Đưa du lịch Việt Nam trở thành lựa chọn hàng đầu thời kỳ hậu Covid-19
Ngày 18.3, tại Bạc Liêu đã diễn ra Hội nghị triển khai Chương trình liên kết hợp tác phát triển du lịch TP.
HCM và 13 tỉnh, thành phố ĐBSCL năm 2022, phát động “ Mở cửa lại du lịch trong điều kiện bình thường mới”. Thứ trưởng Bộ VHTTDL Đoàn Văn Việt đến dự và phát biểu chỉ đạo.
Theo báo cáo của Chương trình liên kết hợp tác phát triển du lịch giữa TP.HCM và 13 tỉnh, thành Đồng bằng sông Cửu Long, từ năm 2019 đến nay, các địa phương đã hình thành ba trục tuyến du lịch liên kết để hoàn thiện sản phẩm gồm tuyến “Những nẻo đường phù sa” kết nối TP.HCM – Tiền Giang – Vĩnh Long – Cần Thơ – Hậu Giang – Sóc Trăng – Bạc Liêu – Cà Mau; tuyến “Non nước hữu tình” kết nối TP.HCM – Tiền Giang – Bến Tre – Trà Vinh; tuyến “Sắc màu vùng biên” kết nối TP.HCM – Tiền Giang – Long An – Đồng Tháp – An Giang – Kiên Giang. Các doanh nghiệp du lịch của TP.HCM đã xây dựng hơn 50 chương trình du lịch, đưa hơn 152.000 du khách về Đồng bằng sông Cửu Long, tổ chức nhiều chương trình khảo sát xây dựng sản phẩm đa dạng…
Các địa phương giới thiệu sản phẩm đặc trưng
Đánh giá cao những nỗ lực liên kết, hợp tác phát triển du lịch giữa TP.HCM và 13 tỉnh, thành Đồng bằng sông Cửu Long. Thứ trưởng Bộ VHTTDL Đoàn Văn Việt mong muốn các địa phương tiếp tục triển khai hiệu quả những nội dung thỏa thuận liên kết, chương trình hành động, nâng cao sức hấp dẫn du khách, góp phần đưa Việt Nam trở thành một trong những điểm đến có sức hút lớn đối với du khách, là lựa chọn du lịch hàng đầu hậu Covid-19.
Video đang HOT
Thứ trưởng Bộ VHTTDL Đoàn Văn Việt đến dự và phát biểu tại hội nghị
Theo Thứ trưởng Đoàn Văn Việt, hoạt động liên kết không chỉ đem lại sự đa dạng hoá sản phẩm mà còn hướng tới khai thác sự nổi trội về sản phẩm du lịch giữa các địa phương. Điển hình như Cần Thơ có du lịch sông nước, khai thác chợ nổi; An Giang phát triển lợi thế về du lịch tâm linh, Kiên Giang phát huy sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng biển đảo, Cà Mau đẩy mạnh du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng gắn với rừng, Bạc Liêu khai thác sản phẩm du lịch điện gió hay du lịch đặc sản nông nghiệp… để giữ chân du khách. Bên cạnh đó, liên kết còn góp phần thúc đẩy đầu tư nâng cấp hệ thống hạ tầng giao thông trong vùng, một số tuyến đường cao tốc đã được gấp rút triển khai như tuyến Trung Lương – Mỹ Thuận góp phần rút ngắn thời gian di chuyển giữa các địa phương, nâng cao sức hấp dẫn của sản phẩm du lịch.
Thứ trưởng Đoàn Văn Việt nhấn mạnh, việc xác định được trọng tâm lĩnh vực liên kết hợp tác và ký kết quy chế, thỏa thuận hợp tác liên vùng là cơ sở quan trọng để các địa phương đẩy mạnh triển khai các hoạt động tái khởi động du lịch thực chất, hiệu quả trong thời gian tới. Báo cáo mới nhất của Tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO) dự báo năm 2022 lượng khách du lịch quốc tế có thể tăng từ 30% đến 78% so với năm 2021. Tỷ lệ tiêm chủng ngày càng tăng, kết hợp với việc nới lỏng các hạn chế đi lại đã giúp giải phóng nhu cầu du lịch bị dồn nén tại các quốc gia. Đây là tín hiệu khả quan của du lịch thế giới cho thấy nhu cầu đi du lịch của du khách trên toàn cầu đã thực sự quay trở lại. Riêng ở nước ta, dịch Covid-19 đã dần được kiểm soát và hoạt động kinh tế- xã hội đã chuyển sang trạng thái “bình thường mới”. Các chính sách hỗ trợ phục hồi và phát triển kinh tế -xã hội cũng được ban hành, trong đó du lịch là một lĩnh vực được ưu tiên hàng đầu, tạo điều kiện thuận lợi tái khởi động hoạt động của ngành, Thứ trưởng Đoàn Văn Việt cho biết.
Đại diện lãnh đạo các địa phương cam kết thúc đẩy chương trình liên kết hợp tác phát triển du lịch
Trên cơ sở đó, Thứ trưởng Đoàn Văn Việt đề nghị các địa phương tiếp tục đảm bảo các điều kiện an toàn phòng, chống dịch trong việc mở lại hoạt động du lịch; đảm bảo điểm đến được kiểm soát an toàn, hoạt động du lịch phải tổ chức chặt chẽ, có lộ trình đồng bộ và hiệu quả. Chủ động chuẩn bị các phương án xử lý đối với trường hợp rủi ro trong quá trình triển khai mở cửa lại hoạt động du lịch. Phát triển sản phẩm du lịch đáp ứng xu hướng mới của thị trường, đa dạng hoá, nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch. Trong đó tập trung khôi phục sản phẩm du lịch đường sông, du lịch gắn với khai thác hoạt động nông nghiệp, sinh thái; du lịch văn hoá miệt vườn, các sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng và giải trí ven sông, nghỉ dưỡng biển đảo… Phát huy vai trò của các công ty lữ hành trong việc kết nối các điểm tham quan đơn lẻ trong khu vực thành chương trình tổng thể khám phá cả vùng cho du khách trong và ngoài nước nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu du lịch, mang đến những trải nghiệm dài ngày, đa dạng hơn cho du khách.
Nâng cấp cơ sở vật chất kỹ thuật, tăng cường nhân lực du lịch cũng như liên kết truyền thông, xúc tiến quảng bá thu hút du khách. Triển khai các nội dung phát triển du lịch, quảng bá, xúc tiến theo định hướng của Bộ VHTTDL trong bối cảnh mới, truyền tải thông điệp “Live fully in Vietnam – Sống trọn vẹn tại Việt Nam” đối với thị trường quốc tế và “Du lịch an toàn – Trải nghiệm trọn vẹn” đối với thị trường nội địa. Tăng cường công tác thu hút đầu tư lĩnh vực du lịch, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động du lịch, nâng cao năng lực cạnh tranh điểm đến…
Doanh nghiệp du lịch rục rịch khởi động đón khách quốc tế
Sau khi Việt Nam công bố hoàn toàn mở cửa du lịch từ 15/3 và có hướng dẫn cụ thể về phương án đón khách quốc tế của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, các doanh nghiệp lữ hành chuyên đón khách quốc tế thông báo lại với đối tác, tạo dựng lại sản phẩm để có thể đón khách thời gian tới.
Khách quốc tế đến Việt Nam trong giai đoạn thí điểm.
Ông Lê Nguyên Long, Giám đốc Asia Plus Tours, chuyên đón khách đoàn Âu - Mỹ chia sẻ: Thông tin mở cửa du lịch hoàn toàn từ 15/3 với các điều kiện y tế "khá thoáng" với người nhập cảnh và chính sách miễn visa cho khách đến từ 13 nước... mang lại thông tin tích cực với việc đón khách quốc tế thời gian tới. Với doanh nghiệp đơn vị lữ hành quốc tế, chúng tôi kết nối, thông tin lại với khách hàng. Nhiều đối tác đón nhận tin này hào hứng bởi như vậy họ có thêm sản phẩm giới thiệu để khách lựa chọn.
"Giai đoạn này, chúng tôi đang kết nối để tạo dựng lại sản phẩm. Những đơn vị chuyên đón khách quốc tế có lập nhóm group có hơn 200 thành viên và giới thiệu nhau những đơn vị còn hoạt động để tự kết nối với nhau. Qua thực tế tìm hiểu thì hiện chỉ còn khoảng 5% số khách sạn đủ tiêu chuẩn đón khách quốc tế hoạt động, Nhà hàng thì gần như 100% ngừng hoạt động. Với những nhà hàng phục vụ chuyên đón từng dòng khách quốc tế họ có những tiêu chí riêng, gần như các nhà hàng chỉ cầm cự được năm 2020. Còn từ năm 2021 thì đa phần đóng cửa vì chi phí để duy trì khá tốn kém, nhất là tiền thuê mặt bằng. Do đó, thời điểm này, khi có chính sách rõ ràng hơn thì một số người mới mạnh dạn đầu tư lại. Thời gian này, đơn vị tôi đang tiến hành khảo sát lại các đơn vị dịch vụ, đánh giá chất lượng rồi từ đó tạo dựng sản phẩm và cân nhắc những rủi ro gặp phải khi tổ chức khách đoàn", ông Lê Nguyên Long chia sẻ với phóng viên báo Tin tức.
Còn ông Vũ Minh Thọ, Giám đốc Asia Top Travel cho biết, khi có đầy đủ thông tin Việt Nam mở cửa lại du lịch từ ngày 15/3, chúng tôi cũng đã thông báo với các khách hàng và rà soát lại dịch vụ. Thực tế thì tới tối ngày 16/3 mới có những thông tin bằng văn bản của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Đây là căn cứ quan trọng để chúng tôi gửi khách hàng. Vấn đề chúng tôi lo nhất là sự nhất quán trong chính sách nên hiện chúng tôi vẫn đang rà soát lại dịch vụ.
"Chúng tôi chuyên khách lẻ thị trường gần gồm khách châu Á và khách châu Âu, trong đó thị trường khách Á có thể sang sớm từ 1-2 tháng tới nhưng khách Âu phải từ tháng 6, thậm chí tháng 9/2022 mới có khách. Với tình hình dịch bệnh COVID-19, chúng tôi chưa dám liều tổ chức tour vì phải xem xét cụ thể các hướng dẫn của ngành y tế và các địa phương dự tính đưa khách để hạn chế rủi ro phát sinh. Như trường hợp khách trở thành F0 thì xử lý ra sao, các bệnh viện tiếp nhận xử lý như thế nào... Hiện nay có thực tế du lịch trong nước cũng đang chững lại vì dịch bệnh, cùng với đó là chất lượng dịch vụ điểm đến cũng chưa đảm bảo, việc khôi phục cũng cần có thời gian", ông Vũ Minh Thọ trao đổi.
Còn ông Phạm Hà, CEO Lux Group cho biết: "Hiện tôi vẫn còn khoảng 80 booking (đặt chỗ) của các đoàn từ năm 2019, trước khi xảy ra dịch. Sau khi thông báo về kế hoạch mở cửa thì đến nay cũng đã có đoàn phản hồi. Dự tính cũng phải tháng 6 mới có đoàn vào".
Phương án mở cửa đón khách du lịch của Tổng cục Du lịch.
Trao đổi với các doanh nghiệp lữ hành xung quanh thông tin mở cửa từ 15/3 đã có khách vào, các doanh nghiệp lữ hành chuyên dòng khách quốc tế cho biết: Thực tế hàng không đã nối lại khoảng 10 tuyến quốc tế nên hiện khách vào đi thăm thân, đi làm việc, kinh doanh... kết hợp đi du lịch. Cũng có khách đi trải nghiệm khám phá nhưng số này chưa nhiều. Còn khách du lịch quốc tế sẽ bắt đầu vào dần từ tháng 6 và gia tăng bắt đầu từ tháng 9, tháng 10/2022.
Khi được hỏi về những rủi ro gặp phải khi tổ chức tour, nhất là với những trường hợp khách mắc COVID-19, ông Nguyễn Quý Phương, Vụ trưởng Vụ Lữ hành (Tổng cục Du lịch) cho biết: "Một trong những điều kiện khách nhập cảnh là mua bảo hiểm trị giá 10.000 USD. Việc có khách mắc COVID-19 là hoàn toàn có thể xảy ra trong quá trình tham quan, do đó, các đơn vị lữ hành cần nghiên cứu, đưa nội dung vào hợp đồng với nội dung bất khả kháng".
Còn ông Nguyễn Trùng Khánh, Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Việt Nam cho biết: Sau một thời gian dài chịu ảnh hưởng nặng nề bởi dịch COVID-19, đến nay, phần lớn các doanh nghiệp du lịch đã rơi vào tình trạng rất khó khăn. Do vậy để hỗ trợ các doanh nghiệp khôi phục lại Tổng cục Du lịch kiến nghị kéo dài các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp như chính sách giảm giá điện, giảm thuế VAT, giảm tiền thuê đất, giảm phí cấp phép lữ hành, cấp thẻ hướng dẫn viên đến hết năm 2023.
Trong khi đó, ông Vũ Thế Bình, Phó Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Việt Nam cho biết: Sau khi có những chính sách rõ ràng về mở cửa lại du lịch từ 15/3 từ Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và bộ ngành hữu quan, hiện các doanh nghiệp du lịch, dịch vụ đang trong quá trình khởi động lại. Từ 31/3 đến 1/4, Hiệp hội Du lịch Việt Nam và Tổng cục Du lịch sẽ phối hợp tổ chức Hội chợ VITM Hà Nội 2022 để kết nối lại các doanh nghiệp, dịch vụ trong nước sau 2 năm gián đoạn. Đồng thời, tại hội chợ sẽ tổ chức Diễn đàn bàn về hành động cụ thể của ngành, các doanh nghiệp khi xác định lại nhu cầu của khách, xây dựng lại sản phẩm du lịch, kế hoạch maketing, quảng bá...
Du lịch mở cửa an toàn từ 15/3: Phục hồi, phát triển bền vững Ngày 15/3 là thời điểm Việt Nam mở cửa lại hoàn toàn với hoạt động du lịch, đánh dấu giai đoạn hồi sinh của du lịch Việt Nam sau hơn 2 năm "ngủ đông". Chính sách nhất quán về điều kiện mở cửa sẽ giúp du lịch phát triển bền vững giai đoạn tới. Các địa phương khởi động Để thích ứng với...