Đưa kiến thức bình đẳng giới vào trường học
Không chỉ là sân chơi để nâng cao kiến thức, hội thi tuyên truyền, giáo dục về bình đẳng giới do Sở Giáo dục và Đào tạo triển khai diễn ra lần lượt ở các cụm trường THPT trong tỉnh còn là dịp để học sinh bày tỏ, nêu lên thực trạng còn tồn tại về những bất bình đẳng trong xã hội hiện nay.
Hội thi diễn ra với chuỗi hoạt động: triển lãm tranh, sách, mô hình và tranh tài kiến thức, với mục đích phát huy hiệu quả công tác truyền thông, tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình, bình đẳng giới, chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em gái… Đặc biệt, các nội dung về ý thức chấp hành pháp luật, kiến thức giới tính, sức khỏe sinh sản vị thành niên; vai trò phụ nữ trong phòng, chống bạo lực gia đình, bạo lực trên cơ sở giới; phòng, chống mua bán người; phòng, chống xâm hại phụ nữ… được xoáy sâu ở phần thi kiến thức, với các hình thức: “Rung chuông vàng”, diễn tiểu phẩm, thuyết trình, xử lý tình huống.
Góc tuyên truyền, triễn lãm sách, tài liệu về bình đẳng giới.
Em Lê Thị Mỹ Hoa (học sinh Trường THPT Chu Văn An, Phú Tân) cho rằng, vấn đề bình đẳng giới hiện nay rất đáng quan tâm, nhất là còn bộ phận thế hệ ông bà có tư tưởng thương cháu trai hơn cháu gái. Nhiều gia đình vẫn có sự đối đãi, yêu thương khác biệt giữa con cháu trong một nhà khiến những người còn lại chịu thiệt thòi. Trước thực trạng đó, Mỹ Hoa và nhóm bạn cùng lớp đã nghiên cứu biểu diễn tiểu phẩm “Đứa cháu gái” với thông điệp mong xã hội hãy thực sự bình đẳng, dù sinh con trai, con gái cũng cần yêu thương như nhau, nhất là cần tôn trọng, bảo vệ người phụ nữ trong gia đình.
Bên cạnh quan niệm “trọng nam, khinh nữ” còn tồn tại, theo cô Nguyễn Thị Mai Trinh (giáo viên Trường THPT Bình Thạnh Đông, Phú Tân), hiện nay “les” (đồng tính nữ) và “gay” (đồng tính nam) rất cần được quan tâm. Dù xã hội hiện nay đã tiến bộ, nhiều học sinh đến trường, hòa nhập vào xã hội đã mạnh dạn thể hiện mình, nhưng ngay trong gia đình lại là nơi chưa chấp nhận họ. Một số phụ huynh khi biết về tình trạng của con cái đã có thái độ hững hờ, không chấp nhận, thậm chí đánh đập khiến các em không dám sống thật với giới tính, phải che giấu, trầm cảm. Để có thể thấu hiểu, cảm thông lẫn nhau không phải là chuyện “một sớm một chiều”, mà phải dùng giải pháp “mưa dầm thấm lâu”.
Bên cạnh những kiến thức do nhà trường cung cấp, lồng ghép giảng dạy ở các môn phù hợp, thì bình đẳng giới rất cần được tuyên truyền dưới nhiều hình thức phong phú hơn, gần gũi hơn. Từ những sân chơi này, giáo viên tin rằng, được giáo dục tốt về bình đẳng giới từ sớm sẽ giúp học sinh định hình suy nghĩ, hình thành tính cách, thói quen và hành vi ứng xử bình đẳng, góp phần xây dựng xã hội bình đẳng thực chất. Gắn liền với nội dung này, kiến thức giáo dục giới tính, sức khỏe sinh sản, hôn nhân gia đình… đã được đưa vào chương trình ngoại khóa qua tranh vẽ do học sinh tự làm.
Tranh vẽ do học sinh thực hiện tại hội thi.
Phó Hiệu trưởng Trường THPT Chu Văn An Phạm Thị Hồng Sương cho biết, cụm huyện Phú Tân có 5 trường tham gia, là hoạt động rất thiết thực trong Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới cũng như thực hiện Đề án 938 của Thủ tướng Chính phủ về “Tuyên truyền, giáo dục, vận động, hỗ trợ phụ nữ tham gia giải quyết một số vấn đề xã hội liên quan đến phụ nữ giai đoạn 2017-2027″. Các hoạt động giúp các học sinh hiểu thêm về giới, cho các em thể hiện chính mình, hòa hợp với cộng đồng. Mục đích ngành giáo dục và đào tạo hướng đến là tuyên truyền trong nhân dân, phụ huynh, học sinh biết về Luật Bình đẳng giới, vai trò của người phụ nữ trong gia đình để từ đó tất cả mọi người đều có vai trò, trách nhiệm trong đấu tranh, phòng chống bạo lực gia đình.
“Học sinh chứng tỏ kiến thức qua cuộc thi “Rung chuông vàng”, sáng tạo tiểu phẩm và thuyết trình, gửi gắm tiếng nói của các em đến các bạn của mình, tâm tư gửi đến thầy cô giáo, phụ huynh về bình đẳng giới rất bổ ích, ý nghĩa. Những giải pháp giáo dục trong nhà trường cùng với sân chơi ngoại khóa, rèn luyện kỹ năng cho học sinh như thế này sẽ giúp các em có cái nhìn đúng đắn hơn về sự bình đẳng” – cô Phạm Thị Hồng Sương chia sẻ.
MỸ HẠNH
Theo baoangiang
Video đang HOT
Cụ ông 97 tuổi ở Hà Tĩnh hiến nhà xây "Ngôi nhà trí tuệ"
Là cán bộ ngành giáo dục, thấy được ý nghĩa của sách trong việc nâng cao kiến thức, cụ ông Đoàn Tử Liễn (97 tuổi) ở xã Đức Lạc, huyện Đức Thọ (Hà Tĩnh) đã biến ngôi nhà của mình thành thư viện cộng đồng, được người dân và dư luận hết sức đồng tình.
Rất ấn tượng với tấm biển được gắn lên trụ cổng với dòng chữ bằng 2 thứ ngôn ngữ Việt - Anh "Ngôi nhà trí tuệ".
Nhiều thành tích đáng nể
Theo sự chỉ dẫn của người dân, PV Infonet đã tìm đến ngôi nhà của cụ Đoàn Tử Liễn, tại thôn Trại Trúc, xã Đức Lạc, huyện Đức Thọ (Hà Tĩnh). Nhờ công cuộc xây dựng NTM nên đường xá đi lại rộng rãi, thoáng đãng, hai bên được trồng nhiều cây cảnh, tạo nên diện mạo mới của vùng bán sơn địa này.
Ấn tượng đầu tiên đối với chúng tôi là tấm biển được gắn lên trụ cổng với dòng chữ bằng 2 thứ ngôn ngữ Việt - Anh "Ngôi nhà trí tuệ". Tại đây một ngôi nhà hai tầng khang trang nằm tọa lạc giữa một thửa đất rộng, có nhiều cây cối tỏa bóng râm mát.
Phía trước nhà, một cái chòi lá được dựng lên bên cạnh ao cá, có bộ bàn ghế đá để người dân xung quanh đến hóng mát, đọc sách hay đánh cờ. Khu vực sân có mái che, được đặt nhiều bộ bàn ghế cùng một chiếc bảng, có thể dùng để ngồi đọc sách hay triển khai hoạt động dạy học.
Chủ ngôi nhà là cụ ông Đoàn Tử Liễn (97 tuổi), nguyên là Cán bộ Phòng giáo dục Đức Thọ (Nghệ Tĩnh). Năm 1958, khi dạy học tại Trường phổ thông cấp 1 xã Đức Lập (huyện Đức Thọ), cụ Liễn đã tích cực tham gia phong trào Bình dân học vụ, góp phần hoàn thành kế hoạch 3 năm thanh toán nạn mù chữ trước thời hạn. Cụ được Ủy ban hành chánh Hà Tĩnh tặng GIẤY GHI CÔNG DIỆT DỐT.
Cụ ông Đoàn Tử Liễn và Ngôi nhà trí tuệ.
Năm 1961, cụ tham gia học lớp bổ túc nghiệp vụ Trường Sư phạm sơ cấp Hà Tĩnh. Từ 1971 đến 1974, tham gia bồi dưỡng văn hóa nghiệp vụ theo chương trình Trung học hoàn chỉnh (hệ Hàm thụ). Sau khi ra trường, cụ được điều động về dạy học tại Trường Cấp 1 xã Cẩm Nam, rồi được đề bạt làm Hiệu trưởng Trường cấp 1 xã Cẩm Yên (huyện Cẩm Xuyên).
Sau đó, cụ Đoàn Tử Liễn được chuyển về giảng dạy tại Trường cấp 1 Đức Lạng, Trường cấp 1 Đức Đồng, rồi làm Phó Phòng Giáo dục - Đào tạo Đức Thọ cho đến khi nghỉ hưu theo chế độ. Trong quá trình dạy học, cụ nhiều năm đạt danh hiệu giáo viên giỏi tỉnh, danh hiệu chiến sỹ thi đua cấp tỉnh và nhiều năm có học sinh giỏi cấp tỉnh.
Sinh thời, cụ Đoàn Tử Liễn là người ham mê đọc sách nên thường được con cái bổ sung sách để đọc. Từ đó, tủ sách gia đình ngày một nhiều thêm, đa dạng hơn, bạn bè, đồng nghiệp, bà con lối xóm cũng thường lui tới để đọc sách, đánh cờ.
Cũng xuất phát từ đó, cụ Liễn có nguyện vọng là biến ngôi nhà trở thành thư viện cộng đồng, một không gian học tập suốt đời, hoàn toàn miễn phí cho người dân trong vùng.
Gieo mầm văn hóa đọc
Tiếp chúng tôi, bà Đoàn Thị Minh Lý (57 tuổi, con thứ 4 của cụ Liễn, người trực tiếp chăm nom "Ngôi nhà trí tuệ" ở xã Đức Lạc) kể lại: "7 năm trước đây, anh em chúng tôi đã cùng nhau xây cho cha một căn nhà kiên cố. Tuy nhiên, thời gian gần đây, do tuổi cao sức yếu nên tôi đưa cha về nhà mình ở bên cạnh để tiện chăm sóc".
Với những đóng góp của mình, Cụ được Ủy ban hành chánh Hà Tĩnh tặng Giấy Ghi công diệt dốt.
"Từ ước nguyện của Cụ, đầu năm 2018, em trai út là Đoàn Tử Hoan (SN 1972), Giám đốc nhà sách Đông - Tây (Hà Nội) đã sửa chữa căn nhà, cải tạo lại công năng, biến ngôi nhà ở thành thư viện cộng đồng, phục vụ việc đọc sách cho bà con trong vùng, đặc biệt là các em học sinh", bà Lý nói thêm.
Cũng theo bà Lý, thời gian đầu công tác quản lý gặp nhiều khó khăn, nhiều người đến mượn nhưng không trả nên bị mất khá nhiều sách. Vì nhiều học sinh chưa có giấy chứng minh nhân dân nên nhiều phụ huynh đề nghị khi cho mượn sách thì nên "các tiền" lại, nhưng không được. Bởi, thà để họ tự giác chứ đã "các tiền" thì không gọi là làm từ thiện nữa.
Nói về ý tưởng trong việc hình thành "Ngôi nhà trí tuệ", ông Đoàn Tử Hoan (con trai út của cụ Đoàn Tử Liễn) chia sẻ, ý tưởng ban đầu là của một nhóm xã hội, trong đó người khởi xướng là ông Nguyễn Anh Tuấn, quê Thanh Chương (Nghệ An). Do thường xuyên tham gia chương trình tặng sách, chương trình thiện nguyện, thấy mô hình hay nên đưa về triển khai với hy vọng làm được điều gì đó giúp ích cho quê hương.
"Nếu tặng một gói mì hay bộ quần áo thì theo thời gian cũng quên lãng đi, giá trị sử dụng gần như rất thấp, tặng ai thì chỉ người đó dùng thôi. Hình thành được "Ngôi nhà trí tuệ" thì nó sẽ lan tỏa. Bản chất là gieo mầm văn hóa đọc, kích thích nhu cầu học hành thì sẽ có giá trị dài lâu hơn", ông Hoan nêu quan điểm.
Cụ Đoàn Tử Liễn nhiều năm đạt danh hiệu giáo viên giỏi tỉnh và Chiến sỹ thi đua cấp tỉnh.
"Bản thân Cụ (Đoàn Tử Liễn - PV) là người rất thích đọc sách, nên mỗi lần về quê, chúng tôi thường mang theo sách để cụ đọc. Được anh trai gợi ý, kết hợp với nguyện vọng của bố, ngay sau khi làm xong ngôi nhà kiên cố, chúng tôi đã mang sách về chật kín cả tầng trên rồi", ông Hoan nói thêm.
Cũng theo ông Hoan, thời đó do mọi người không quen, trào lưu đọc chưa được chú trọng nên đưa sách về nhưng người đọc gần như không có. Để một thời gian, sách bị hỏng nên phải chuyển bớt đi một ít. Sau khi gặp nhóm xã hội này thì mới triển khai lại, chuyển từ tầng 2 xuống tầng 1 từ tháng 4/2019. Mọi hoạt động do các bạn học sinh tự quản. Các bạn ấy tự đến, tự ghi, tự mượn và tự trả.
Điều khiến ông Hoan trăn trở là làm sao "Ngôi nhà trí tuệ" đi vào hoạt động được hiệu quả và phát huy được giá trị của sách. Làm sao giới thiệu cho nhiều người biết để đến đọc và sinh hoạt: "Chúng tôi muốn tổ chức các lớp học miễn phí ở đấy, sẵn sàng mời thầy cô giáo nhưng học sinh rất bận nên không triển khai được. Vừa rồi chúng tôi có mời một số tình nguyện viên nước ngoài về chơi, giao lưu tiếng Anh nên thu hút được khá đông học sinh tham gia".
Có một điều dẫu không muốn nói ra nhưng ông Hoan rất buồn đó là sách bị mất khá nhiều, mà mất toàn sách quý. Có nhiều người không tự nguyện trả, cứ mượn xong là cầm luôn, bởi họ tự mượn, tự ghi nên giờ cũng chẳng biết đòi ai. Sau này các bạn sáng tạo ra cách ghi lại số điện thoại nhưng lại cho cái số vẩn vơ. Cuối cùng phải làm thẻ thư viện thì mới hạn chế được số sách hao hụt.
Ngôi nhà trí tuệ hiện có hàng ngàn đầu sách và sẽ tiếp tục được bổ sung.
Chính quyền và phòng ban nói gì?
Việc ra đời của "Ngôi nhà trí tuệ" được chính quyền địa phương hết sức ủng hộ, bởi đây là sân chơi tìm kiếm kiến thức miễn phí, có ý nghĩa thiết thực, vừa giúp con em học tập tốt, cỗ vũ phong trào văn hóa đọc.
Trao đổi với PV Infonet, ông Trịnh Hồng Mạnh, Trưởng Phòng Giáo dục - Đào tạo huyện Đức Thọ, cho biết: "Qua một thời gian đi vào hoạt động, "Ngôi nhà trí tuệ" cơ bản cũng đã phát huy được giá trị của nó. Việc học sinh đến đọc, mượn sách vẫn diễn ra đều đặn ở mọi lứa tuổi. Không chỉ riêng học sinh trong xã mà nhiều học sinh trong huyện cũng tìm đến vì nó khắc phục được những hạn chế về mặt thời gian mà thư viện trường hoặc thư viện huyện không thể đáp ứng được".
"Ngoài ra, dù không thường xuyên lắm nhưng tại đây có diễn ra một số hoạt động giao lưu đối với sinh viên tình nguyện từ các trường Đại học trong nước và nước ngoài nên đã thu hút và khích lệ được rất đông học sinh tham gia", ông Mạnh nói thêm.
Cũng theo Trưởng phòng GD-ĐT Đức Thọ, thực hiện chủ trương của Bộ GD&ĐT, vừa qua huyện Đức Thọ có tổ chức Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời năm 2019, nhằm nâng cao nhận thức của người dân trong cộng đồng về tầm quan trọng của việc học tập thường xuyên, học tập suốt đời đối với sự phát triển toàn diện của cá nhân. Vì thế sự ra đời của mô hình Ngôi nhà trí tuệ ở một vùng quê là một sự cổ vũ, sự lan tỏa mang tính nhân văn cao cả.
Chòi lá được dựng lên bên cạnh ao cá, có bàn ghế đá để người dân xung quanh đến hóng mát, đọc sách hay đánh cờ.
Ông Trần Hoài Đức, Phó chủ tịch UBND huyện Đức Thọ đánh giá cao mô hình Ngôi nhà trí tuệ: "Đây là một việc làm rất tốt, có sức cổ vũ lớn đối với phong trào đọc sách mà huyện vừa phát động. Mặc dù ở xã miền núi nhưng đã thu hút được nhiều độc giả ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là học sinh".
"Đến với Ngôi nhà trí tuệ, ngoài việc đọc sách các em còn được giao lưu, giúp đỡ lẫn nhau trong quá trình học tập, tạo nên sự phấn chấn, thúc đẩy các em học tập tốt hơn vì đây là một sân chơi rất lành mạnh và bổ ích, một trường học ngoài đời", ông Đức nói thêm.
Phó chủ tịch UBND huyện Đức Thọ mong muốn được các nhà hảo tâm, các tổ chức từ thiện quan tâm, hỗ trợ để Ngôi nhà trí tuệ ngày càng phát triển, làm phong phú thêm đầu sách, đáp ứng đầy đủ mọi nhu cầu tìm kiếm tri thức cho người dân nói chung và học sinh nơi đây nói riêng.
Theo infonet
Gần 15 ngàn thí sinh tham gia cuộc thi trực tuyến "Pháp luật học đường" Theo Ban Tổ chức Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu kiến thức pháp luật "Pháp luật học đường" , tính đến 9h00 ngày 18/11/2019 (tức sau 1 tuần phát động), có 14.568 thí sinh đã thi. Ảnh minh họa Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu kiến thức pháp luật "Pháp luật học đường" được phát động từ tối ngày 08/11/2019 tại Trường Trung...