Đua “giành giật” đồng minh, thời điểm bất ổn ở Đông Á

Theo dõi VGT trên

Một chuyên gia quốc phòng người Úc cho rằng chuyến thăm Úc của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe “đ.ánh dấu bước phát triển trong quan hệ quốc phòng và chiến lược giữa hai bên”.

Đua giành giật đồng minh, thời điểm bất ổn ở Đông Á - Hình 1

Ảnh minh họa.

Trả lời phỏng vấn của BBC, ông Hugh White, Giáo sư tại Đại học Quốc gia Úc, cũng nhận định: “Cần đặc biệt lưu ý là ông Abe đến Australia trong tuần này, chỉ một tuần sau thay đổi chính sách quốc phòng của Nhật Bản với việc cho phép phòng thủ tập thể. Vì vậy, tôi cho rằng chuyến đi này là rất quan trọng.”

Ông Hugh White từng là Cố vấn Cao cấp cho Bộ trưởng Quốc phòng và Thủ tướng Australia (1985-1991) và là Phó ban Chiến lược, Bộ Quốc phòng Úc (1995-2000).

Chuyến đi cũng diễn ra sau chuyến thăm của ông Tập Cận Bình đến Hàn Quốc. Trong khi ông Tập ở Seoul, đã có những thay đổi chính sách ngoại giao ở Nhật Bản và Bắc Triều Tiên. Liệu có đúng khi nói rằng việc sắp xếp lại quan hệ chiến lược trong khu vực đang diễn ra?

Tôi đồng ý là vậy. Chúng ta đang nhìn thấy một sự tái sắp xếp quan hệ chiến lược xuyên suốt vùng Đông Bắc Á.

Rõ ràng là sức mạnh của Trung Quốc đang tăng lên; mối quan hệ giữa Trung Quốc và Nhật Bản đang trở nên ngày càng căng thẳng. Tâm điểm xung quanh đó rất nhiên là vấn đề Senkaku/Điếu Ngư. Nhưng tôi nghĩ xét rộng ra, đó là bởi việc Tokyo không biết chắc chắn là Bắc Kinh muốn sử dụng quyền lực như thế nào trong khu vực.

Tôi nghĩ chúng ta có thể thấy mối quan hệ giữa Trung Quốc và Hàn Quốc trở nên gần gũi hơn, biểu hiện ở chuyến thăm của ông Tập đến Seoul và bà Park Geun-hye đến Bắc Kinh. Mối quan hệ này phát triển rất mạnh.

Sau đó là câu hỏi rất quan trọng về vai trò của Mỹ. Tôi nghĩ một trong những tâm bão chính của khu vực là nỗ lực của Trung Quốc nhằm làm yếu đi vai trò lãnh đạo của Mỹ ở đây. Tôi cho rằng việc Bắc Kinh chèn ép láng giềng, vốn là bạn và đồng minh của Mỹ, về vấn đề lãnh thổ là bước đi nhằm chứng tỏ cho các nước Đông Nam Á và Đông Bắc Á thấy rằng Mỹ không còn là đồng minh mạnh như xưa nữa.

Tôi cho là bởi quá trình đó bắt đầu, uy tín của Mỹ trong khu vực đang giảm xuống. Và sức mạnh của Trung Quốc tăng lên, Nhật Bản trở nên lo lắng hơn về vị trí chiến lược của họ; và Hàn Quốc đang xem xét việc cân nhắc lại việc dịch chuyển mối quan hệ từ Mỹ sang Trung Quốc, vì vậy có rất nhiều điều đang diễn ra. Đây là thời khắc đầy bất ổn và tiềm ẩn nhiều yếu tố nguy hiểm trong lịch sử Đông Bắc Á.

Vai trò của Triều Tiên ở đâu trong thay đổi chiến lược này?

Tôi nghĩ Triều Tiên nằm một chút bên ngoài những phát triển này. Rõ ràng họ là một phần khu vực, nhưng một trong những điều khác lạ trong các tình huống chiến lược này là tất cả các bên đều có chung quan điểm về Bình Nhưỡng: Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, và Mỹ đều muốn Bắc Hàn hành xử khác đi và bớt bất thường hơn.

Nhưng đó không thay đổi sự khác biệt giữa các bên. Trong khi tôi nghĩ chúng ta đang xem xét những mối quan hệ khác biệt như Trung – Nhật, Mỹ – Nhật, bản chất của chúng khác hẳn so với những gì đã diễn ra trong quá khứ.

Với chuyến thăm của ông Abe tới Australia có các thỏa thuận về hợp tác quốc phòng, Trung Quốc sẽ phản ứng như thế nào?

Video đang HOT

Tôi nghĩ Bắc Kinh sẽ lo ngại về bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy Australia đang tiến gần hơn với Nhật Bản một cách chiến lược trong giai đoạn mối quan hệ Trung – Nhật đang trở nên ngày càng khó khăn và căng thẳng. Tôi cho là sẽ có một vài tuyên bố lo ngại từ Trung Quốc.

Nó cũng sẽ đưa ra một câu hỏi lớn hơn, dù Bắc Kinh có thích hay không, là liệu cách tiếp cận của ông Abe nhằm xây dựng một mối quan hệ quốc phòng mạnh hơn với các quốc gia như Australia là nhạy cảm? Không có nghi ngờ gì về mục đích chính của ông Abe là lôi kéo các nước như Australia vào mối quan hệ chiến lược với Nhật Bản để có sự ủng hộ trong trường hợp Tokyo đối đầu với Bắc Kinh.

Vì thế có cảm giác là Nhật Bản đang nỗ lực xây dựng liên minh với các nước, và chúng ta không nên ngạc nhiên rằng Trung Quốc không thích điều này. Chúng ta có thể đặt thêm câu hỏi là liệu như vậy có tốt cho lợi ích của nước Nhật hay không, và liệu đó có phải là cách tốt để giải quyết với những thách thức và xây dựng liên minh chống lại Trung Quốc hay không.

Đúng vậy, nhưng liệu Australia thực sự muốn bị lôi kéo vào một liên minh chống lại Trung Quốc? Dù sao Australia cũng phụ thuộc lớn vào thương mại với Bắc Kinh.

Đó là một tình huống rất khó xử cho Australia. Chúng ta có mối quan hệ thương mại cực kỳ quan trọng với Nhật Bản, và thậm chí quan trọng hơn với Trung Quốc, lại là đồng minh thân cận của Mỹ. Chúng ta không muốn phải có sự lựa chọn nào giữa các nước này. Và khá là ngạc nhiên là chính quyền thủ tướng Australia Abbott có vẻ sẵn sàng khi ông Abe muốn họ gần hơn với Nhật Bản. Ông Abbot nói rằng Nhật Bản là một đồng minh mạnh, và rằng Tokyo là bạn thân nhất của họ ở châu Á.

Có một tâm lý băn khoăn ở Australia về việc vì sao ông Abbott nghĩ là nên gần gũi hơn với Nhật Bản, đặc biệt trong thời điểm mà nước này đang bị cuốn vào một vòng xoáy thù địch chiến lược với đối tác thương mại quan trọng nhất của Canberra. Việc tiến sát Nhật Bản không đồng nghĩa phục vụ cho lợi ích tốt nhất của Australia.

Khi chúng ta đang nói chuyện, Nhật Bản và Hàn Quốc cấm các tàu cá của nhau hoạt động lần đầu tiên kể từ 1999; thứ Sáu tuần trước, Trung Quốc bắt sáu ngư dân Việt Nam…Tất cả những điều trên cho thấy xung đột đang tiềm ẩn, có đúng vậy không?

Vẫn còn lâu mới đến thời điểm những điểm xung đột đó trở thành một cuộc khủng hoảng thực sự. Nhưng chắc chắn nguy cơ là có thật và đang tăng dần lên, đặc biệt là điểm nóng giữa Trung Quốc và Nhật Bản xung quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.

Lý do mà tôi nghĩ điểm nóng này là nguy hiểm nhất là bởi nó sẽ kéo nước Mỹ vào thế đối đầu với Trung Quốc. Tôi cho là bất kỳ xung đột nào giữa các cường quốc sẽ cực kỳ nguy hiểm cho cả khu vực, và đang không rõ là những xung đột này đi đến đâu.

Nhưng có vẻ Bắc Kinh cho là Washinhton ngần ngại can dự vào, đặc biệt là dưới thời ông Obama. Có một tâm lý ở Bắc Kinh là Washington nói mạnh nhưng thực tế thì chả làm gì cả.

Chính xác. Bằng việc dồn ép Philippines và Việt Nam, Trung Quốc đang muốn cho các đồng minh và bạn của Mỹ thấy là Hoa Kỳ không thể tin tưởng được. Bằng hành động đó, Trung Quốc hy vọng sẽ làm suy yếu ảnh hưởng của Mỹ trong khu vực. Họ đang đ.ánh cược rằng Mỹ sẽ không đối đầu với Trung Quốc.

Người ta có thể hiểu vì sao Bắc Kinh nghĩ vậy. Chúng ta có thể thấy bảng thành tích của Obama ở Trung Đông, rằng Mỹ rất do dự khi quyết định tham gia vào xung đột ở đây, ở Ukraine, và các nơi khác.

Nhưng có rủi ro là suy nghĩ đó có thể sai, bởi lợi ích của Mỹ ở châu Á là rất quan trọng. Ví dụ như nếu họ thất bại trong việc trợ giúp Nhật Bản trong cuộc khủng hoảng ở Senkaku/Điếu Ngư, điều này sẽ làm tổn hại quan hệ của Mỹ với Nhật, cũng như vị trí của Washington tại khu vực.

Trung Quốc có thể đã sai bởi Mỹ có thể muốn trợ giúp Nhật Bản. Đó là lý do vì sao rủi ro đối đầu là khá cao. Chúng ta có một tình huống cổ điển ở đây như hồi năm 1914 (thời điểm Thế chiến thứ nhất diễn ra). Trung Quốc nghĩ có thể dồn ép bởi Mỹ sẽ lùi bước, còn Mỹ cũng nghĩ có thể dồn ép bởi Trung Quốc sẽ lùi bước. Cả hai có thể đều sai.

Vậy chúng ta có thể lặp lại thảm kịch xảy ra một thế kỷ trước?

Đúng vậy. Dù đã có nhiều thay đổi trong một trăm năm qua, cách các cường quốc hành xử vẫn giữ nguyên. Tôi không muốn đưa đẩy việc so sánh này lên nữa, nhưng có nhiều điểm chung trong tình huống này.

Trong quyển sách gần đây của ông, ông có vẻ như gợi ý rằng Trung Quốc và Mỹ nên chia sẻ quyền lực ở châu Á. Ông có thể nói rõ thêm được không?

Cuốn sách nhằm làm sáng tỏ cho câu hỏi rằng liệu Mỹ và Trung Quốc có thể sống hòa bình ở châu Á được không?

Điểm khởi đầu cho tranh luận của tôi là Trung Quốc suy nghĩ rất nghiêm túc về việc thách thức vai trò lãnh đạo của Mỹ ở châu Á.

Phản ứng lại thách thức đó, Mỹ có những lựa chọn khá hạn chế. Một trong số đó tất nhiên là rút lui khỏi châu Á. Đó là kết quả rất tệ cho châu lục này, và cho cả Mỹ nữa.

Lựa chọn thứ hai là Mỹ đối đầu Trung Quốc, từ chối đưa ra nhượng bộ và chấp nhận thách thức từ Bắc Kinh. Đây là điều mà nhiều người ở Mỹ muốn, nhưng vấn đề là nó sẽ không hiệu quả. Trung Quốc quá mạnh. Bất cứ nỗ lực nào nhằm đối đầu thách thức của họ sẽ có kết cục là làm leo thang đối đầu chiến lược với Trung Quốc, điều mà Mỹ không thể thắng trong dài hạn. Và nó cũng làm cho khu vực trở nên bất ổn.

Tranh luận của tôi là về lựa chọn thứ ba, là để Mỹ và Trung Quốc chia sẻ quyền lực. Mỹ sẽ tiếp tục giữ vai trò lớn ở châu Á, nhưng không mạnh như trước. Trung Quốc sẽ đóng vai trò lớn hơn, nhưng không lớn như họ muốn. Cả hai cũng phải tạo ra không gian cho các nước lớn trong khu vực, như Nhật Bản và Ấn Độ.

Chính xác là cấu trúc chia sẻ quyền lực này hoạt động thế nào thì rất khó để xây dựng. Nhưng đó sẽ là giải pháp tốt nhất cho hòa bình và thịnh vượng của khu vực, và toàn thế giới trong những thập niên sắp tới.

Nhưng tôi nghĩ Washington sẽ không để mắt đến gợi ý này?

Chắc chắn là không ai ở Washington thích ý tưởng này, nhưng câu hỏi là liệu Mỹ có lựa chọn nào khác không? Và nếu lựa chọn khác đó là leo thang căng thẳng chiến lược với Trung Quốc, hay rút lui khỏi châu Á, thì có lẽ chia sẻ quyền lực với họ là tốt hơn.

Khi nào thì châu Âu sẽ can dự vào những sự thay đổi chiến lược này ở châu Á?

Tôi nghĩ châu Âu sẽ là một đối tác kinh tế rất quan trọng ở châu Á. Nhưng tôi không cho là họ sẽ đóng một vai trò chiến lược nào trong khu vực. Với sức mạnh, kích thước của các nước như Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, và Ấn Độ, tôi nghĩ sẽ rất khó để châu Âu đóng vai trò đáng kể ở đây. Tôi nghĩ tương lai chiến lược của châu Á trong thế kỷ này sẽ là lần đầu tiên sau vài trăm năm được định đoạt bởi chính họ.

Sẽ rất khó để châu Âu có hiện diện quân sự tại châu Á.

Có hai lý do. Một là vấn đề quan tâm chiến lược của châu Âu trong vài thập niên tới sẽ là bảo toàn sự ổn định bên trong lãnh thổ của họ. Đặc biệt là trong những ngày này, khi sự chú ý đang được chuyển sang biên giới phía đông với Nga. Tôi nghĩ nó sẽ thu hút nhiều sự chú ý của châu Âu. Thứ hai, là để đóng một vai trò chiến lược ở châu Á, châu Âu sẽ phải có sức mạnh hải quân. Sẽ ngày càng khó để làm như vậy. Bởi thế, tôi nghĩ sẽ rất khó để châu Âu có vai trò đáng kể nào tại đây.

Đối thoại Chiến lược và Kinh tế Mỹ-Trung sẽ diễn ra trong tuần này, và đó là một phần chính sách ngoại giao của Mỹ. Nhìn chung, ông đ.ánh giá như thế nào về chính sách ngoại giao của Obama trong nhiệm kỳ hai?

Trước tiên, nhiều người đổ lỗi cho Obama vì đã tương đối yếu ớt, ví dụ như phản ứng của Mỹ với những gì đang diễn ra ở Trung Đông và ở Ukraine. Tôi nghĩ như vậy là không công bằng và hơi quá đơn giản hóa. Những gì diễn ra với chính quyền Obama là nước Mỹ đã đến lúc phải hiểu rằng họ không còn mạnh như trước.

Tôi không nghĩ Mỹ đang suy yếu, mà vẫn là một quốc gia hùng mạnh vượt trội. Nhưng một thời gian dài sau khi chiến tranh lạnh kết thúc, người ta thường nghĩ sức mạnh của Mỹ là không có giới hạn. Điều này luôn sai.

Obama phải giải thích cho người Mỹ hiểu rằng có nhiều thứ họ không phải muốn là làm được. Như chúng ta thấy, họ không thể tạo ra một Iraq hòa bình, không thể bình ổn hay biến đổi Afghanistan, và cũng không thể ngăn chặn Nga thống lĩnh Ukraine. Và tôi phải nói rằng, Mỹ không thể duy trì sự thống trị ở châu Á trước thách thức từ Trung Quốc.

Ở đây, tôi nghĩ chính sách ngoại giao của Obama là không hiệu quả; trong khi ở những nơi khác trên thế giới, ông đã thừa nhận là Mỹ phải lùi bước bằng việc không giữ một vai trò chủ đạo như George Bush từng muốn.

Ở châu Á, ông Obama muốn giữ vai trò chủ đạo của Mỹ, và phản ứng lại bất cứ thỏa hiệp nào với Trung Quốc. Đó thực sự là chính sách “xoay trục” của Obama. Ngay chính giữa của chính sách xoay trục là ý tưởng rằng nước Mỹ phải sử dụng, như lời Obama, tất cả các yếu tố của sức mạnh Mỹ để bảo vệ hiện trạng, không chấp nhận nhượng bộ với Trung Quốc. Tôi nghĩ đó là chính sách sai lầm. Tôi cho là ông ấy không thực hiện nó một cách hiệu quả.

Cuối cùng, chính sách xoay trục đã không đưa lại nhiều sức mạnh Mỹ đến châu Á. Nếu nó làm được, sẽ khó để chỉ đơn giản là chấp nhận thách thức từ Trung Quốc và từ chối thỏa hiệp. Sau cùng, Trung Quốc hiện đang gần có một nền kinh tế lớn hơn Mỹ tính theo ngang giá sức mua (PPP).

Vì thế việc Trung Quốc đối đầu với Mỹ là mối nguy lớn nhất mà Mỹ từng đối mặt. Về mặt kinh tế, họ mạnh hơn hẳn Liên Xô ngày xưa. Vì thế tôi nghĩ sẽ không thực tế cho chính sách ngoại giao của Obama khi cứ giả định rằng Mỹ có thể duy trì địa vị số một tại châu Á và từ chối thỏa hiệp với Trung Quốc. Nhưng đó là điều mà Obama đã cố làm. Ông ấy đã thử và thất bại, kết quả là uy tín an ninh của Mỹ tại châu Á đã bị xói mòn.

Tôi nghĩ đó là những thứ mà chúng ta thấy trong việc Nhật Bản lo lắng về tương lai đồng minh của mình. Và đó là thứ đứng phía sau các thay đổi trong chính sách ngoại giao gần đây của Nhật Bản.

Theo NTD/Bizlive

Chuyên gia Nga:”Không nên lật đổ Triều Tiên”

Theo nhà phân tích chính trị Sergei Strokan, việc Triều Tiên sụp đổ sẽ là thảm họa ảnh hưởng đến các nước láng giềng, bao gồm cả Nga.

Một số chính trị gia và nhà báo phương Tây cho rằng, các vấn đề của bán đảo Triều Tiên như phi hạt nhân hóa va thông nhât hai miênTriêu Tiên chỉ có thể đươc giai quyêt băng cach lật đổ chế độ của ông Kim Jong-un. Y kiên này đa vang lên gần đây tại Hội nghị Nhà báo Quốc tế ở Seoul. Trong khi đo, bao giơi tin răng, chế độ Băc Triêu Tiên se sụp đổ như kết quả vu giêt hai nha lanh đao nha nươc hoặc một cuộc tổng nổi dậy.

Chuyên gia Nga:Không nên lật đổ Triều Tiên - Hình 1

Người dân Triều Tiên ở các địa điểm công cộng.

Hiên nay không co tiên đê nao cho viêc lật đổ chế độ hiện tại ở Bắc Triều Tiên. Nhà phân tích chính trị Sergei Strokan, binh luân viên cua tơ báo Nga co uy tin "Kommersant" nhận định: "Trong nhiều thập kỷ qua, các chính trị gia, các nhà phân tích và các nhà báo phương Tây nhăc đi nhăc lai "câu thần chú" vê sự cần thiết phải lật đổ chế độ Băc Triêu Tiên. Nhưng, hiên nay co ấn tượng rằng, Bắc Triều Tiên đa vươt qua đươc giai đoan kho khăn nhât trong sự phat triên của minh. Cuộc khủng hoảng không phải là nghiêm trọng lăm. Ngươi dân CHDCND Triêu Tiên đã quen với cuôc sông kho khăn vât va. Để giải quyết các vấn đề của Băc Triêu Tiên không nên lât đô chế độ. Một thi dụ về điều này la Iran. Ơ nươc nay cuôc cai cach đa băt đâu sau khi tân tông thông lên năm chinh quyên, nhưng, Iran đa duy tri hệ thống chinh tri. Sự sụp đổ của chế độ Bắc Triều Tiên sẽ là một thảm họa anh hương đên các nước láng giềng, trong đó có Nga".

Bắc Triều Tiên nên thay đổi dần dần, lam theo tâm gương cua Trung Quốc. CHND Trung Hoa đã trở thành nền kinh tế thứ hai trên thế giới mà không thay đổi hệ thống chính trị và duy trì sư ổn định chính trị.

Theo ông Sergei Strokan, nhiệm vụ của các quôc gia tham gia cuộc đàm phán sáu bên về vấn đề Triều Tiên không phải là lật đổ chế độ ma tưng bươc và rât thận trọng thuc đây cuộc cải cách ơ CHDCND Triều Tiên đê nươc nay trơ thành một quôc gia co trách nhiệm lơn hơn và mở rông cửa cho các nước trên thế giới.

Theo Kiến Thức

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Phát hiện 200 viên sỏi trong khớp vai, bác sĩ cảnh báo căn bệnh nguy hiểm
06:34:12 24/06/2024
Mỹ nới lỏng giới hạn cho phép Ukraine tấn công vào lãnh thổ Nga
17:20:57 23/06/2024
Ấn Độ nêu lý do từ chối nối lại chuyến bay thẳng với Trung Quốc
14:52:57 23/06/2024
Trực thăng Ka-29 của Nga rơi ở Biển Đen nghi bị đồng đội b.ắn nhầm
20:44:38 22/06/2024
Máy bay Boeing 777 quay đầu hạ cánh khẩn cấp tại Hà Lan
05:59:00 24/06/2024
Hezbollah cảnh báo tập kích phi quy tắc toàn lãnh thổ Israel
21:18:00 22/06/2024
Ukraine công bố ảnh vệ tinh về vụ tấn công phá hủy kho UAV Shahed của Nga
17:42:50 23/06/2024
Hàn Quốc ghi nhận tháng 6 có nhiều ngày nóng nhất từ trước đến nay
06:19:50 24/06/2024

Tin đang nóng

Thùy Lâm: Nàng hậu không sử dụng tên thật lúc đăng quang, "ở ẩn" suốt 15 năm
15:39:13 24/06/2024
Hằng Du Mục bị chồng làm khó dễ, buôn bán khó khăn, sống chật vật ở Trung Quốc?
15:08:55 24/06/2024
Mẹ chồng khen chị hàng xóm giỏi giang mỗi tháng kiếm được 50 triệu, tôi tức quá từ bếp xông lên trút hết nỗi lòng khiến bà co rúm
16:01:02 24/06/2024
Trộm 50 chỉ vàng ở đền Bắc Lệ bán lấy t.iền mua xe máy tặng bạn gái
14:54:01 24/06/2024
Pax Thiên hận Brad Pitt suốt đời vì 1 câu nói của mẹ nuôi Angelina Jolie?
15:49:53 24/06/2024
Tôn Diệu Kỳ: Triệu Lệ Dĩnh xem như chị em lại đi nói xấu sau lưng, giờ chật vật
16:34:25 24/06/2024
Mỹ nam đẹp đến mê hoặc cưới mẫu n.ội y hạng B, bị đồn bắt vợ kém 22 t.uổi phục tùng mình
15:40:11 24/06/2024
Những điều tâm linh ngành tiếp viên hàng không, loạt quy tắc ngầm khó ai dám cãi
17:58:45 24/06/2024

Tin mới nhất

Hàn Quốc điều tra bác sĩ tham gia đình công tập thể

20:38:10 24/06/2024
Đại diện của các bác sĩ và Chính phủ Hàn Quốc dự kiến sẽ ngồi lại đàm phán sớm nhất trong tuần này vì cả hai bên đều muốn có bước đột phá nhằm chấm dứt tình trạng bế tắc kéo dài nhiều tháng về cải cách y tế.

Tìm thấy 20 t.hi t.hể trong vụ cháy nhà máy pin tại Hàn Quốc

20:36:08 24/06/2024
Trước đó, Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol đã chỉ thị Bộ trưởng Lee nỗ lực hết sức để tìm kiếm và giải cứu những người mất tích bằng cách huy động tất cả nhân lực và thiết bị sẵn có.

Thành phố Sevastopol ở Crimea ban bố tình trạng khẩn cấp sau vụ tấn công của Ukraine

20:28:38 24/06/2024
Theo dữ liệu tình báo riêng, Bộ Quốc phòng Nga cho rằng các mục tiêu của ATACMS được chính các chuyên gia Mỹ chỉ định cho quân đội Ukraine.

Quân đội Mỹ tìm 'kế hoạch B' tại Nam Phi sau khi rút khỏi Niger

20:26:56 24/06/2024
Một quan chức cấp cao Lầu Năm Góc đã có chuyến thăm hiếm hoi đến châu Phi để thảo luận các biện pháp nhằm giữ một phần sự hiện diện của Mỹ tại Tây Phi sau khi quân đội nước này rút khỏi Niger.

Dự báo mưa lớn tiếp tục trên diện rộng ở Trung Quốc

20:23:29 24/06/2024
Tại Trung Quốc, hệ thống cảnh báo thời tiết được mã hóa bằng màu, với 4 cấp, trong đó màu đỏ là cảnh báo nghiêm trọng nhất, tiếp sau đó là màu cam, vàng và xanh.

Cơ sở quân sự ở Romania thành căn cứ không quân lớn nhất châu Âu của NATO

20:21:06 24/06/2024
Quân đội Mỹ sử dụng căn cứ này từ năm 1999 và sắp tới, nó dự kiến được nâng cấp đạt diện tích tương đương một thành phố nhỏ với sức chứa 10.000 binh sĩ NATO và thành viên gia đình họ.

Xung đột Israel-Hamas khiến hơn 20.000 t.rẻ e.m ở Dải Gaza bị mất tích

20:18:07 24/06/2024
Theo bà Saieh, hiện chưa rõ số lượng t.rẻ e.m đã bị các lực lượng Israel bắt giữ, buộc phải rời khỏi Dải Gaza hoặc bị chôn trong những ngôi mộ không có dấu vết.

Nhật Bản sẵn sàng can thiệp vào thị trường t.iền tệ nếu cần

20:15:07 24/06/2024
Ông Kanda cho biết các nhà chức trách toàn cầu đang trao đổi với nhau hàng ngày về nhiều vấn đề, trong đó có cả t.iền tệ. Quan chức này cho hay thị trường đang chú ý đến tỷ giá hối đoái và có sự thận trọng cao về việc can thiệp ngoại hối...

Lý do Mỹ chuyển hướng cung cấp tên lửa phòng không cho Ukraine

20:11:32 24/06/2024
Quyết định chuyển hướng cung cấp hệ thống phòng không của Mỹ phản ánh những hạn chế của nền công nghiệp quốc phòng phương Tây, vốn đang phải vật lộn để cung cấp đủ vũ khí đáp ứng nhu cầu toàn cầu.

Cuba đón lượng du khách 'khủng' trong 5 tháng đầu năm

20:10:52 24/06/2024
Trong số du khách tới thăm đảo quốc Caribe này trong khoảng thời gian nêu trên, 46% là khách Canada, tiếp theo là cộng đồng người Cuba ở nước ngoài, Mỹ, Nga và Anh.

Tổng thống Venezuela tin tưởng vào mô hình phát triển mới

20:06:33 24/06/2024
Trong khi đó, Quỹ T.iền tệ quốc tế (IMF) và Ủy ban Kinh tế Mỹ Latinh và Caribe (ECLAC) dự báo GDP của Venezuela sẽ tăng trưởng 4% trong năm nay.

Thái Lan khuyến cáo nông dân khi Trung Quốc tự trồng được sầu riêng

20:04:41 24/06/2024
Thông thường, sầu riêng là loại cây ăn quả lớn, lâu năm, phát triển mạnh ở nhiệt độ từ 25 độ C đến 30 độ C, khiến chúng phù hợp nhất với khí hậu nhiệt đới, giống như ở khu vực Đông Nam Á.

Có thể bạn quan tâm

H'Hen Niê gặp sự cố trên sóng truyền hình, con trai NSND Công Lý khoe cơ bắp

Sao việt

20:49:59 24/06/2024
Vì thiếu kinh nghiệm, hoa hậu H Hen Niê gặp sự cố nhỏ trên sóng truyền hình. Con trai NSND Công Lý và MC Thảo Vân khoe cơ bắp.

Nhiều kỹ thuật cao được thực hiện thành thạo ngay tại bệnh viện tỉnh miền núi

Sức khỏe

20:48:53 24/06/2024
Nhờ được Bệnh viện Bạch Mai cầm tay chỉ việc , Bệnh viện tỉnh Hà Giang đã thực hiện được thành thạo nhiều kỹ thuật khó, kỹ thuật cao tại chỗ, giúp người bệnh không phải chuyển lên tuyến trên.

Ngô Cẩn Ngôn, Vương Tinh Việt có cơ hội hợp tác lần 2

Hậu trường phim

20:42:03 24/06/2024
Bản thân cặp đôi chênh nhau 12 t.uổi cũng cảm thấy vui vẻ và ăn ý khi hợp tác Mặc vũ vân gian. Họ cho rằng nếu có tái hợp trên màn ảnh thì hy vọng sẽ được gặp nhau trong bối cảnh hiện đại

Chọn giờ đẹp khởi công, động thổ, xuất hành tuần từ 25/6 - 30/6/2024

Trắc nghiệm

20:41:24 24/06/2024
Tuần từ 25/6 - 30/6/2024, để chọn giờ đẹp khởi công, động thổ, xuất hành, bạn có thể tham khảo những giờ đẹp dưới đây theo tư vấn của chuyên gia phong thủy Nguyễn Song Hà.

Cưới cả tháng vẫn chưa tân hôn, vợ cố quyến rũ chồng rồi 'ngây người' phát hiện bí mật khủng khiếp

Góc tâm tình

20:37:16 24/06/2024
Hôm qua tôi có nói chuyện với chồng, yêu cầu anh phải giải quyết rõ mọi chuyện. Nếu anh là người thuộc giới tính thứ 3, tôi sẵn sàng giúp anh có cuộc sống mới.

Từ tép "hàng" giấu trong túi quần, khám phá đường dây mua bán ma tuý

Tin nổi bật

20:21:56 24/06/2024
Lực lượng chức năng Công an tỉnh Điện Biên vừa bắt 2 đối tượng về hành vi mua bán trái phép chất m.a t.úy cùng nhiều tang vật liên quan.

Jiyeon (T-ara) tạm đóng kênh Youtube cá nhân

Sao châu á

20:19:07 24/06/2024
Thông báo được đưa ra trong bối cảnh nữ thần tượng liên tục hứng chịu những chỉ trích liên quan đến vụ ẩu đả gần đây của chồng cô.

Taylor Swift chẳng sợ gì ai, mắng thẳng "kẻ thù" Kim Kardashian trước 90 nghìn khán giả?

Nhạc quốc tế

20:11:03 24/06/2024
Taylor Swifthiện đang mangThe Eras Tourđến với thánh đường SVĐ Wembley, London với 8 show diễn đều đã cháy vé, đích thân Hoàng tử William cùng với 2 người con nhỏ của mình đã đến tham dự trong đêm mở màn.

Kieran Trippier dính chấn thương, đội tuyển Anh 'toang' cánh trái

Sao thể thao

20:01:21 24/06/2024
Theo The Telegraph, Kieran Trippier dính chấn thương bắp chân sau trận hòa Đan Mạch. Nguồn tin này tiết lộ, ngôi sao của Newcastle thực tế gặp vấn đề trước khi hội quân nhưng nén đau thi đấu trọn vẹn 2 trận

Nguy cơ xung đột lan rộng nếu căng thẳng Israel - Hezbollah leo thang

20:00:30 24/06/2024
Các cuộc pháo kích giữa Israel và lực lượng Hezbollah gia tăng trong những ngày gần đây, sau khi một chỉ huy cấp cao của lực lượng này t.hiệt m.ạng trong vụ không kích của Israel.

Trạm cứu hộ trái tim: 4 lần An Nhiên bị dạy dỗ cho "cứng họng"

Phim việt

20:00:17 24/06/2024
An Nhiên làm gì cũng tính toán kỹ lưỡng nên luôn tự tin tỏ ra trên cơ người khác nhưng thực tế không ít lần cô ta bị đáp trả cho cứng họng.