Đưa khí tài săn mục tiêu bay thấp “Made in Vietnam” vào vận hành
Ngày 20/09/2016, tại Học viện PK-KQ, Quân chủng PK-KQ phối hợp với Tập đoàn Viễn thông quân đội Viettel khai mạc lớp huấn luyện khí tài săn mục tiêu bay thấp cơ động nhanh VRS-2DM.
Trình diễn khí tài radar do Tập đoàn Viễn thông quân đội Viettel chế tạo, trong đó có radar bắt thấp cơ động nhanh VRS-2DM. Ảnh: Tập đoàn Viettel.
Theo báo Phòng không – Không quân, radar VRS-2DM là khí tài được Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel cải tiến hiện đại hóa từ radar P-19 do Liên Xô sản xuất. Đây là khí tài có khả năng bắt thấp rất tốt, được trang bị cho các đơn vị của Quân chủng PK-KQ để thực hiện nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu, quản lý vùng trời và quản lý điều hành bay.
Theo kế hoạch đợt 1 – 2016, Quân chủng tổ chức 2 lớp huấn luyện về khí tài radar VRS-2DM gồm: Lớp tham mưu được huấn luyện trong 1 tháng, Lớp Kỹ thuật được huấn luyện trong 2 tháng.
Trong thời gian huấn luyện, cán bộ các cấp của Quân chủng sẽ được giới thiệu những kiến thức cơ bản về tính năng, kỹ chiến thuật, quy trình khai thác sử dụng, làm công tác chuẩn bị chiến đấu, điều chỉnh, sửa chữa, quy trình bảo dưỡng, định kỳ khí tài radar VRS-2DM.
Thiếu tướng Nguyễn Hữu Chí – Phó tư lệnh Quân chủng PK-KQ phát biểu tại Lễ khai mạc. Ảnh: Báo Phòng không – Không quân.
Video đang HOT
Tự hào radar bắt thấp”Made in Vietnam”
Với khóa huấn luyện này, có thể khẳng định khí tài săn mục tiêu bay thấp cơ động nhanh VRS-2DM do Tập đoàn Viễn thông quân đội Viettel chế tạo đã vượt qua được những “cửa ải” nghiệm thu khắt khe, nghiêm ngặt, đáp ứng được yêu cầu về loại radar thế hệ mới, hiện đại.
Việc đưa radar VRS-2DM vào trang bị đã góp phần nâng cao sức chiến đấu của các đơn vị, cảnh giới bầu trời, cảnh báo sớm cho các phân đội hỏa lực tên lửa, pháo phòng không chuyển cấp báo động sẵn sàng tiêu diệt các mục tiêu bay, kể cả mục tiêu bay thấp, bám địa hình.
Còn nhớ, cách đây tròn 1 năm, tại Triển lãm “70 năm thành tựu kinh tế – xã hội Việt Nam” nhân dịp Quốc khánh 09/09/2015, radar VRS-2DM chính thức được ra mắt công chúng và đã thu hút được sự quan tâm đặc biệt của khách thăm quan.
Radar bắt thấp chuyên nhiệm VRS-2DM do Viettel chế tạo trưng bày tại Triển lãm Giảng Võ. Ảnh: Nguyễn Bình
Điều đó khẳng định sự lớn mạnh của nền công nghiệp quốc phòng Việt Nam, trong đó Tập đoàn Viễn thông quân đội Viettel là một mũi nhọn, đã và đang nghiên cứu, chế tạo và sản xuất nhiều loại vũ khí, khí tài thế hệ mới, đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa quân đội nói chung và Quân chủng PK-KQ nói riêng.
Như đã biết, trong tác chiến phòng không, các mục tiêu bay thấp, đặc biệt là bay bám địa hình là những kẻ địch cực kỳ nguy hiểm, có thể đột kích bất ngờ khiến các lực lượng phòng không vất vả đối phó, thậm chí là bỏ lỡ cơ hội tiêu diệt do không kịp chuyển cấp báo động.
Vì thế, hầu hết các nước đều chú trọng trang bị các loại khí tài cảnh giới nhìn vòng có khả năng soi chiếu, bóc trần các loại phượng tiện tập kích đường không bay thấp và siêu thấp. Với những quốc gia có tiềm lực công nghệ quốc phòng hàng đầu hoặc những quốc gia giàu có thì việc tự nghiên cứu hoặc mua sắm không khó.
Nhưng với Việt Nam, tiềm lực có hạn, trước yêu cầu của chiến tranh hiện đại, các nhà khoa học thuộc Tập đoàn Viettel đã không quản mưa nắng, vượt qua những khó khăn ban đầu để liên tiếp cho ra đời những tổ hợp radar hiện đại.
Qua đó, không chỉ tự chủ được về công nghệ, mà còn tiết kiệm cho ngân sách nhiều triệu USD do không phải nhập ngoại những loại radar tương tự.
Đến giờ phút này, các cán bộ kỹ sữ của Viettel hoàn toàn có thể tự hào góp phần không nhỏ vào định hướng “tiến thẳng lên hiện đại” của Quân chủng Phòng không – Không quân, đảm bảo khí tài cho Quân chủng hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ, kiên quyết không để Tổ quốc bị bất ngờ bởi những tình huống từ trên không.
Theo Thế Giới Trẻ
Ấn Độ sắp ký hợp đồng cấp 4 tàu tuần tra cho Việt Nam
Tâm điểm trong chuyến công du ngày 3.9 tới đến Việt Nam của thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi là việc ký kết hợp đồng cung cấp 4 tàu tuần tra cho Hải quân nhân dân Việt Nam.
Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi.
Tờ Economic Times (Ấn Độ) mới đây đã tiết lộ một số nội dung trong chuyến thăm Việt Nam sắp tới của thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi, nhân dịp ông Modi đến Trung Quốctham dự hội nghị thượng đỉnh G20 tại Hàng Châu.
Nổi bật trong chuyến thăm sẽ là lễ ký hợp đồng cung cấp 4 tàu tuần tra cho Hải quân nhân dân Việt Nam, nằm trong khoản tín dụng 100 triệu USD được thông qua nhân chuyến thăm Ấn Độ của Thủ tướng Việt Nam tháng 10/2014.
Ngoài ra, Ấn Độ có thể trợ giúp thêm Việt Nam về mặt tài chính để nâng cao năng lực quân sự, tăng số lượng quân nhân được Ấn Độ đào tạo, hỗ trợ thêm trong việc sửa chữa và bảo trì thiết bị quân sự. Sự giúp đỡ trong lĩnh vực quốc phòng của New Delhi nhằm mục đích tăng cường năng lực của quân đội Việt Nam.
Chuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng Ấn Độ được đánh giá là một phần của sự thay đổi cách nhìn trong các chính sách của New Delhi đối với Biển Đông. Mục tiêu của ông Modi là khẳng định sự hiện diện của nước này tại khu vực Đông Nam Á, đặc biệt trong bối cảnh Trung Quốc không che giấu tham vọng bành trướng ở Biển Đông.
Tàu tuân tra Ấn Độ.
Economic Times nhận định, Việt Nam và Singapore là hai đối tác chiến lược hàng đầu của Ấn Độ trong khối ASEAN.
Bên cạnh quan hệ đối tác quốc phòng Việt Nam-Ấn Độ ngày càng gia tăng, hai nước còn hợp tác với nhau trong lĩnh vực an ninh hàng hải và an ninh mạng. Một trong những kết quả quan trọng của chuyến thăm Việt Nam sắp tới của ông Modi có thể là việc hai nước đạt được thỏa thuận về hợp tác an ninh mạng.
Việc ông Modi chọn ghé thăm Việt Nam trước khi đến Trung Quốc, rồi sau đó là Lào để tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - ASEAN và Hội nghị thượng đỉnh Đông Á được đánh giá mang ý nghĩa biểu tượng quan trọng.
Theo Đăng Nguyễn - Economic Times (Dân Việt)
Chi 8 tỷ USD mua vũ khí: Quân đội Việt Nam lột xác mạnh mẽ! Trung tâm phân tích thị trường vũ khí toàn cầu Nga (TSAMTO) công bố báo cáo mới: Chi 8 tỷ USD mua vũ khí hiện đại để bảo vệ chủ quyền, diện mạo QĐND Việt Nam thay đổi ngoạn mục! Việt Nam đã chi 8 tỷ USD mua vũ khí hiện đại! Theo Báo cáo thường niên về thị trường vũ khí toàn...