Đưa lao động đặc định sang Nhật: Mở thêm cửa nhưng sẽ giám sát chặt
Không chỉ dừng lại ở xuất khẩu thực tập sinh, mới đây Việt Nam còn đưa lao động kỹ thuật cao sang Nhật Bản làm việc. Để đảm bảo chương trình không bị kẻ xấu trục lợi, mới đây Việt Nam – Nhật Bản đã ký kết văn bản MOC nhằm thực thi tốt hơn chương trình này.
Thận trọng trước những “điều tiếng”
Theo thống kê của Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ LĐTBXH), năm 2018 là năm thứ 3 liên tiếp, số lượng lao động Việt Nam sang làm việc ở nước ngoài dưới diện xuất khẩu lao động vượt mức 100.000 lao động. Cụ thể, năm 2018 có 142.860 lao động Việt Nam đi làm việc ở hơn 40 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Bên cạnh việc duy trì các thị trường truyền thống, Việt Nam đã có những nỗ lực thúc đẩy tìm kiếm cơ hội việc làm tại thị trường tiềm năng Nhật Bản. Nhờ vậy, trong năm 2018, thị trường XKLĐ đi Nhật Bản đã vươn lên soán ngôi đầu thay vì thị trường Đài Loan như năm 2017.
Thực tập sinh Việt Nam được đào tạo bài bản trước khi ra nước ngoài làm việc. (ảnh: Nguyệt tạ)
Cũng năm 2018, Việt Nam đã đưa được hơn 68.000 lao động đi Nhật Bản làm việc và con số này ở Đài Loan là hơn 60.000. Tuy nhiên, không dừng lại ở việc đưa lao động phổ thông sang Nhật Bản làm việc thông qua con đường thực tập sinh kỹ năng, mới đây, Việt Nam đã bắt đầu đưa lao động sang Nhật Bản làm việc qua con đường lao động đặc định (lao động kỹ thuật cao).
Quốc hội Nhật Bản đã thông qua chính sách mới mở rộng cửa chào đón lao động kỹ thuật cao nước ngoài đến làm việc tại Nhật Bản. Theo dự báo, trong vòng 5 năm tới, Nhật Bản sẽ tiếp nhận tối đa 345.500 người vào làm việc trong 14 ngành nghề. Đây sẽ là cơ hội tốt cho lao động Việt Nam muốn tìm kiếm các công việc kỹ thuật cao, mức lương hợp lý…
Mặc dù có nhiều thành công trong việc đưa lao động sang Nhật Bản làm việc nhưng thời gian qua hoạt động XKLĐ ở thị trường này cũng có khá nhiều “điều tiếng”.
Lao động N.T.N, 25 tuổi (Thanh Hóa) cho biết, năm 2016 N học xong trung cấp thú y nhưng về quê không xin được việc làm. Sau thời gian đó, anh có nhu cầu đi XKLĐ và được người anh cùng quê giới thiệu đi làm việc ở Nhật Bản. Ban đầu người môi giới cho N đến một công ty du học và nói sẽ lo thủ tục để N sang Nhật. Khi N hỏi về việc sao đi làm lao động (thực tập sinh kỹ năng) mà công ty lại làm hồ sơ cho N đi du học thì họ trả lời là đi du học nhưng thực chất là vừa học vừa làm.
Video đang HOT
Quá tin lời người môi giới, N đã nộp hơn 150 triệu đồng để được đưa sang Nhật vừa học vừa làm. Thế nhưng tới Nhật, N mới té ngửa vì diện visa của mình sang là đi học và bị khống chế giờ làm thêm. N cũng không được phía công ty phái cử hỗ trợ chi phí lo chỗ ăn, ở… tiền làm thêm giờ không đủ để N trang trải tiền ăn ở. N và nhiều du học sinh khác còn thường xuyên phải chạy trốn vì bị cơ quan chức năng săn lùng.
Thực tế, việc thực tập sinh kỹ năng và du học cũng như lao động đặc định là 3 diện khác nhau. Thế nhưng vì thiếu hiểu biết, nóng vội mà nhiều lao động ở các vùng quê đã trở thành con mồi ngon cho các đối tượng cò mồi, môi giới.
Giấc mơ lương nghìn USD
Hiện nay, ngoài việc đưa lao động thực tập sinh (chủ yếu lao động phổ thông) sang Nhật Bản làm việc mới đây, bắt đầu từ 1/4/2019 Nhật Bản đã tiếp nhận thêm lao động đặc định của Việt Nam.
Ông Nguyễn Thanh Liêm – Phó Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ LĐTBXH) cho biết, việc hợp tác đưa lao động đặc định sang Nhật Bản là một cơ hội lớn để Việt Nam XKLĐ có kỹ năng sang Nhật. So với thực tập sinh kỹ năng, lao động đặc định phải đáp ứng được nhiều tiêu chuẩn, điều kiện hơn như: Trình độ tiếng Nhật phải từ N3 trở lên, lao động phải có kỹ thuật cao, trải qua các kỳ thi tiếng Nhật và thi chuyên môn…
Lao động đặc định là tên chương trình Visa cấp cho lao động đặc thù, có chuyên môn, kỹ năng cao. Lao động này có tư cách lưu trú như người lao động của Nhật Bản, nên sẽ được hưởng chế độ lương, phúc lợi như lao động Nhật Bản”. Ông Doãn Mậu Diệp – Thứ trưởng Bộ LĐTBXH
Mới đây, để siết chặt việc tuyển dụng, XKLĐ với đối tượng lao động đặc định (visa đặc định) phía Nhật Bản và Việt Nam đã ký thỏa thuận MOC. Theo quy định tại MOC, phía Nhật Bản chỉ tiếp nhận lao động “kỹ năng đặc định” người Việt Nam sau khi người lao động đã thực hiện các thủ tục cần thiết theo quy định của pháp luật Việt Nam và có tên trong “Danh sách xác nhận”.
Việc tuân thủ MOC sẽ giúp loại trừ các cơ quan trung gian xấu và các hoạt động trái pháp luật liên quan đến lao động kỹ năng đặc định. Theo đó MOC quy định cụ thể đối tượng được tham gia cấp visa đặc định. Cụ thể, ngoài những lao động có chuyên môn kỹ thuật cao tại Việt Nam, có 2 đối tượng đang cư trú tại Nhật có thể tham gia lao động đặc định đó là thực tập sinh kỹ năng hết thời gian thực tập và du học sinh đã kết thúc quá trình du học, hoặc ít nhất là sau 2 năm tham gia các chương trình này.
Ông Nguyễn Thanh Liêm cho biết thêm: “Mọi vấn đề chi phí, đi lại, thi tiếng, thi chuyên môn sẽ do Nhật Bản hỗ trợ và được phía Việt Nam giám sát để tránh những phát sinh bất lợi cho lao động. Văn bản MOC được ký kết để hạn chế những cá nhân, lợi dụng việc thực tập kỹ năng đưa lao động sang làm việc như lao động đặc định”.
Ông Doãn Mậu Diệp – Thứ trưởng Bộ LĐTBXH cho rằng, gọi là XKLĐ đặc định nhưng các ngành nghề về Nhật Bản tiếp nhận vẫn như vậy. Có 14 ngành nghề cơ bản như: Xây dựng; vệ sinh công nghiệp cao, nông nghiệp; may mặc, điều dưỡng, y tá, hộ lý, bác sĩ… “So với thực tập sinh kỹ năng tham gia chương trình và trở thành lao động đặc định, lao động sẽ nhận được mức lương và chế độ phúc lợi cũng tốt hơn” – ông Diệp thông tin.
Theo Danviet
Công ty Airseco "dựng" hợp đồng góp vốn lừa tiền của người lao động ?
Theo người lao động cho biết, Tổng Giám đốc Công ty CP DV và TM Hàng không - Airseco ông Nguyễn Xuân Vui đã dựng lên các hợp đồng góp vốn để lừa tiền của họ. Thực chất đây là khoản tiền mà ông Vui bắt người lao động phải nộp với tên gọi "tiền cọc chống trốn".
Công ty Airseco quảng cáo rầm rộ về việc đưa người đi du học, xuất khẩu lao động nhưng Tổng Giám đốc Công ty là ông Nguyễn Xuân Vui lại bị người dân khởi kiển ra tòa vì không trả "tiền cọc chống trốn".
Trong bài phản ánh trước, Nhà báo và Công luận đã thông tin tới bạn đọc về sự việc ông Nguyễn Xuân Vui - Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Dịch vụ và Thương mại Hàng không - Airseco (Công ty Airseco) đã có dấu hiệu chiếm đoạt số tiền của nhiều người thông qua các hợp đồng góp vốn. Nhiều người lao động còn cho biết, Công ty Airseco còn đang có dấu hiệu của việc mở rộng, tiếp tục lừa dối nhiều người lao động cả tin khác để chiếm đoạt tiền vay. Đối tượng bị Công ty này lừa tiền còn có cả thương binh, bệnh binh.
Thực tế Công ty Airseco hoạt động mạnh trong lĩnh vực xuất khẩu lao động, du học tại các nước như Nhật Bản, Đức và đào tạo từ nhiều năm qua. Đến nay, bản thân ông Nguyễn Xuân Vui và Công ty Airseco dường như đang chạy trốn người lao động bởi doanh nghiệp này hiện chẳng có một trụ sở chính thức. Tại địa chỉ phòng 10, tầng 11, tòa nhà Charmvit Trần Duy Hưng, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội đã không còn là trụ sở của Công ty Airseco từ nhiều tháng nay.
Qua tìm hiểu hồ sơ do người lao động cung cấp chúng tôi nhận thấy việc ông Nguyễn Xuân Vui - TGĐ Công ty Airseco đang có nhiều biểu hiện của hành vi vi phạm pháp luật. Bởi thực chất của những hợp đồng góp vốn kia là những khoản "tiền cọc chống trốn" mà người lao động phải nộp cho công ty để được xuất cảnh.
Việc nộp tiền cọc chống trốn dưới vỏ bọc của hợp đồng vay vốn?.
Anh Đinh Ngọc Minh - quê Quảng Ninh đại diện cho nhiều người lao động khi trao đổi với phóng viên cho biết: "Tôi được Công ty Airseco đưa đi xuất khẩu lao động với đơn hàng làm thủy sản tại Nhật Bản. Trước thời điểm đi, ông Vui - Tổng giám đốc có nói là phải nộp một khoản tiền cọc chống trốn là 3.000USD. Tuy nhiên, khi tôi cùng nhiều lao động đến nộp tiền thì bên phía Công ty lại đưa ra một Hợp đồng góp vốn. Khi chúng tôi hỏi tại sao Tổng giám đốc nói là nộp cọc chống trốn mà lại đưa ra hợp đồng góp vốn thì được phía Công ty Airseco giải thích việc nộp cọc chống trốn là theo quy định của Công ty; việc này Luật không cho phép và cứ làm theo Hợp đồng góp vốn. Sau này, người lao động về nước sẽ được hoàn trả lại số tiền này...".
Nhiều người lao động đã phải chịu đủ mọi khoản chi phí cho Công ty Airseco nhưng đến sát ngày được xuất cảnh, doanh nghiệp này lại yêu cầu người lao động đóng thêm khoản tiền gọi là "tiền cọc chống trốn" với số tiền là 64.000.000 đồng hoặc 3000USD khiến họ bức xúc. Nhưng không nộp khoản tiền này thì không được xuất cảnh, nhiều người lao đã phải cắn răng đi vay mượn, thậm chí vay nặng lãi để nộp cho Công ty Airseco mong sớm được đi lao động kiếm tiền trả nợ.
Hàng loạt cam kết hoàn trả tiền vay được ông Vui hứa cho vui, người lao động vẫn không nhận được bất kỳ một đồng nào từ công ty.
Bằng "Hợp đồng góp vốn", hàng chục người lao động đã bị Công ty Airseco lấy tiền một cách bất hợp pháp với số tiền lên tới cả tỷ đồng; Sau khi họ trở về nước theo đúng thời hạn hợp đồng thì chỉ là những lời hứa hẹn của ông Nguyễn Xuân Vui. Thậm chí nhiều người lao động đã đến ăn, ngủ tại ngay trụ sở Công ty Airseco để mong được gặp ông Vui lấy lại số tiền cọc nhưng ông Vui không hề xuất hiện. Phải chăng dựa vào hình thức này, bản thân ông Nguyễn Xuân Vui và Công ty Airseco đã không bị cơ quan chức năng "sờ gáy", vẫn tiếp tục đưa người lao động đi nước ngoài?
Bất lực, người lao động tìm đến luật sư để cầu cứu, khởi kiện ông Nguyễn Xuân Vui ra tòa án. Nhưng khi ra Tòa án nhân dân quận Cầu Giấy, ông Vui lại tiếp tục điệp khúc hứa hẹn, cam kết sẽ hoàn trả số tiền; ông Vui mong muốn được hòa giải với người lao động, lập biên bản cam kết sẽ trả đầy đủ số tiền theo giấy tờ ông đã ký là "hợp đồng góp vốn". Thực tế ra sao? Đến nay, đã quá thời gian theo như cam kết, người lao động vẫn chưa nhận được bất kỳ một khoản tiền nào từ Công ty Airseco, bản thân ông Vui thì mất tích trong khi điện thoại không thể liên lạc được.
Ông Nguyễn Xuân Vui - Tổng giám đốc Công ty Airseco đang phải trốn chạy người lao động. Ảnh: Thanh Dat
Sự việc người lao động đang bị Công ty Airseco lừa dối, chiếm dụng tiền bằng hợp đồng góp vốn nhưng thực chất là một khoản thu trái quy định "tiền cọc chống trốn" rất cần cơ quan chức năng vào cuộc làm rõ.
Theo Cục Quản lý lao động ngoài nước thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cho biết, người lao động khi đi Nhật Bản theo hình thức thực tập sinh cần lưu ý: Thứ nhất người lao động cần hỏi rõ Công ty là phiếu thu khoản gì, như thế nào và lưu giữ toàn bộ phiếu thu có đóng dấu của Công ty. Thứ hai, nếu nghi ngờ các doanh nghiệp xuất khẩu lao động thu các khoản phí cao, người lao động có thể gửi thông tin đến Cục Quản lý lao động ngoài nước để xử lý. Cùng với đó, doanh nghiệp đưa thực tập sinh sang Nhật không được thu tiền đặt cọc đồng thời phải công khai các khoản thu phí theo quy định để tránh trường hợp người lao động phải chịu các khoản phí cao, trái với quy định của Việt Nam.
Nhà báo và Công luận sẽ tiếp tục thông tin.
Quốc Trần
Theo congluan
Lá lành đùm lá rách : Xót xa tình cảnh của một học sinh lớp 12 Tai ương ập xuống với Phạm Văn Chung (thôn Trung Quán, xã Duy Ninh, H.Quảng Ninh, Quảng Bình) lúc đang là học sinh lớp 12, khiến em phải dở dang chuyện học khi ngày thi tốt nghiệp THPT cận kề. Vợ chồng ông Dũng và 2 đứa con nhỏ trong ngôi nhà xập xệ ẢNH: HUỆ MINH Nhà Chung đơn sơ, nghèo nàn...