Đưa huyện Bắc Hà trở thành Khu Du lịch quốc gia vào năm 2050
Ủy ban Nhân dân tỉnh Lào Cai vừa phê duyệt Đề án phát triển huyện Bắc Hà trở thành điểm đến đặc sắc của tỉnh Lào Cai, tầm nhìn đến năm 2050 trở thành Khu Du lịch Quốc gia.
Chương trình nghệ thuật tại lễ khai mạc Festival Cao nguyên trắng Bắc Hà 2024. (Ảnh: Quốc Khánh/TTXVN)
Năm 2025, huyện Bắc Hà (tỉnh Lào Cai) sẽ đón trên 1 triệu lượt khách, trong đó khách quốc tế khoảng 9.000 lượt khách; phấn đấu đến năm 2030 đón trên 2,5 triệu lượt khách, trong đó khách quốc tế khoảng 27.000 lượt khách; đến năm 2050 đón trên 5,5 triệu lượt khách, trong đó khách quốc tế khoảng 72.000 lượt khách.
Trên đây là những mục tiêu của Đề án phát triển huyện Bắc Hà trở thành điểm đến đặc sắc của tỉnh Lào Cai, khu vực Tây Bắc giai đoạn 2024-2030, tầm nhìn đến năm 2050 trở thành Khu Du lịch Quốc gia vừa được Ủy ban Nhân dân tỉnh Lào Cai phê duyệt.
Đề án cũng đưa ra mục tiêu tổng thu từ khách du lịch, năm 2025 đạt trên 1.000 tỷ đồng; phấn đấu đến năm 2030 đạt gần 5.200 tỷ đồng; đến năm 2050 đạt trên 20.000 nghìn tỷ đồng.
Năm 2025, tỷ trọng du lịch trong tổng sản phẩm của huyện chiếm khoảng 8-10%, đến năm 2030 chiếm khoảng 27-28%; đến năm 2050 chiếm khoảng 36-38%.
Năm 2025, tạo việc làm cho khoảng 13.200 lao động (trong đó 4.400 lao động trực tiếp); năm 2030, tạo việc làm cho khoảng 33.300 lao động (trong đó 11.100 lao động trực tiếp); năm 2050, tạo việc làm cho khoảng 78.000 lao động (trong đó 26.000 lao động trực tiếp.
Video đang HOT
Homestay tại huyện Bắc Hà được đầu tư bài bản, sẵn sàng đón khách du lịch trong nước và quốc tế. (Ảnh: Quốc Khánh/TTXVN)
Theo Ủy ban Nhân dân tỉnh Lào Cai, huyện Bắc Hà có vai trò quan trọng trong phát triển du lịch tỉnh Lào Cai, được công nhận khu du lịch cấp tỉnh vào năm 2019, đồng thời được xác định là trung tâm kết nối du lịch phía Đông của tỉnh theo cung đường từ Khu du lịch quốc gia Sa Pa-thành phố Lào Cai-huyện Bắc Hà-huyện Si Ma Cai-huyện Mường Khương; cung đường du lịch giữa các huyện phía Tây Bắc tỉnh Hà Giang với tỉnh Lào Cai.
Tuy nhiên, các tiềm năng du lịch của Bắc Hà chưa được phát huy và khai thác hiệu quả, chưa thực sự trở thành điểm đến hấp dẫn du khách, tạo sức cạnh tranh với các điểm đến khác trong tỉnh Lào Cai và khu vực Tây Bắc.
Do đó cần có những nhiệm vụ và giải pháp đồng bộ để bứt phá du lịch địa phương gắn với phát triển bền vững, đáp ứng kỳ vọng của Trung ương và tỉnh trong việc xây dựng Bắc Hà trở thành điểm đến đặc sắc trong giai đoạn từ nay đến năm 2030, đồng thời mang “tầm nhìn” chiến lược với khát vọng phát triển Bắc Hà trở thành khu Du lịch Quốc gia trong dài hạn.
Vì vậy, việc xây dựng Đề án phát triển huyện Bắc Hà trở thành điểm đến đặc sắc của tỉnh Lào Cai, khu vực Tây Bắc giai đoạn 2024-2030, tầm nhìn đến năm 2050 trở thành khu du lịch quốc gia là quan trọng và cần thiết.
Bắc Hà là một trong những khu vực có tiềm năng phát triển du lịch của tỉnh với khí hậu trong lành, cảnh quan núi rừng hùng vĩ và hấp dẫn, có giá trị khai thác như động Thiên Long (xếp hạng là danh thắng cấp quốc gia); núi Cô Tiên, xã Tà Chải; hang Tiên, xã Bảo Nhai; núi Ba Mẹ Con ở thị trấn Bắc Hà; rừng già xã Bản Liền; rừng nguyên sinh xã Tả Van Chư; rừng gỗ nghiến Cốc Ly… phù hợp với các hoạt động du lịch sinh thái, mạo hiểm, khám phá.
Nghi lễ rước kiệu tại Lễ hội Đền Bắc Hà. (Ảnh: Quốc Khánh/TTXVN)
Huyện còn có tài nguyên về du lịch văn hóa gắn với di sản văn hóa được xếp hạng, ghi danh gồm 4 di tích đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng di tích cấp quốc gia: Dinh thự Hoàng A Tưởng, đền Bắc Hà, đền Trung Đô, động Thiên Long và 1 di tích được xếp hạng cấp tỉnh là di tích đồn Bắc Hà.
Bắc Hà còn có 11 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia của các dân tộc, trong đó “Nghi lễ kéo co dân tộc Tày, Giáy,” “Thực hành Then Tày, Nùng, Thái” đã được UNESCO ghi danh vào Danh sách Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
Huyện Bắc Hà còn nổi tiếng với những phiên chợ vùng cao độc đáo, đặc biệt chợ phiên Bắc Hà đã từng được bình chọn là 1 trong 10 chợ phiên độc đáo nhất Đông Nam Á và khu vực châu Á.
Huyện cũng gìn giữ các nghề thủ công truyền thống như nấu rượu ngô, may trang phục truyền thống bản địa của đồng bào Mông, Dao; làm cốm, đan nón lá, làm đàn tính, làm gậy sinh tiền, làm khèn Mông… có giá trị trong phát triển du lịch, hình thành các sản phẩm du lịch trải nghiệm, trình diễn dân gian phục vụ du khách.
Ngắm nhìn dinh thự 102 năm tuổi từ trên đỉnh cao nguyên trắng
Dinh Hoàng A Tưởng được xây dựng năm 1914, hoàn thành 1921. Trải qua 102 năm tồn tại cùng thời gian dinh thự vẫn nổi trội trên cao nguyên trắng.
Dinh thự Hoàng A Tưởng có vị trí đắc địa là giữa quả đồi rộng của châu Bắc Hà (Lào Cai), nay là trung tâm thị trấn huyện Bắc Hà. Tồn tại 1 thế kỷ nhưng dinh vẫn uy nghi, vững chãi với lối kiến trúc Châu Âu cổ kính và được coi là ngôi nhà uy quyền nhất của vùng núi cao nguyên Bắc Hà |
|
Dinh thự Hoàng A Tưởng "vua Mèo" xứ Bắc Hà nằm trên đỉnh cao nguyên trắng được xây dựng từ năm 1914, đến năm 1921 mới hoàn thành. "Biệt phủ" rộng 4.000m2 xa hoa, quyền lực một thời này từng là nỗi khiếp sợ của người dân gần 102 năm về trước. |
Sở dĩ lấy tên dinh thự là Hoàng A Tưởng, bởi Hoàng A Tưởng là con trai của Hoàng Yến Tchao nên được ông giao quyền sử dụng ngôi nhà. Hoàng Yến Tchao và Hoàng A Tưởng là người Tày nhưng cai trị ở địa phương có trên 80% dân số là dân tộc Mông nên được mệnh danh là "vua Mèo". |
Dinh thự này, thực dân Pháp xây dựng cho Hoàng Yến Tchao |
|
Dinh thự được xây dựng trên ngọn đồi, tựa lưng vào núi Cô Tiên, phía trước có con suối, hai bên phải trái có hai ngọn núi yểm. Nơi xây ngôi nhà do kiến trúc sư người Trung Quốc chọn theo thuyết phong thủy của người Tàu "Tự sơn đạp thủy" rất vững chãi. |
Dinh thự được xây theo hình chữ nhật khép kín. Bao gồm cổng, hai dãy nhà phụ hai bên cao hai tầng và chính giữa là căn nhà chính. Nhà do kiến trúc sư người Pháp và Trung Quốc thiết kế và xây dựng. |
Hai dãy nhà phụ mỗi dãy có 6 phòng, tầng trên 3 phòng, tầng dưới 3 phòng. Tầng 1 hai dãy nhà phụ xưa kia để cho người hầu ở, tầng 2 là nơi những người cận vệ trung tín ở và làm việc và nơi ở của 3 bà vợ ông Hoàng Yến Tchao. |
|
Tất cả các hành lang trong căn nhà đều có mái che được thiết kế theo lối kiến trúc Pháp, pha lẫn kiến trúc nhà sàn của người Tày. Giữa các ngôi nhà là sân rộng lớn, được lát gạch rất kỳ công, Gồm lối đi chính và hai bên được phân định rõ ràng bởi cách thức lát các viên gạch. |
Bắc Hà không chỉ nổi tiếng với bạt ngàn hoa mận trắng xóa núi đồi, mà nơi đây còn có một công trình mang đậm nét kiến trúc châu Âu pha trộn với châu Á hết sức bề thế, mang dáng vẻ trầm tư cổ kính của màu thời gian, cùng với đó là những giá trị lịch sử và những huyền thoại về chủ nhân của dinh thự xa hoa bậc nhất một thời, đó chính là dinh thự Hoàng A Tưởng. |
Cao nguyên trắng Bắc Hà bừng sáng mùa hoa lê Giữa tháng 3, cao nguyên trắng Bắc Hà lại khoác lên mình chiếc áo trắng mới tinh khiết của hoa lê vào mùa rực rỡ nhất. Bắc Hà được ví như cao nguyên trắng ở Lào Cai. Sắc trắng mộc mạc của những loài hoa đặc trưng của vùng đất khiến du khách không khỏi đắm say, mê mẩn đến ngỡ ngàng mỗi...