Dứa dưỡng sức, chữa bệnh đường tiêu hóa
Do có nhiều chất đường (saccharose 12,43% và glucose 3,21%), nhiều vitamin A, B, C… nên dứa là loại quả ăn bổ dưỡng, dễ tiêu hóa, lợi tiểu, tẩy độc.
Dứa, thơm hay còn gọi là khóm tên khoa học là Ananas comosus (L.) Merr., thuộc họ dứa (Bromeliaceae). Dứa là loại cây thảo có thân ngắn nhưng mang nhiều rễ khí sinh, với các lá dài phân bố đều xòe ra tứ phía hình hoa thị. Trên thân và nách lá có một số chồi (người ta dùng chồi để nhân giống).
Khi cây đã lớn, từ chùm lá đó mọc ra một thân dài 30 – 40cm, mang một cụm hoa bông trên đó đính nhiều hoa đều màu tím. Quả phức, hình ống hay hình đầu cụt, giữa có lõi (thực chất là phần nối tiếp của thân chính) phía trên ngọn quả còn có một chồi gồm nhiều lá ngắn, gọi là chồi ngọn, dùng để nhân giống.
Phân bố và sinh thái: Dứa đã được đem trồng ở hầu hết các nước nhiệt đới và một số nước cận nhiệt đới, mùa đông không lạnh lắm. Giống dứa trồng phổ biến nhất trên thế giới là cayenne (chỉ trồng thâm canh và ở khí hậu mát), thứ đến là spanish trồng nhiều ở các nước nhiệt đới. Dứa victoria được trồng trong sản xuất lớn.
Ở nước ta, hiện trồng phổ biến nhất là giống queen (victoria). Giống cayenne cũng có, khá nhiều ở Đức Trọng, Đà Lạt (Lâm Đồng), và dứa spanish (dứa ta) chỉ trồng lẻ tẻ trong nhân dân. Dứa victoria có thịt vàng giòn, độ đường cao nhưng sản lượng thấp. Dứa cayenne nhiều nước hơn. Còn dứa spanish cho sản lượng thấp hơn nhưng quảng canh được.
Chế biến làm thực phẩm: Dứa được đánh giá cao hơn chuối về chất lượng: mùi thơm đặc sắc, màu sắc quả hấp dẫn, nhiều đường, đồng thời độ chua cũng cao, lại nhiều nước, hợp khẩu vị. Có thể ăn kèm thức ăn như một loại rau. Đặc biệt trong quả dứa, có một chất men là bromelin giúp cho việc tiêu hóa các chất protein giống như pepsin ở đu đủ, nên người ta hay dùng dứa làm món ăn khai vị.
Video đang HOT
Dứa giúp cho sự sinh trưởng và dưỡng sức, dùng khi ăn uống không tiêu, khi bị ngộ độc… (nguồn ảnh: internet)
Thường thì người ta dùng dứa để xào, nấu canh với thịt, cá. Ngọn dứa non dùng làm rau nấu canh ăn được như quả. Dứa có thể dùng thái lát ăn với cơm, cũng có thể dùng muối dưa. Lựa dứa chín, ngọt, gọt bỏ vỏ, khoét sạch mắt dứa, cắt ra từng khoanh mỏng. Dùng muối bột xoa lên mặt các khoanh dứa cho đều rồi để vào keo đậy kín. Nếu không ướp muối thì đổ nước mắm vào ngâm. Sau 3 ngày, miếng dứa đã ngấm mắm, muối, người ta cho thêm tỏi, ớt và đường cát vào trộn đều, để dành ăn với cơm.
Do có nhiều chất đường (saccharose 12,43% và glucose 3,21%), nhiều vitamin A, B, C… nên dứa là loại quả ăn bổ dưỡng, dễ tiêu hóa, lợi tiểu, tẩy độc.
Sử dụng làm thuốc: Dứa được chỉ dẫn làm thuốc trong các trường hợp thiếu máu, thiếu khoáng chất. Nó giúp cho sự sinh trưởng và dưỡng sức, dùng khi ăn uống không tiêu, khi bị ngộ độc, bị xơ cứng động mạch, viêm khớp, thống phong, sỏi và dùng trị chứng béo phì.
Nó được dùng chữa bệnh đường tiêu hóa, tiêu viêm, giảm phù, điều trị vết thương, vết phỏng. Người ta dùng quả thật chín để ăn hoặc dùng nước chiết từ quả, dùng quả ép lấy nước. Dịch ép lá và quả chưa chín dùng tẩy, nhuận tràng, mỗi lần dùng 15 – 20 ml.
Chú ý là phụ nữ có thai không nên dùng vì có thể gây sẩy thai.
Lá dứa non, giã vắt lấy nước cốt hay sắc uống chữa sốt nóng, liều dùng 20 – 30 g. Rễ cây dứa sắc uống chữa tiểu tiện không thông, đái ra sạn sỏi, liều dùng 20 – 30 g.
(Theo Khoa hoc phổ thông)
Ăn gì khi bị đau dạ dày?
Tiến sĩ - Bác sĩ Trần Thiện Trung, Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM cho rằng, ăn uống có vai trò rất quan trọng đối với người bị bệnh loét dạ dày.
Dưới đây là một vài tư vấn về ăn uống cho những người mắc căn bệnh này.
Không ăn quá no, nên nhai kĩ, nuốt chậm: Ăn quá no vì sẽ làm dạ dày phồng căng, sinh ra nhiều axít có hại, dễ gây đau. Khi ăn nên nhai kỹ, nuốt chậm, vì trong khi nhai có thể tăng thêm sự bài tiết của nước bọt, nước bọt có tác dụng giảm axít và bão hòa axít có trong dạ dày.
Nên ăn những thức ăn giàu dinh dưỡng, mềm và dễ tiêu hóa: Những thức ăn chính như cháo, mỳ sợi nhỏ, cơm nhão... trong đó ăn những thức ăn làm bằng bột mỳ là tốt nhất. Vì những thức ăn này mềm, dễ tiêu hóa, lại có chất kiềm, có tác dụng làm bão hòa axít trong dạ dày.
Các loại thức ăn nên dùng là: sữa, trứng, các loại thực phẩm có tính bao bọc niêm mạc dạ dày như gạo nếp, bột sắn, bánh mỳ... Trong đó, uống một lượng sữa thích hợp là loại thức ăn lý tưởng của người bị loét dạ dày. Tôm cá không những giàu chất Protein với chất lượng cao, mà còn giàu nguyên tố vi lượng kẽm mà cơ thể con người cần thiết, nguyên tố vi lượng là một chất rất quan trọng để làm lành chỗ loét.
Không nên ăn những thức ăn cứng, thô ráp: Các loại quả khô, lương thực cứng, rau cần, hẹ, dưa, măng... là những loại thức ăn khó tiêu hoá, làm hỏng niêm mạc dạ dày, khó lành chỗ loét, thậm chí càng loét thêm.
Tránh những thức ăn có chất hoá học kích thích niêm mạc dạ dày: Cà phê, trà đặc, rượu mạnh, các thức ăn cay, hay những thức ăn dễ sản sinh vị chua và hơi như khoai lang, khoai tây, bánh kẹo, đường dấm, dưa muối là những thức ăn có thể kích thích bài tiết nhiều axít, không có lợi cho việc làm lành chỗ loét.
Nấu nướng cũng phải chú ý: Không nên ăn những thức ăn sống, lạnh, tuyệt đối không nên ăn những thức ăn đã biến chất. Tốt nhất là ăn những thức ăn hấp, xào, nấu, ninh; còn những thức ăn rán, chiên, muối, trộn nộm không dễ tiêu hóa, sẽ tăng thêm gánh nặng cho dạ dày, ảnh hưởng đến quá trình làm lành chỗ loét.
Những người bị loét dạ dày, còn phải giữ cho tinh thần luôn vui vẻ, gây dựng thói quen tốt trong sinh hoạt, không nên làm việc quá mệt mỏi, căng thẳng, hút thuốc lá và uống rượu, như vậy mới có thể tránh khỏi sự dày vò của căn bệnh này.
Theo Gia Đình & Xã Hội
Chọn rau ngon, trái bổ cho Tết Bữa ăn ngày tết với nhiều thịt, cá sẽ dễ ngán và đầy bụng. Các món chế biến nhiều rau tươi giúp bữa ăn thêm ngon và dễ tiêu hoá. Kèm thêm trái cây tráng miệng bổ sung vitamin, tăng sức đề kháng cơ thể, nhờ đó có thể vui tết trọn vẹn hơn. Nên chọn mua rau, trái còn nguyên, màu sắc...