‘Đưa lên bàn cân’ để xử lý cán bộ trong vụ cháy chung cư mini làm 56 người chết
Thiếu tướng Nguyễn Thanh Tùng, Phó Giám đốc Công an TP Hà Nội cho biết, cơ quan chức năng phải ‘đưa lên bàn cân’ khi xử lý cán bộ có liên quan trong vụ cháy chung cư mini làm 56 người chết ở quận Thanh Xuân.
Chiều 1/7, các đại biểu HĐND TP Hà Nội đã nêu ý kiến thảo luận tại tổ về đề án nâng cao năng lực và bảo đảm an toàn phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ (PCCC và CNCH) trên địa bàn Thủ đô giai đoạn đến năm 2025, định hướng năm 2030.
Nội dung đề án hướng đến việc làm tốt công tác quy hoạch, quản lý trật tự xây dựng; tập trung giải quyết dứt điểm những tồn tại liên quan PCCC và CNCH; đầu tư phát triển hạ tầng gồm hệ thống giao thông, hệ thống cung cấp nước và hệ thống thông tin liên lạc…
UBND TP Hà Nội khái toán kinh phí thực hiện các nhiệm vụ đề án (từ nay đến năm 2030, chia làm 2 giai đoạn) khoảng hơn 26.300 tỷ đồng.
Trong đề án, Hà Nội cũng thống kê trong 10 năm (2014 – 2023), trên địa bàn xảy ra 4.459 vụ cháy, 18 vụ nổ; ngoài ra có khoảng trên 8.000 sự cố nhỏ khác (cháy rác, phế liệu; chập dây dẫn điện trên cột; chập điện, sơ xuất trong đun nấu trong nhà dân).
Thiếu tướng Nguyễn Thanh Tùng, Phó Giám đốc Công an TP Hà Nội. Ảnh: Quang Phong
Nêu ý kiến hoàn thiện dự thảo, Thiếu tướng Nguyễn Thanh Tùng, Phó Giám đốc Công an TP Hà Nội (đại biểu tổ Cầu Giấy) cho rằng, việc ban hành đề án này là rất kịp thời. Bởi lẽ, thời gian vừa qua, cả nước nói chung cũng như Thủ đô nói riêng xảy ra nhiều vụ cháy rất thương tâm.
Phát biểu thảo luận tại tổ, Thiếu tướng Nguyễn Thanh Tùng cũng dành thời gian phân tích những vấn đề liên quan đến vụ cháy chung cư mini 9 tầng vào tháng 9/2023, khiến 56 người chết, do chủ đầu tư xây sai phép ở quận Thanh Xuân (Hà Nội).
Theo ông Tùng, nguyên nhân sâu xa của vụ cháy khiến 56 người chết là do những vấn đề liên quan đến vi phạm trật tự xây dựng từ năm 2015. Qua việc “lật lại hồ sơ”, cơ quan công an đã khởi tố chủ đầu tư tòa chung cư mini, đồng thời xem xét tổng thể vụ án “như một con rết”.
“Nếu ngay từ giai đoạn đầu, công trình được xây đúng phép thì chắc chắn là không để xảy ra hậu quả như vậy. Trong giai đoạn tiếp theo, dù không xảy ra cháy nhưng trách nhiệm, quy định về PCCC phải làm, phải triệt tiêu vi phạm giai đoạn xây dựng”, Thiếu tướng Nguyễn Thanh Tùng nói.
Phó Giám đốc Công an TP Hà Nội cho biết, quá trình điều tra vụ cháy chung cư mini ở quận Thanh Xuân, cơ quan chức năng đã “đưa lên bàn cân” để xử lý những người có liên quan. Bởi lẽ, nếu xử lý hết thì hết cán bộ, hết cả một chuỗi hệ thống chính quyền phường Khương Đình, chưa nói đến quận Thanh Xuân.
Video đang HOT
Thiếu tướng Nguyễn Thanh Tùng cho biết, việc xử lý công trình vi phạm PCCC trên địa bàn cũng “vô cùng khó khăn, không thể cưỡng chế, cũng không cấm người vào được” vì người dân đã bỏ tiền ra mua nhà, mua căn hộ rồi. Do đó, cần khẩn trương ban hành cơ chế khắc phục theo hướng cả Nhà nước và nhân dân cùng làm, trong đó Nhà nước hỗ trợ một phần (nhân công, tiền…).
Ông Hoàng Anh Tuấn, Chủ tịch UBND huyện Mê Linh. Ảnh: Quang Phong
Cùng vấn đề trên, ông Hoàng Anh Tuấn, Chủ tịch UBND huyện Mê Linh cho rằng, đề án đảm bảo an toàn PCCC trên địa bàn thành phố là ‘vô cùng cần thiết’ trong bối cảnh diễn ra nhiều vụ cháy gây hậu quả nghiêm trọng về người và tài sản như hiện nay.
Tuy nhiên, theo ông Hoàng Anh Tuấn, cùng với sự vào cuộc quyết liệt của chính quyền các cấp trong công tác PCCC, việc nâng cao ý thức của người dân về vấn đề này cũng vô cùng quan trọng.
“Từ thực tiễn địa phương tôi thấy, nhiều gia đình sử dụng thiết bị điện, bếp ga đun nấu rất tạm bợ, tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ. Do vậy, chúng ta cần phải tuyên truyền để người dân nâng cao ý thức PCCC”, Chủ tịch UBND huyện Mê Linh nói.
1 vụ án, 4 bị cáo nhận 'lại quả' 2 tỉ từ Việt Á cùng được miễn hình phạt
Cựu giám đốc CDC Tiền Giang và 3 đồng phạm nhận "lại quả" từ Công ty Việt Á hơn 2 tỉ đồng được tòa tuyên miễn hình phạt, tịch thu toàn bộ số tiền để sung công quỹ Nhà nước.
Sau 1 ngày xét xử, chiều 25-4, TAND tỉnh Tiền Giang đã tuyên miễn hình phạt cho các bị cáo: Nguyễn Ngọc Chơn (Cựu giám đốc Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh Tiền Giang) và 3 đồng phạm gồm: Võ Thanh Bình (cựu trưởng Khoa xét nghiệm CDC Tiền Giang), Triệu Vương Tuyền (cán bộ dược sĩ) và Đặng Minh Uy (nhân viên Khoa xét nghiệm) về tội vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng.
Về phần dân sự, số tiền thiệt hại ngân sách nhà nước hơn 7 tỉ đồng đã được giải quyết tại bản án hình sự sơ thẩm số 29 ngày 12-1-2024 của TAND TP Hà Nội nên HĐXX không xem xét.
HĐXX tuyên tịch thu sung công quỹ nhà nước số tiền hơn 2 tỉ đồng các bị cáo nhận của Công ty Việt Á.
Ứng trước test xét nghiệm rồi hợp thức hóa hồ sơ đấu thầu
HĐXX nhận định, quá trình điều tra và tại phiên tòa các bị cáo thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải, có thành tích xuất sắc trong công tác và trong phòng chống dịch bệnh COVID-19, tự nguyện nộp lại số tiền "lại quả", gia đình có công cách mạng...
Xét thấy bị cáo có nhiều tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự nên HĐXX đã tuyên án như trên.
Các bị cáo cựu cán bộ CDC Tiền Giang tại tòa. Ảnh: ĐÔNG HÀ
Trong vụ án này, cựu giám đốc CDC Tiền Giang Nguyễn Ngọc Chơn và 3 đồng phạm bị cáo buộc đã lập thủ tục hợp thức toàn bộ hồ sơ thầu nhằm mục đích cho Công ty Việt Á trúng thầu.
Cụ thể, CDC Tiền Giang đã mua tổng cộng 31.680 Test xét nghiệm của Công ty Việt Á với giá 367.500 đồng/Test.
Tuy nhiên căn cứ tài liệu thực nghiệm điều tra, tài liệu xác minh giá nguyên vật liệu đầu vào, quy trình và năng suất sản xuất Test xét nghiệm của Công ty Việt Á do Cơ quan CSĐT Bộ Công an cung cấp, xác định cơ cấu giá Test xét nghiệm do Công ty Việt Á sản xuất là 143.461 đồng/Test.
Quang cảnh buổi xét xử. Ảnh: ĐÔNG HÀ
Sai phạm trên của các cựu cán bộ CDC Tiền Giang đã gây thiệt hại cho ngân sách hơn 7 tỉ đồng.
Sau khi CDC Tiền Giang thanh toán tiền gói thầu cho Việt Á, các bị cáo nhận "lại quả" từ Việt Á hơn 2 tỉ đồng. Trong đó Chơn nhận 450 triệu đồng; Tuyền nhận 420 triệu đồng; Bình nhận 375 triệu đồng; Uy nhận 782 triệu đồng.
Khi Việt Á bị điều tra, không dám nộp lại tiền "quà" vì sợ bị bắt
Trong phần xét hỏi tại tòa, bị cáo Chơn thừa nhận bản thân sai phạm khi không tổ chức đấu thầu, lựa chọn nhà thầu theo quy định.
Bị cáo cho rằng, do thời điểm xảy ra dịch COVID-19, việc mua sắm trang thiết bị, hóa chất triển khai xét nghiệm phòng chống dịch rất cấp bách và áp lực từ chỉ đạo phòng chống dịch của cấp trên.
Các bị cáo nghe tòa tuyên án. Ảnh: ĐÔNG HÀ
Với trách nhiệm là người đứng đầu CDC Tiền Giang, bị cáo chỉ nghĩ làm sao có test xét nghiệm nhanh và sớm nhất nên bị cáo đã chỉ đạo Tuyền tạm ứng hơn 9.900 test xét nghiệm của Việt Á sử dụng trước.
Sau khi ký thanh toán gói thầu cho Việt Á, bị cáo Chơn thừa nhận có nhận "lại quả" từ Công ty Việt Á 450 triệu đồng tại một quán cà phê trên địa bàn TP Mỹ Tho.
Tòa hỏi bị cáo Chơn có suy nghĩ gì khi nhận "lại quả" từ Việt Á? Bị cáo Chơn đáp: "Lúc đó bị cáo không suy nghĩ gì, chỉ nghĩ là quà bồi dưỡng. Khoảng hơn 4 tháng sau cho đến khi biết Việt Á bị khởi tố thì bị cáo sợ nếu đem tiền nộp lại thì sẽ bị bắt nên bị cáo im lặng, chờ xem tình hình thế nào. Cho đến khi CDC Tiền Giang bị điều tra, bị cáo mới nộp lại số tiền trên".
Trong vụ án này, Tuyền là đồng phạm với vai trò người thực hành, trực tiếp làm hợp thức hóa toàn bộ hồ sơ thầu. Bình và Uy phạm tội với vai trò giúp sức.
Tại tòa, các bị cáo Tuyền, Bình, Uy đều cho rằng, thấy bất thường khi nhận "quà" hàng trăm triệu đồng từ Việt Á và giữ trong thời gian dài cho đến khi vụ việc bị điều tra.
Từ ngày 6-6- 2022 đến ngày 9-6-2022, tất cả 4 bị cáo đến Cơ quan điều tra trình báo và xin nộp lại tiền "lại quả" trên.
Nhanh chóng khống chế, bắt giữ đối tượng cướp tiệm vàng ở Phú Thọ Khoảng 12h20' ngày 22/4, cửa hàng vàng bạc Mai Hân (ở tổ 21, khu 3, phường Dữu Lâu, TP Việt Trì, Phú Thọ) do anh Lê Văn Hân (SN 1988; ở Phù Ủng, Ân Thi, Hưng Yên) làm chủ, bất ngờ bị đối tượng Đinh Quang Minh cướp. Lúc này, trong tiệm vàng có 2 vợ chồng anh Lê Văn Hân và 2...