Dựa lưng ‘hổ’ đối phó Trung Quốc trên Biển Đông
Việc Mỹ và các đồng minh ở châu Á liên tục tập trận cho thấy những xu hướng tích cực trong việc triển khai hải quân. Song, điều đó không có nghĩa căng thẳng trên biển ở khu vực đã được giải quyết.
Đó là nội dung của một bài viết đăng tải trên trang quân sự Stars and Stripes của Mỹ ngày 4/7.
Trong một tháng qua, khoảng 10.000 binh lính của Thủy quân lục chiến Mỹ đã tập trung ở vùng biển Tây Thái Bình Dương để chuẩn bị tiến hành đợt tập trận đa quốc gia. Các chuyến thăm vùng cảng của các đồng minh cũng được tiến hành liên tục.
Vào ngày 26/6, tàu sân bay Mỹ USS George Washington cùng 5.500 binh lính đã tới khỏi Yokosuka và phân tán ở sáu địa điểm khác nhau với sự hiện diện của tàu ngầm có khả năng xuất hiện ở bất cử điểm nào.
Tàu đổ bộ của Mỹ USS Bonhomme Richard ở vùng biển gần căn cứ quân sự Okinawa, Nhật Bản hôm 24/6..
Hai tuần trước đó, tàu đổ bộ của Mỹ USS Bonhomme Richard cùng nhóm tác chiến đã rời căn cứ hải quân Sasebo, đồng thời. liên hệ với lực lượng Đơn vị Viễn chinh 31 tại căn cứ Okinawa.
Việc triển khai đều nằm trong kế hoạch phát triển đưa ra năm 2012, dẫn lời quan chức của Hạm đội 7, Hải quân Mỹ.
Theo các nhà phân tích khu vực châu Á-Thái Bình Dương, hầu hết các quốc gia đều muốn hợp tác với Mỹ theo thế ‘dựa lưng hổ’, trong việc triển khai tập trận trước sức mạnh quân sự ngày càng tăng của Trung Quốc.
Trong khi đó, nhiều dấu hiệu tích cực trong quan hệ quân sự giữa Mỹ và Trung Quốc đang tăng lên. Song Bắc Kinh vẫn tuyên bố chủ quyền của mình ở vùng biển quốc tế và phát triển vũ khí ngày một tinh vi hơn. Điều này dễ hiểu rằng, căng thẳng trong khu vực không thể chấm dứt ngay trong một sớm một chiều.
Nhật Bản, Úc, Hàn Quốc và nhiều nước Đông Nam Á trong thời gian gần đây đã tham gia tập trận với quân đội Mỹ hoặc đang có kế hoạch tiến hành tập trận vào mùa hè này. Một số đồng minh của Mỹ cũng có kế hoạch đối phó với quân sự của Trung Quốc với sự “đỡ lưng” của Mỹ.
Mỹ mới đây cũng đã cung cấp C4l, một hệ thống chỉ huy, kiểm soát, máy tính, thông tin và tình báo nhằm hỗ trợ các cuộc tập trận trên biển. Mỹ cũng cung cấp hầu hết các khả năng của mình khi tiến hành tập trận với các nước ở khu vực châu Á.
Với các quốc gia hiện đang tranh chấp với Bắc Kinh về chủ quyền các đảo, quần đảo trên Biển Đông, Biển Hoa Đông thì việc tham gia tập trận với Mỹ là cách để họ bảo vệ mình đồng thời vẫn duy trì được mối quan hệ kinh tế quan trọng đối với Trung Quốc.
“Tất các các quốc gia không muốn đặt mình vào thế phải lựa chọn. Sự hiện diện của Mỹ được xem là một sự đối trọng đối với Trung Quốc”, dẫn lời giáo sư Jeff Kingston, chuyên gia nghiên cứu châu Á tại Đại học Temple, Nhật Bản.
Mỹ đang tăng cường hải quân ở khu vực châu Á Thái Bình Dương. Trong ảnh, tàu chiến cận duyên Mỹ USS Freedom.
Video đang HOT
Hiện nay, Trung Quốc đã di chuyển tàu khỏi bãi cạn Hoàng Nham/Scarborough trên Biển Đông.
Kể từ hồi tháng hai năm nay, nhiều sự cố giữa tàu cá Trung Quốc và các quốc gia trong khu vực đã xảy ra trên vùng Biển Đông và Biển Hoa Đông. Tuy nhiên, căng thẳng giữa Trung Quốc với Philippines đã đạt đến đỉnh điểm, buộc Philippines đệ đơn lên tòa án Quốc tế kiện Bắc Kinh.
“Việc Trung Quốc rút tàu khỏi bãi cạn là một dấu hiệu tích cực cho thấy các hoạt động đe dọa đã giảm bớt phần nào. Nhưng vào thời điểm mùa hè, các sự cố thường dễ bùng nổ. Tôi nghĩ rằng, chúng ta vẫn chưa thể an tâm được vấn đề này”, giáo sư Jeff Kingston nói thêm.
Vùng biển sẽ yên ả hơn?
Mặc dù, một số nước đồng minh của Mỹ hiện đang căng thẳng với Trung Quốc về vấn đề tranh chấp chủ quyền song có thể nhận thấy một điều rằng, quan hệ trong vấn đề hàng hải giữa Washington và Bắc Kinh hiện nay được cải thiện nhiều.
Còn nhớ, đỉnh điểm căng thẳng giữa Trung Quốc và Mỹ xảy ra vào năm 2009 khi năm tàu lớn của Trung Quốc đã gây hấn và nguy hiểm cạnh tàu USNS Impeccable của Mỹ trên Biển Đông.
Binh lính Mỹ và Philippines vừa tiến hành tập trận hải quân hồi tháng trước. .
Một năm sau đó, các tàu của Trung Quốc, thỉnh thoảng được cho là tàu đánh cá đã ẩn sau tàu Mỹ và chặn đường hoạt động của Mỹ, tờ Stars àn Stripes dẫn lời một thủy thủ của Hạm đội 7, Hải quân Mỹ.
Theo các báo cáo, không có bất cứ chiến thuật nào trên các tàu của Mỹ khi xảy ra căng thẳng thời gian đó. Mặc dù, tại thời điểm xảy ra sự cố năm 2009, Trung Quốc đã biện minh cho việc làm của mình là “tàu USNS Impeccable của Mỹ đã đi vào vùng đặc quyền kinh tế Trung Quốc 200 dặm”.
Hồi tháng sáu, Trung Quốc đã báo cáo rằng quan điểm của mình có thể thay đổi với sự thừa nhận chưa có lập trường trong các hoạt động đối với tàu USNS Impeccable.
Trong một cuộc gặp mặt các quan chức quốc phòng tại Singapore, một quan chức Trung Quốc trao đổi với Đô đốc Samuel Locklear, chỉ huy trưởng của hạm đội Thái Bình Dương (Mỹ) rằng hải quân Trung Quốc đã tiến hành các nhiệm vụ ở khu vực đặc quyền kinh tế Mỹ ở xung quanh căn cứ quân sự của Washington ở Guam và Hawaii.
“Chúng tôi khuyến khích khả năng của họ để làm việc đó”, Financial Times dẫn lời đô đốc Locklear.
Cuộc gặp giữa hai nhà lãnh đạo cấp cao của Trung Quốc và Mỹ cách đây không lâu đặt ra hy vọng về những thay đổi mới trong các vấn đề ở khu vực châu Á.
Một dấu hiệu tích khác giữa Mỹ và Trung Quốc nổi lên trong thời gian qua đó là chuyến thăm và hội nghị thượng đỉnh giữa tổng thống Obama và chủ tịch Tập Cận Bình. Mặc dù ông Tập Cận Bình vẫn giữa nguyên quan điểm về tuyên bố chủ quyền song sự kiện trên được đánh giá là hai nước đã tìm được “nhịp điệu” chung.
“Nếu nhìn sâu vào mối quan hệ quân sự giữa quân đội Trung Quốc và quân đội Mỹ thì sau cuộc họp cấp cao đó, một bước tiến mới, có thể nói là tốt nhất sẽ được mở ra”, dẫn lời giáo sư Carlyle Thayer, giáo sư của Đại học New South Wales, Úc.
Mới đây, Trung Quốc cũng đã tham dự cuộc đàm phán với Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) với các báo cáo sẽ điều chỉnh các hoạt động hàng hải trên vùng biển Đông. Đây cũng là mục tiêu mà ASEAN và Mỹ mong muốn Trung Quốc thực hiện.
Tuy nhiên, chưa thể khẳng định rằng sẽ không có sự cố nào xảy ra vào năm tới khi những tham vọng và phản ứng của Trung Quốc vẫn đang muốn nắm lấy chủ quyền nhiều vùng lãnh thổ.
Việc Mỹ bán vũ khí cho Đài Loan, phối hợp tập trận hay thực hiện nhiệm vụ giám sát khu vực mà Trung Quốc gọi là hành động khiêu khích vẫn được cho là điểm nóng trong thời gian tới.
“Mọi chính sách của Trung Quốc là phản ứng, là đối phó. Chủ quyền, với Trung Quốc là dây thần kinh sống và hiển nhiên khi có một cái chạm, dù nhẹ, dây thần kinh đó sẽ phản ứng lại”, giáo sư Thayer nói thêm.
Theo VNE
Nhà cái và bên chơi phụ trong ván bạc hòa bình Syria
Việc Mỹ kiên quyết cùng Nga làm đồng bảo trợ cho Hội nghị hòa bình sắp tới về Syria làm cho triển vọng của hội nghi thêm chút hy vọng.
Tuy nhiên những diễn biến ngày 30/5, bao gồm thái độ bất cần của Tổng thống Syria Bashar al-Assad thể hiện trong cuộc phỏng vấn của đài truyền hình Hezbollah trong đó ông bầy tỏ tin tưởng ông sẽ sớm nhận được các tên lửa phòng không tiên tiến của Nga, và sự phản đối không tham dự của nhóm đối lập chủ yếu ở Syria, đã phủ bóng mây đen đối với những cơ hội vốn đã mong manh cho sáng kiến ngoại giao này.
Bất chấp những hạn chế đó, Mỹ tiếp tục cho rằng một hội nghi hòa bình về Syria vẫn là một mục tiêu chính, và là một thành phần thiết yếu trong chính sách "hai chiều" về tìm giải pháp chính trị cho Syria của chính quyền Obama, thậm chí ngay cả khi Mỹ tiếp tục ủng hộ phe đối lập chống lại ông Assad.
Tuy nhiên, theo quan điểm của các chuyên gia khu vực, Mỹ đang tham gia vào trò chơi ngăn chăn sự can thiệp sâu hơn của Mỹ vào Syria do Nga cầm trịch, thông qua việc đồng ý làm đồng bảo trợ cho hội nghị mà có ít cơ thành công.
Ngày 30/5, Tổng thống Bashar al-Assad cho biết Syria đã nhận tổ hợp phòng không S-300 đầu tiên.
Mỹ đã bác bỏ ý tưởng cho rằng hội nghị hòa bình lần này sẽ thất bại. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ, Jen Psaki nói với báo giới rằng: "Chúng tôi hy vọng sẽ có khả năng đạt tiến triển tại hội nghị", và nói thêm rằng đặc thù và sự phức tạp của cuộc xung đột ở Syria cho thấy tổ chức một cuộc thương lượng như vậy sẽ không bao giờ được hoàn tất một cách nhanh chóng và dễ dàng.
Bà Psaki nói: "Nếu có thể tổ chức hội nghị Giơ-ne-vơ 2 vào ngày mai thì Ngoại trưởng [John Kerry] sẽ lên máy bay ngay trong đêm nay". Giơ-ne-vơ 2 là tên hội nghị được các nhà ngoại giao gọi dù vẫn chưa được chính thức xác nhận.
Các nhà ngoại giao cấp cao của Mỹ sẽ họp với các nhà ngoại giao Nga và các quan chức Liên Hợp Quốc vào thuần tới để tiếp tục vạch kế hoạch cho hội nghị. Một số quan chức cho rằng những vấn đề vạch ra cho tháng 5 sẽ bị đẩy lùi sang tháng 7.
Còn với câu hỏi về Nga và tại sao họ lại một mặt chuyển giao vũ khí tiên tiến cho Assad, một mặt vẫn tiếp tục làm việc với Mỹ và Liên Hợp Quốc về hội nghị hòa bình, bà Psaki nói rằng bà không muốn suy đoán về động cơ của họ.
Nhưng bà nói rằng Nga đã chấp nhận sự cần thiết phải có một "sự chuyển giao chính trị" ở Syria ngay trong hội nghị Giơ-ne-vơ đầu tiên cách đây một năm, và Mỹ tiếp tục coi Nga là một "đối tác" trong tiến trình ngoại giao đặc biệt này bởi vì nó có thể đưa chế độ Assad đến bàn thương lượng.
Bà cho biết thêm: "Họ đã cho thấy sẵn sàng giúp tổ chức hội nghị này và đưa các bên đến bàn thương lượng. Chúng tôi không có lý do gì để tin rằng người Nga không quan tâm đến việc làm một bên đối tác".
Một số ý kiến phê phán cho rằng Nhà Trắng đang cho phép Mỹ bị Nga lôi vào cuộc chơi mà họ cho rằng quan tâm chính của Nga là tránh một kiểu can thiệp quyết định như Mỹ và các cường quốc phương Tây khác đã thực hiện ở Lybia năm 2011.
Thượng nghị sỹ John McCain (CH), người vừa tiến hành một chuyến thăm bất ngờ đến khu vực do lực lượng nổi dậy Syria kiểm soát trong tuần vừa rồi, nói rằng quân nổi dậy đang bị cạn kiệt vũ khí và đạn dược, và họ đang phải đối mặt với một số lượng ngày một gia tăng của các tay súng Hezbollah và người Iran thâm nhập vào Syria để chiến đấu cho ông Assad.
Thượng nghị sỹ J. McCain là người từ lâu ủng hộ trang bị vũ khí cho quân nổi dậy và áp đặt một khu vực cấm bay đối với một phần lãnh thổ của Syria.
Một số chuyên gia khu vực cho rằng, những thất bại cho giải pháp ngoại giao tuần này đối với cuộc xung đột đẫm máu ở Syria - với số thương vong đang tiến gần đến con số 100.000 người vào tháng tới - rất có thể sẽ làm gia tăng các lời kêu gọi Tổng thống Obama can thiệp trực tiếp sâu hơn vào cuộc xung đột. Nếu cuộc xung đột tỏ ra chưa "chín muồi" cho một giải pháp thông qua thương lượng thì sức ép đòi hỏi các biện pháp gây chết người sẽ gia tăng. Các chuyên gia nhận định thêm.
Nhóm đối lập chính ở Syria là Liên minh quốc gia (NC), ngày 30/5 đã tuyên bố rằng họ sẽ không tham gia vào bất kỳ cuộc thương lượng nào chừng nào lực lượng của Hezbollah có căn cứ tại Li-băng và Iran có mặt trong các trận chiến ở Syria đánh thuê cho chế độ Assad.
George Sabra, quyền chủ tịch NC nói trong một tuyên bố rằng: "Khó có thể tiếp tục khi người Syria liên tục bị chế độ Assad tiến công với sự giúp đỡ của các thế lực bên ngoài".
Tối hậu thư này được đưa ra một ngày sau khi nhóm đối lập chủ yếu của Syria nói rằng họ chỉ tham gia vào cuộc thương lượng chính trị khi đưa ra hạn định cuối cùng cho sự rút khỏi quyền lực đối với ông Assad.
Khó khăn thêm cho con đường dẫn đến cuộc thương lượng hòa bình là cuộc trả lời phỏng vấn kênh TV Al Manar của Hezballah ở Li-băng. Ngoài việc đưa ra những cảnh cáo sắc bén đối với Israel, ông Assad còn nói rằng chế độ của ông đã nhận được khá nhiều vũ khí Nga và cho biết là Moscow đã tán thành cung cấp các tên lửa phòng không tiến tiến cho Syria.
Nga nói rằng các tên lửa đó hoàn toàn mang tính phòng thủ. Nhưng các quan chức cao cấp Nga cũng cho biết là những quả tên lửa đó sẽ làm cho phương Tây suy nghĩ kỹ trước khi can thiệp vào tình hình Syria: dù đó là bằng việc trang bị cho lực lượng nổi dậy với loại tên lửa phòng không vác vai hay thông qua việc áp đặt vùng cấm bay lên lãnh thổ của Syria.
Một số nhà phân tích hiểu rõ về động cơ của Nga nói rằng Moscow có lẽ thực sự mong muốn chứng kiến một hội nghị hòa bình được hai bên đồng bảo trơ diễn ra - không chỉ vì họ muốn có cơ hội thực thụ trong việc tạo ra một giải pháp chính trị cho cuộc xung đột ở Syria, mà còn bởi vì cuộc thương lượng hứa hẹn ở một thời điếm nào đó,chấm dứt sự can thiệp sâu hơn của phương Tây, đặc biệt là của Mỹ vào khu vực này.
Bàn cờ chiến lược của các bên chính ở Syria dù chưa được bầy ra nhưng đã thấy đầy triển vọng bế tắc.
Đó còn chưa kể đến các bên chơi phụ như Hội đồng Vùng Vịnh, Liên minh châu Phi, Liên minh châu Âu hay Trung Quốc, đang tích cực vận động sau sân khấu chính để bảo vệ lợi ích của mỗi bên.
Theo vietbao
"Philippines đã đúng đắn khi thách thức Trung Quốc" David Pilling của tờ Financial Times ngày 29/5 cho rằng Philippines đã hành động đúng khi "dám" kiện Trung Quốc ra tòa án UNCLOS. Tác giả cũng phân tích một số trở ngại trong quá trình diễn ra vụ kiện này. Dưới đây là nội dung bài viết: Chín đoạn, năm thẩm phán và hai thí sinh. Có vẻ như đây là một...