Đưa học sinh đến bãi rác học kỹ năng sống
Dạy học sinh kiến thức và kỹ năng sống từ… bãi rác. Đây là một hoạt động thực địa kéo dài 5 ngày, từ 8 giờ sáng đến 3 giờ chiều của Trường Trung học Kolese De Britto Yogyakarta (Indonesia).
Ông Suladi (62 tuổi), sĩ quan cảnh sát đã nghỉ hưu của tiểu khu Kebonsari cho biết, vào tuần trước, 3 giáo viên của Trường Trung học Kolese De Britto Yogyakarta đã đến gặp ông và bày tỏ mong muốn gửi học sinh đến tìm hiểu về cuộc sống của những người lao động bằng cách cùng họ phân loại và tái chế rác thải.
Thông qua hoạt động này, nhà trường mong muốn giúp học sinh thấu hiểu những người xung quanh, biết quan tâm và cảm thông, giúp đỡ người khác.
30 học sinh nam đã đến giúp đỡ những công nhân bãi rác từ 8 giờ sáng đến 3 giờ chiều
30 học sinh nam của trường đã đến giúp đỡ những công nhân bãi rác từ 8 giờ sáng đến 3 giờ chiều, nghỉ trưa một tiếng. Công việc này sẽ kéo dài 5 ngày. Các em được cung cấp 3 bữa ăn/ ngày. Trong thời gian này, học sinh sẽ phải ngủ tại nhà của những người nhặt rác, không được tiếp xúc với các thiết bị điện tử và phải ghi chép lại nhật ký làm việc.
Từ chai, cốc nhựa, túi nilong và giấy, học sinh sẽ được dạy cách phân loại và đâu là loại rác thải có thể bán được. Các vật liệu này được sắp xếp, sau đó đóng gói và đem đi cân.
Anzelmus William, học sinh lớp 11 ở Bekasi, Tây Java chia sẻ: “Em đã bị sốc trong lần đầu tiên đến đây. Em không thể nào ăn được vì mùi thức ăn hòa quyện với mùi rác. Tuy nhiên sau 3 ngày, em đã thích nghi vì hiểu rằng, để có một bữa ăn như thế quả không dễ dàng”, Anzelmus chia sẻ.
Từ chai, cốc nhựa, túi nilong và giấy, học sinh sẽ được dạy cách phân loại
“Em hiểu rằng cha mẹ đã phải làm việc vất vả để nuôi các con. Em biết quý trọng hơn những bữa cơm cha mẹ chuẩn bị. Trước đây, đôi khi em cảm thấy chán ghét và thích ăn ở bên ngoài hơn, mặc dù việc chuẩn bị bữa ăn không hề dễ dàng. Sau hoạt động này, em sẽ về nhà xin lỗi bố mẹ và ăn hết những món mẹ nấu”, nam sinh lớp 11 bày tỏ.
Video đang HOT
Ngoài ra, Anzelmus tâm sự thêm, trải nghiệm này đã giúp cậu hiểu hơn về cuộc sống vất vả của những người công nhân tại đây.
“Để thành công, chúng em phải làm việc chăm chỉ, trung thực và không ngần ngại giúp đỡ người khác”.
Sau hoạt động này, ông Suladi chia sẻ, bản thân ông rất vui mừng khi có một trường học sẵn sàng dạy kỹ năng sống cho học sinh tại những nơi không mấy ai quan tâm như bãi rác.
“Ngày nay, mọi thứ đến với người trẻ quá dễ dàng. Chính vì vậy, nhiều em dễ hư hỏng và dính vào tệ nạn, phụ thuộc vào Internet”.
“Tôi hy vọng rằng sau trải nghiệm này, những thế hệ tương lai của Indonesia sẽ trân trọng đồng tiền, chăm chỉ làm việc, tôn trọng cha mẹ. Và nếu một ngày nào đó, họ trở thành quan chức nhà nước, họ sẽ trở thành những người không tham nhũng”, ông Suladi nói.
Trường Giang
Theo Asia One/vietnamnet
GS.TS Nguyễn Thanh Liêm: Đào tạo trẻ tự kỷ trở thành thiên tài là hoang đường
Trước những thông tin về việc Trung tâm Tâm Việt cam kết đào tạo trẻ tự kỷ thành... thiên tài, là một chuyên gia trong điều trị căn bệnh này, GS.TS Nguyễn Thanh Liêm, Viện trưởng Viện nghiên cứu tế bào gốc và Công nghệ Gen Vinmec (VRISG) cho rằng, câu chuyện giúp cho các trẻ tự kỷ trở thành thiên tài là hoang đường.
Bên lề Hội nghị "Liệu pháp gen và tế bào: Từ giấc mơ tới hiện thực" diễn ra ngày 31/10 tại Hà Nội, GS Liêm đã chia sẻ như trên.
Ông cũng bày tỏ quan điểm không muốn bàn luận về vấn đề Trung tâm Tâm Việt, nhưng là một chuyên gia, GS Liêm khẳng định: "Cho đến nay, chưa có một phương pháp nào chữa khỏi hẳn được bệnh tự kỷ. Tất cả phương pháp điều trị hiện nay đều nhằm đến mục đích giúp cho trẻ tự kỷ có được kỹ năng sống cần thiết nhất để có khả năng sống độc lập".
GS.TS Nguyễn Thanh Liêm khẳng định, câu chuyện đào tạo trẻ tự kỷ thành thiên tài là hoang đường. Ảnh: H.Hải
GS Liêm thông tin thêm, trên thế giới đã có một vài trường hợp tự kỷ trở thành thiên tài, đó là những trường hợp đặc biệt, tự kỷ chức năng cao, những người đó có năng khiếu rất đặc biệt. "Nhưng số đó có thể nói là chỉ vài người trên thế giới, không phải tất cả trẻ tự kỷ đều có thể mang ra đào tạo để trở thành thiên tài", GS Liêm chia sẻ.
Phát hiện 6 gen liên quan đến tự kỷ, trẻ trai mắc nhiều hơn trẻ gái
Liên quan đến việc nghiên cứu, điều trị trẻ bị tự kỷ, tại hội nghị, GS Liêm thông báo một tin vui, sau quá trình nghiên cứu, các nhà khoa học khẳng định không có mối liên quan nào giữa đột biến gen và mức độ nặng của trẻ tự kỷ.
Nghiên cứu về gen ở trẻ tự kỷ Việt Nam do nhóm các nhà khoa học VRISG do GS Nguyễn Thanh Liêm đứng đầu, thực hiện độc lập từ năm 2016 - 2019.
Qua quá trình nghiên cứu, các chuyên gia phát hiện 6 gen mới mang biến đổi ở trẻ tự kỷ.
GS.TS Nguyễn Thanh Liêm trong một lần tiếp xúc bệnh nhi.
Theo GS Liêm, "Xác định đột biến gen trên trẻ tự kỷ ở Việt Nam" là cơ sở dữ liệu di truyền đầu tiên về hệ gen của trẻ tự kỷ, được xây dựng dựa trên việc giải trình tự toàn bộ hệ gen mã hóa protein của trẻ tự kỷ. Kết quả nghiên cứu cho thấy tần suất trẻ trai mắc tự kỷ cao hơn 5 lần so với trẻ gái. Các kết quả này phù hợp với giả thuyết của nhiều nghiên cứu trước đó trên thế giới: Đặc tính gen cho phép nữ giới đề kháng với tự kỷ cao hơn nam giới.
Đặc biệt, nghiên cứu đã phát hiện 18 gen biến đổi ở trẻ tự kỷ, trong đó tìm thấy 6 gen chưa được ghi nhận trước đó liên quan tới tự kỷ. Đột biến này thấy ở một số gen như SYP, LAS1L và IGF1 thường xuất hiện ở những bệnh nhân bại não hay thiểu năng trí tuệ. 12 gen còn lại đã được ghi nhận trên thế giới có liên quan tới tự kỷ như CHD8, DYRK, DYRK1A, GRIN2B, SCN2A...
"Chúng tôi đã tiến hành phân tích giải trình tự toàn bộ 29 trẻ tự kỷ cùng bố và mẹ. với 29 trường hợp này phát hiện 8 trường hợp có các đột biến gen, trong đó 7 trường hợp có đột biến một nhiễm sắc thể, còn một trường hợp là đột biến rất nhiều nhiễm sắc thể.
Nhưng một điều khá vui, trong 8 trường hợp này thì có tới 7 trường hợp không nhận thấy mối liên quan giữa đột biến gen và mức độ nặng của trẻ tự kỷ, cũng như không có mối liên quan giữa đột biến gen và đáp ứng điều trị tế bào gốc kết hợp giáo dục can thiệp. Chỉ một trường hợp đột biến nhiều nhiễm sắc thể thì tình trạng nặng, đáp ứng can thiệp điều trị kém", GS Liêm thông tin.
"Bước đầu chúng tôi có thể kết luận tỉ lệ đột biến gen ở trẻ tự kỷ nặng vào khoảng gần 30%, nhưng đột biến gen đó không cản trở kết quả can thiệp, nên các ông bố bà mẹ không nên quá lo lắng con mình có hay không có đột biến gen", GS Liêm khẳng định.
Can thiệp sớm mang đến bức tranh sáng sủa cho bệnh nhi
Theo thống kê, ở Việt Nam có khoảng 1% dân số, tương đương với 1 triệu người mắc tự kỷ.
Theo GS Liêm, việc can thiệp cho trẻ tự kỷ cần thực hiện đồng bộ. Trẻ cần được can thiệp sớm từ bé bằng giáo dục can thiệp đúng cách, kết hợp can thiệp cải thiện hành vi, cải thiện nhận thức, trị liệu, ngôn ngữ, phục hồi chức năng... và có thể phối hợp ghép tế bào gốc. Các giải pháp này thực hiện đồng bộ, thực hiện sớm sẽ mang lại hi vọng cho bệnh nhân tự kỷ.
"Trẻ tự kỷ, việc điều trị cơ bản nhất vẫn là giáo dục tâm lý, thay đổi hành vi thay đổi nhận thức, đó là quá trình được thực hiện bởi những người chuyên nghiệp, được đào tạo bài bản với lộ trình rất dài. Kết hợp chặt chẽ với gia đình, chỉ như vậy mới mong cung cấp cho trẻ tự kỷ kỹ năng sống cần thiết nhất", GS Liêm cho biết.
Cũng theo chuyên gia này, kết quả điều trị tự kỷ bằng tế bào gốc kết hợp trị liệu cho thấy trên các phương diện tương tác giao tiếp, ngôn ngữ, giảm tăng động, kỹ năng sống... bệnh nhân sau ghép đã có những tiến bộ khả quan. Khi kết hợp ghép tế bào gốc đồng đồng thời với can thiệp tâm lý trị liệu có thể tăng hiệu quả điều trị tự kỷ.
"Cùng với nghiên cứu về gen đã trả lời cho băn khoăn của rất nhiều người. Trước đây, chúng ta băn khoăn có nên ghép tế bào gốc, có nên can thiệp, hoặc kết quả can thiệp có phụ thuộc vào đột biến gen hay không. Nhưng với kết quả bước đầu này, mặc dù số lượng chưa lớn nhưng có thể tạm nói không có liên quan giữa kết quả điều trị với đột biến gen. Vì thế ông bố bà mẹ yên tâm, nếu phát hiện con có tự kỉ đưa đến sớm nhất các trung tâm uy tín để em bé có thể được can thiệp sớm nhất", GS Liêm thông tin.
Xây dựng chương trình Quốc gia cho trẻ tự kỷ
GS Liêm thông tin, trong một dịp được tiếp xúc Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Thủ tướng rất quan tâm đến tình hình trẻ tự kỷ tại Việt Nam. Được biết, Văn phòng Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Y tế báo cáo tình hình trẻ tự kỷ, xây dựng chính sách, một chương trình Quốc gia cho trẻ tự kỷ.
Theo GS Liêm, trong chương trình này, quan trọng nhất là truyền thông nâng cao nhận thức để phát hiện sớm, can thiệp sớm trẻ tự kỷ. Bên cạnh đó, cần phải có chương trình đào tạo chuyên nghiệp người làm công tác can thiệp cho trẻ tự kỷ với số lượng lớn vì hiện nay, số người có thể can thiệp cho trẻ tự kỷ còn quá ít so với con số 500 - 600 nghìn trẻ mắc tự kỷ.
Hồng Hải
Theo Dân trí
Y tế học đường: Những khoảng trống cần quan tâm Phát triển y tế học đường còn được coi là biện pháp chủ yếu để tạo nền tảng sức khỏe, trí tuệ, tinh thần giúp các em học sinh, sinh viên vững bước phát triển trong tương lai. Vừa qua tại Hà Nội, Vụ Giáo dục thể chất (Bộ GDT) đã tổ chức hội thảo, tập huấn hướng dẫn về công tác y...