trả cách đây 5 tháng.
Khi tôi đi ra, một thứ gì đó đập vào mắt. Một quầy hàng nằm trên lối thoát, cách xa những quầy hàng khác. Đằng sau đó, một số sản phẩm khan hiếm trong thành phố - như cá ngừ, đường và thuốc trừ sâu - đang được bày lên. Cửa hàng rất cẩn thận với mặt hàng quý hiếm này. Nhân viên yêu cầu người mua giơ tiền trước khi để họ đụng tới chúng.
Ngày 15 tháng 6
Trên đường đi làm, tôi ghé qua siêu thị địa phương để xem liệu có thể len vào dòng người xếp hàng hay không. Có điều gì đó bất thường vào sáng nay. Cảnh sát thành phố, những người thường duy trì trật tự không ở đấy. Thay vào đó, lực lượng vũ trang tới từ đơn vị chống bắt cóc đang ở hiện trường. Điều này có vẻ quá cực đoan. Tôi tiếp tục lái xe, chọn cách quay lại trung tâm thương mại để trả tiền điện. Một lần nữa, không may mắn. Cuộc đình công đã dừng lại nhưng nhân viên bắt đầu làm việc vào buổi trưa.
Ngày 17 tháng 6
Tuyệt vời. Thông qua bạn của một người bạn làm việc cùng tại một công ty quảng cáo, Isaac có 5 kg bột ngô, thành phần chính trong arepa - một loại bánh phẳng và tròn, món quan trọng nhất trong bữa ăn của người Venezuela. Tuy nhiên, giá của nó khá đắt: 1.500 bolivar một kg - gấp 8 lần so với mức giá quy định của nhà nước.
Bột là nguyên liệu chính để làm món bánh của người Venezuela. Ảnh:Bloomberg
Tình trạng cung ứng của chúng tôi thực sự đang ở mức thấp. Chúng tôi có thể dùng một ít bột để đổi lấy loại thực phẩm khác. Ví dụ, 2 kg có thể đổi lấy sữa bột của nhà chị dâu tôi.
Ngày 25 tháng 6
Tôi tới chợ của những người nông dân ở gần nhà tôi từ sớm. Trước khi bình minh ló rạng vào mỗi thứ bảy, những người nông dân chở nông sản của họ từ các ngọn núi xung quanh về đây.
Mọi thứ được bán với giá tự do. Về mặt kỹ thuật mà nói, điều này bất hợp pháp. Tuy nhiên, hiện tại, về cơ bản, nó đã trở thành tự nguyện.
Mua sắm tại khu chợ với mức giá này là một điều xa xỉ. Tôi biết rằng hàng triệu người Venezuela không đủ khả năng chi trả. Tôi thấy may mắn. Tuyệt vời hơn, những người nông dân chấp nhận thẻ ghi nợ.
Lạm phát vượt khỏi tầm kiểm soát khiến việc thanh toán bằng tiền mặt đòi hỏi phải mang theo một số tiền lớn. Tình trạng này không chỉ gây ra bất tiện mà còn tạo cơ hội cho những tên cướp hành nghề. Venezuela là quốc gia có tỷ lệ các vụ giết người cao thứ 3 thế giới. Điều này vô cùng nguy hiểm.
Sau khi chọn trái cây, rau và thịt suốt một giờ, tôi xếp hàng để thanh toán. Trời bắt đầu mưa, ban đầu khá nhẹ hạt, sau đó ào ào trút. Nửa tiếng trôi qua, hiện tại, khoảng 30 người đang xếp hàng chờ trả tiền. Một số bát đầu càu nhàu về nhân viên tại quầy thanh toán, các ngân hàng và tình hình đất nước nói chung. Vài người đàn ông lớn tuổi quyết định bỏ cuộc. Họ bỏ túi hàng xuống đất và bỏ đi. Vài phút sau, tôi cũng tham gia cùng họ.
Ngày 1 ngày 7
Lúc đó 19h tối, tôi cần phải đưa các con theo và rẽ vào tiệm bánh địa phương. Thành thật mà nói, tôi khá lo lắng. Những con đường đặc biệt nguy hiểm khi trời tối. Thỉnh thoảng, tôi nhớ lại ngày một phụ nữ bị bắt cóc, chỉ cách tiệm bánh vài bước chân.
Cảnh sát ở đó và một vụ đấu súng xảy ra. Một hàng xóm của tôi, Franco, bị kẹt trong tiệm bánh với cậu con trai 13 tuổi. Họ phải bò qua nhà bếp để tránh những viên đạn.
Khi sự việc qua đi, nạn nhân được thả, một trong số những tên bắt cóc bị bắn chết, 3 tên khác chạy trốn. Tôi biết tất cả về đêm đó qua tin nhắn với bạn bè. Chúng tôi thường chia sẻ với nhau mọi chuyện qua Whatsaap.
Vì vậy, khi bước vào tiệm bánh, trái tim tôi đập nhanh hơn một chút. Bên trong, mọi thứ có vẻ bình thường. Cuộc sống cứ tiếp diễn. Một hàng dài những người chờ mua bánh mỳ và một vài khách khác chờ thanh toán. Vài người nhàn nhã nhấm nháp cà phê và ăn bánh pizza. Và những dòng người, trước sự ngạc nhiên của tôi, di chuyển một cách nhanh chóng. Tôi nhặt 2 ổ bánh mỳ mỏng - mức tối đa được phép, một số giăm bông, pho mát và một chút kẹo cho những đứa trẻ và đi về nhà. Một chiến thắng nhỏ.
Ngày 7 tháng 7
Thứ năm, ngày mua lương thực trong tuần của tôi. Tôi đi qua các siêu thị địa phương vào lúc hơn 10h sáng. Khoảng 60 người, hoặc hơn, đang chờ bên ngoài. Họ đến từ khắp nơi trong thành phố, đặc biệt là các khu dân cư nghèo hơn - nơi đồ ăn rất hiếm, đứng xếp hàng. Không ai biết cửa hàng bán gì hay họ có mua được đồ hay không. Không gì cả. Họ chỉ chờ đợi, kiên trì dưới ánh nắng mặt trời nóng bỏng của vùng Caribbean.
"Đây là dòng hy vọng", một phụ nữ nói với tôi.
"Chúng tôi hy vọng họ có thứ gì đó để bán cho chúng tôi", cô ấy nói. Thật tuyệt. Một chút hài hước. Tôi cười. Tuy nhiên. vài tiếng sau đó, dòng người vẫn không di chuyển, tôi rời khỏi "hy vọng", từ bỏ vị trí và bỏ đi.
Theo_Zing News
Liên kết nông dân với doanh nghiệp: Đừng hô hào khẩu hiệu nữa Việc liên kết nông dân với doanh nghiệp không thể dừng lại ở việc hô hào khẩu hiệu, những phong trào hay những đợt vận động nữa. Sáng 22/7, chương trình "Vì sự phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn Việt Nam" lần thứ 6 đã diễn ra tại thành phố Hồ Chí Minh với sự tham dự của lãnh đạo hơn...