Đưa giàn khoan Hải Dương 943 vào Biển Đông, Trung Quốc định “giăng bẫy pháp lý”
Việc Cục Hải sự Trung Quốc vừa ra thông báo cho biết giàn khoan Hải Dương-943 của nước này sẽ hoạt động tại giếng LD 11-1-1, ở vị trí có tọa độ 1747′28,8″ vĩ bắc/10846′00″ kinh Đông, từ 25.3 – 31.7 là một động thái cần theo dõi và phân tích.
LTS: Để người dân hiểu về động thái nguy hiểm này của Trung Quốc, Infonet trân trọng đăng bài viết của Ts Trần Công Trục, Nguyên Trưởng Ban biên giới Chính phủ về vấn đề này.
Theo thông báo này, gian khoan cách TP.Tam Á ở đảo Hải Nam 50 hải lý về phía tây nam, vị trí này nằm trong khu vực chồng lấn chưa được phân định giữa VN và Trung Quốc ở ngoài cửa vịnh Bắc bộ. Thông báo trên website của MSA yêu cầu tàu bè giữ khoảng cách an toàn 1 hải lý khi qua lại xung quanh vị trí nói trên.
Hải Dương-943 là giàn khoan tự nâng, có thể hoạt động ở độ sâu tối đa 122 m và có thể khoan sâu đến 10.668 m. Đây là chuyến tác nghiệp đầu tiên của giàn khoan này sau khi được chuyển giao cho Công ty cổ phần dịch vụ mỏ dầu Trung Hải (COSL) vào tháng 1.
Giàn khoan 981 đã từng gây bất ổn tại Biển Đông
Theo Cục Hải sự Trung Quốc, Hải Dương-943 sẽ được bảo vệ và hỗ trợ bởi các tàu Hải Dương-564, Hải Dương-617 và Hải Dương-618.
Với cự ly khoảng cách của vị trí này thì có thể thấy đây là vị trí được Trung Quốc tinh toán, lựa chọn khá kỹ để, một mặt, dễ bề áp đặt quan điểm có lợi cho mình trong khi hai bên đang tiến hành đàm phán phân định vùng biển chồng lấn ở cửa vịnh Bắc Bộ và mặt khác, để giăng bẫy pháp lý nhằm giành sự mặc nhiên thừa nhận việc giải thích và áp dụng sai các quy định của Công ước của LHQ về luật biển năm 1982 khi đưa ra yêu sach phi lý trong việc xác định phạm vi các vùng biển và thềm luc địa đối với quần đảo Hoàng Sa mà họ đánh chiếm của Việt Nam từ năm 1974.
Có 2 nội dung cần được làm sáng tỏ để nhận ra “cái bẫy pháp lý” này:
1. Vị trí này nằm lệch về phía Đông của một “đường trung tuyến giả định” một khoảng cách đủ để tạo ra cảm giác rằng giàn khoan này hoạt động trong vùng biển của Trung Quốc, nếu tinh theo một đường trung tuyến giả định nào đó.
2. Vị trí này, nếu theo quan điểm của Trung Quốc, là ở trong vùng đặc quyền kinh tế của quần đảo Tây Sa (tức quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam), nếu tình từ đảo Đá Bắc, một điểm cơ sở của quần đảo Hoàng Sa mà Trung Quốc đã bóp méo quy định của UNCLOS 1982 về việc thiết lập hệ thông đường cơ sở cho quốc gia quần đảo mà họ đã chính thức công bố vào năm 1998.
Video đang HOT
Do đó, chúng ta hãy cùng nhau phân tích kỹ từng nội dung quan trọng dưới đây.
Một là, đường trung tuyến được sử dung như thế nào trong đàm phán phân định ranh giới biển?
Về nguyên tắc, theo quy định của UNCLOS 1982, vùng chồng lấn được tạo thành bởi phạm vi của vùng Đặc quyền kinh tế và Thềm lục địa giữa 2 quốc gia ven biển nằm đối diện hay liền kề nhau, trong khi đàm phán mà chưa có được ranh giới cuối cùng thì không bên nào được tự ý đơn phương tiến hành các hoạt động thăm dò, khai thác hay bất cứ hành động nào để khẳng định quyền chủ quyền, quyền tài phán của mình trong toàn bộ khu vực biển chồng lấn này.
Nếu muốn có hoạt động thăm dò, khai thác hay các hoạt động kinh tế – khoa học nào khác thì phải được thỏa thuận giữa 2 bên về một giải pháp tạm thời có tính thực tiễn và khi áp dụng giải pháp này không được làm ảnh hưởng đến quá trình đàm phán phân định theo nguyên tắc công bằng mà hai bên có thể chấp nhận được. Trong trường hợp này, trong khi chưa có đường phân định cuối cùng, không thể tạm thời sử dụng một “đường trung tuyến giả định” làm căn cứ giải quyết các hoạt động của hai bên tại khu vực chồng lấn. Bởi vì, theo quy định của Công ước LB 1982, tại Điều 74. Hoạch định ranh giới vùng đặc quyền về kinh tế giữa các quốc gia có bờ biển tiếp liền hay đối diện nhau:
1. Việc hoạch định ranh giới vùng đặc quyền về kinh tế giữa các quốc gia có bờ biển tiếp liền hay đối diện nhau được thực hiện bằng con đường thỏa thuận theo đúng với pháp luật quốc tế như đã nêu ở Điều 38 của Quy chế Tòa án quốc tế để đi đến một giải pháp công bằng.
2. Nếu không đi tới được một thỏa thuận trong một thời gian hợp lý thì các quốc gia hữu quan sử dụng các thủ tục nêu ở phần XV.
3. Trong khi chờ ký kết thỏa thuận ở khoản 1, các quốc gia hữu quan, trên tinh thần hiểu biết và hợp tác, làm hết sức mình để đi đến các dàn xếp tạm thời có tính chất thực tiễn và không phương hại hay cản trở việc ký kết các thỏa thuận dứt khoát trong giai đoán quá độ này. Các dàn xếp tạm thời không phương hại đến hoạch định cuối cùng.
4. Khi một điều ước đang có hiệu lực giữa các quốc gia hữu quan, các vấn đề liên quan đến việc hoạch định ranh giới vùng đặc quyền về kinh tế được giải quyết theo đúng điều ước đó.
Rõ ràng là vùng chồng lấn giữa hai vùng Đặc quyền kinh tế, UNCLOS 1982 không có quy định nào đề cập đến đường trung tuyến theo nghĩa được coi là giới hạn tạm thời để phân biệt vùng biển của bên này hay bên kia. Đường trung tuyến chỉ dược sử dụng trong trường hợp hoạch định ranh giới lãnh hải: Điều 15: Việc hoạch định ranh giới lãnh hải giữa các quốc gia có bờ biển kề nhau hoặc đối diện nhau:
“Khi hai quốc gia có bờ biển kề nhau hoặc đối diện nhau, không quốc gia nào được quyền mở rộng lãnh hải ra quá đường trtrong vùng chồnglannsung tuyến mà mọi điểm nằm trên đó cách đều các điểm gần nhất của các đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải của mỗi quốc gia, trừ khi có sự thỏa thuận ngược lại.
Tuy nhiên, quy định này không áp dụng trong trường hợp do có những danh nghĩa lịch sử hoặc có các hoàn cảnh đặc biệt khác cần phải hoạch định ranh giới lãnh hải của hai quốc gia một cách khác.”
Cho nên, nếu lấy trung tuyến để phân biệt phạm vi biển thuộc bên này hay bên kia để đơn phương tiến hành việc hạ đặt giàn khoan trong vùng chồng lấn này là hoàn toàn trái với các quy định của Công ước Luật biên 1982 và đi ngược lại thỏa thuân của 2 bên.
Hai là, vị trí giàn khoan này có phải liên quan đến vùng biển quần đảo Hoàng Sa theo quan điểm của Trung Quốc không?
Nguy hiểm hơn nữa là vị trí hạ đặt giàn khoan này cũng nằm cách đảo Đá Bắc thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam ngoài 12 hải lý; nghĩa là nằm ngoài phạm vi lãnh hải của một thực thể nằm ở phía Bắc của quần đảo này. Có thể thấy rằng Trung Quốc đã tính toán : nếu không vấp phải phản đối của Việt Nam liên quan đên quần đảo này thì sau này Trung Quốc lý sự rằng vị trí hạ đặt giàn khoan này nằm trong vùng đặc quyền kinh tế quần đảo Hoàng Sa (mà họ gọi là Tây Sa) nhưng VN không có ý kiến phản đối . Điều đó có nghĩa Việt Nam đã từ bỏ chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và đã mặc nhiên thừa nhận yêu sách xác định phạm vi các vùng biển và thềm lục địa của Trung Quốc đối với quần đảo này. Nếu lên tiếng phản đối thì đồng nghĩa với việc đã thừa nhận Hoàng Sa có vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý, thừa nhận quan điểm của Trung Quốc và đây chính mục tiêu của “cái bẫy pháp lý” nguy hiểm mà họ đã giăng ra, bất chấp thực tế xâm lược và chiếm đóng bất hợp pháp Hoàng Sa của Việt Nam và cho đến nay, Trung Quốc vẫn khăng khăng không chịu đàm phán và tuyên bố Hoàng Sa thuộc về họ, không có tranh chấp.
Việc TQ hạ đặt giàn khoan HD 981 vào vùng ĐQKT VN năm 2014, chúng ta đã từng nhận định rằng đây là động thái “dương đông kích tây”, nhưng năm nay, với những gì đang diễn ra thì không thể chỉ nói như vậy mà cho thấy TQ đang cùng lúc thực hiện các mũi tiến công khác nhau nhằm đạt được chiến lược độc chiếm Biển Đông về địa- chiến lược, địa- chính trị, địa-quân sự, địa- kinh tế. Trong bối cảnh hiện nay, để che dấu các hoạt động sử dụng vũ lực, đẩy mạnh chủ trương quân sự hóa Biển Đông, dường như Trung Quốc đang ráo riết triển khai các hoạt động nhằm vào yếu tố đia- kinh tế. Đó cũng là nội hàm chủ yếu của mưu đồ độc chiếm Biển Đông với 3 mục tiêu cốt lõi: tranh giành nguồn tài nguyên dầu khí, không chế tuyến đường hàng hải, vơ vét tài nguyên sinh vật. Suy cho cùng, có lẽ đó cũng chính là mũi tiến công có hiệu quả nhất trong cuộc chiến tranh giành vị thế siêu cường trên biển mà Trung Quốc đã bày binh bố trận để triển khai chiến lược độc chiếm Biển Đông.
TS Trần Công Trục
Theo Infonet
Giàn khoan Hải Dương 981 lại vào Biển Đông
Cục Hải sự Trung Quốc thông báo giàn khoan bán chìm Hải Dương 981 sẽ khoan thăm dò ở khu vực có tọa độ 17-29.53N, 110-57.18E từ ngày 28/12 đến 10/2/2016.
Vị trí giàn khoan Hải Dương 981 hạ đặt trái phép vào tháng 5/2014. Đồ họa: Infonet
Trên trang web chính thức, Cục Hải sự Trung Quốc cho biết giàn khoan Hải Dương 981 sẽ khoan thăm dò ở khu vực có tọa độ nêu trên đồng thời yêu cầu các phương tiện đường thủy cấm tiến vào khu vực 2.000 m xung quanh giàn khoan.
Giàn khoan hiện cách đảo Hải Nam 190 hải lý, cách đường mép ngoài cùng thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam là 85 hải lý.
Hải Dương 981 là giàn khoan Trung Quốc hạ đặt trái phép trong thềm lục đia, vung đăc quyên kinh tê của Viêt Nam hồi tháng 5/2014. Sau 75 ngày hạ đặt trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, ngày 16/7/2014, Trung Quốc tuyên bố rút giàn khoan Hải Dương 981 khỏi khu vực biển gần đảo Tri Tôn thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
Giới quan sát coi đây là hành vi xâm phạm chủ quyền Việt Nam nghiêm trọng nhất trong hơn 20 năm quan hệ Việt - Trung.
Giàn khoan Hải Dương 981 của Trung Quốc.
Ngày 1/5/2014, Việt Nam phát hiện giàn khoan nước sâu Hải Dương 981 và 3 tàu dịch vụ dầu khí của phía Trung Quốc di chuyển từ Tây Bắc đảo Tri Tôn (thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam) xuống phía nam. Một ngày sau, giàn khoan Hải Dương 981 đã hạ đặt trái phép sâu trong thềm lục địa của Việt Nam 80 hải lý, cách bờ biển Việt Nam 130 hải lý. Hàng chục tàu bảo vệ đi cùng.
Ngày 17/5/2014, nó được di dời khỏi vùng biển gần đảo Tri Tôn thuộc quần đảo Hoàng Sa, kết thúc việc thăm dò trái phép. Bắc Kinh đồng thời điều hàng trăm tàu hộ vệ bảo vệ giàn khoan trái phép này và nhiều lần gây hấn với tàu cảnh sát biển Việt Nam. Đến ngày 27/5, Trung Quốc mở rộng phạm vi hoạt động của giàn khoan trái phép Hải Dương 981, di chuyển đến vị trí mới, nằm sâu 60 hải lý trong vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam. Trung Quốc đồng thời gia tăng tàu hộ tống các loại, có lúc lên tới gần 140 tàu.
Hải Dương 981 là giàn khoan nửa nổi nửa chìm, có chiều dài 114 m, chiều rộng 90 m, chiều cao 137 m và khối lượng 31.000 tấn. Diện tích mặt sàn của nó bằng một sân bóng đá tiêu chuẩn.
Theo Wall Street Journal, lượng thép mà người ta dùng để xây dựng Hải Dương 981 lớn gấp 4 lần lượng thép để dựng tháp Eiffel của Pháp. Tổng công ty Dầu khí Hải Dương Trung Quốc (CNOOC) hạ thủy giàn khoan Hải Dương 981 vào giữa năm 2012. Hiện tại, Hải Dương 981 thuộc quyền quản lý của công ty dich vu Bai dâu Trung Quôc (COSL), đơn vị trực thuộc CNOOC.
Hồng Duy - Hải Anh
Theo Zing News
Báo Mỹ: Ấn Độ quyết định thiết lập giàn khoan ở Biển Đông Ấn Độ muốn tham gia hợp tác chiến lược, cùng nhiều nước ngăn chặn tham vọng bành trướng lãnh thổ và bành trướng quân sự của Trung Quốc ở Biển Đông, Ấn Độ Dương Trung Quốc đưa giàn khoan nước sâu thứ hai xuống Biển ĐôngHọc giả TQ xuyên tạc phát biểu về Biển Đông của Tổng thư ký ASEANTổng thư ký ASEAN...