Đưa du khách vào chùa tu: Mô hình du lịch ‘gây sốt’ ở Hàn Quốc
Du lịch tu hành (Temple Stay) là sáng kiến từng giành hàng loạt giải thưởng du lịch tại xứ sở kim chi.
Chỉ cần truy cập vào trang web eng.templestay.com, lựa chọn một ngôi chùa, thiền viện trên khắp đất nước Hàn Quốc cùng ngày check-in, du khách đã có thể đặt lịch tham gia một tour du lịch tu hành vô cùng thư giãn.
Loại hình du lịch này cho phép du khách trải nghiệm cuộc sống của những người tu hành tại Hàn Quốc trong thời gian ngắn để tìm kiếm sự an yên. Du khách sẽ được trò chuyện với các tu sĩ, đàm đạo bên ly trà thơm, cảm nhận buổi sáng trong lành thức dậy ở chùa.
Những địa điểm được chọn làm Temple Stay cũng thường tọa lạc ở nơi thiên nhiên tươi đẹp, các vùng núi yên bình, không gian trong lành với lịch sử tới 1.700 năm tuổi.
Cảnh sắc tuyệt đẹp của những ngôi chùa tại Hàn Quốc. Ảnh: Tổ chức Văn hóa Phật giáo Hàn Quốc.
Khái niệm “Temple Stay” xuất hiện một cách tình cờ khi xứ sở kim chi đăng cai kỳ World Cup năm 2002 và cần huy động cơ sở lưu trú giới thiệu văn hóa truyền thống cho người nước ngoài. Chính phủ Hàn Quốc đã cho phép các vị sư trụ trì của một số ngôi chùa giúp sức.
Bất ngờ là lượng khách đăng ký lưu trú tại các ngôi chùa vẫn liên tục tăng sau World Cup 2002, biến Temple Stay thành một chương trình du lịch cực kỳ hút khách suốt 20 năm qua.
Tiềm năng Temple Stay
Temple Stay từng nhận được nhiều giải thưởng về sáng kiến du lịch. Mô hình du lịch này gần như không đòi hỏi đầu tư nhiều, không gây ảnh hưởng tới cảnh quan môi trường hay cuộc sống của người dân địa phương.
Tuy nhiên nó cũng rất “kén khách” bởi người tham gia phải có sẵn sự quan tâm tới Phật giáo và sẵn sàng chấp hành các quy định khắt khe (phải giữ yên lặng trong khuôn viên chùa và khi dùng bữa, không ăn thịt, không ăn vặt…).
“Đầu tiên tôi đã rất sốc khi bị đánh thức lúc 3 rưỡi sáng, lạy 108 lạy và tham gia thiền định. Nhưng tất cả đều rất bình yên. Các tu sĩ còn dành thời gian nói chuyện riêng với tôi, kể về hành trình tu tập của họ” – Blogger người Anh Melissa Douglas kể về chuyến Temple Stay của cô.
“Mình cảm thấy khá thư thái có lẽ vì thời tiết mát mẻ, phong cảnh đẹp và tham gia các hoạt động làm thủ công cũng rất vui nữa” - Linh Nguyễn (TP.HCM) chia sẻ.
Video đang HOT
Linh Nguyễn, du khách đến từ TP.HCM, trong bộ thiền phục màu xanh của chùa Bongeunsa ở thủ đô Seoul. Ảnh: @linn.nguyen1611
Hàn Quốc cũng có những chiến lược quảng bá rất chuyên nghiệp cho mô hình này. Trang web Temple Stay được thiết kế để đặt tour trải nghiệm với các ngôi chùa trên toàn quốc.
Du khách có thể chọn loại hình Temple Stay ngắn để trải nghiệm 2-3 giờ với mức giá 30,000 KRW (500.000 VND) hoặc Temple Stay trải nghiệm ngủ qua đêm ở các ngôi chùa, chi phí 70,000 KRW (1,2 triệu VND).
Các ngôi chùa cũng tích cực đưa ra các ý tưởng mới lạ để thu hút du khách. Ví dụ chùa Buseoksa ở Chungcheongnam-do có chương trình “Các loài chim, thiên nhiên với con người là một” vào mùa đông. Người tham gia sẽ được đi dã ngoại trong rừng, quan sát các loài chim, đoán tên từng loài qua tiếng hót và cho chim ăn nhằm giáo dục tình yêu thương muôn loài. Tới mùa xuân ngôi chùa lại có chương trình tìm hiểu về các loại hoa đồng nội.
Chùa Yonjoo thuộc Gyeonggi-do lại “Chương trình Giáo dục Đạo hiếu”, nơi trẻ em và cha mẹ có thể học cách người Hàn Quốc sống với người lớn tuổi hơn, đặc biệt là sống với cha mẹ già.
Nhiều ý tưởng thú vị được đưa vào mô hình Temple Stay. Ảnh: Tổ chức Văn hóa Phật giáo Hàn Quốc
Một số hoạt động Temple Stay:
Yebul (Lễ Phật): Nghi lễ tụng kinh 3 lần một ngày để tán thán Đức Phật và để thanh tịnh tâm trí.
Barugongyang (bữa ăn theo nghi thức của người tu hành): Nghi thức ăn uống đòi hỏi phải tuyệt đối giữ im lặng và không được phép bỏ phí thức ăn, dù chỉ là một hạt cơm.
Chamseon (phép thiền định): Có hai loại jwaseon (tọa thiền) và haengseon (thiền hành), trong đó con người tự quán chiếu bản thân mình.
Dado (thiền trà): Phương pháp quán chiếu khác bằng cách quan sát mọi vật một cách cẩn thận từ ấm trà, lá trà, nhiệt độ, hương vị và bạn đạo cùng uống trà với mình.
Làm đèn lồng hoa sen: Hoa sen mọc lên giữa chốn bùn lầy, biểu trưng cho sự thanh khiết, cho nên hoa sen trong Phật giáo tượng trưng cho sự vươn lên, giác ngộ, giải thoát ngay tại cõi đời ô trọc.
Pháp lạy 108 lạy: Thực hành pháp môn lạy Phật, hướng du khách tới việc tự khám phá con người thật của mình, giúp có thêm sức khỏe.
Sakyung (chép kinh Phật): Từng nét chữ trong kinh Phật được kiên nhẫn chép bằng tay hoặc in theo cách thủ công truyền thống, sẽ khắc sâu từng lời Phật dạy vào trong tâm trí người chép.
Ulyeok (làm việc tập thể): Có nghĩa bóng là những đám mây tích tụ lại thành một đám mây giông lớn có sức mạnh vĩ đại. Cũng giống như con người, biết hợp sức lại khi làm việc sẽ đạt được những thành công lớn.
(Trích nghiên cứu “Temple Stay ở Hàn Quốc một loại hình du lịch mới” của tác giả Lê Tuyết Mai)
Du lịch cộng đồng tại xã Hòa Bắc: Nghề phụ, thu nhập chính
Khuyến khích người dân cùng làm du lịch là hướng đi hiệu quả tại huyện Hòa Vang (TP Đà Nẵng), tại đây, mô hình du lịch cộng đồng được người dân tin tưởng, đánh giá cao, tạo công ăn việc làm và thu nhập cho bà con dân tộc.
Để phát triển loại hình du lịch cộng đồng, từ tháng 5.2019, chính quyền huyện Hòa Vang đã thí điểm hỗ trợ gần 300 triệu đồng để xây dựng mô hình homestay ALăng Như của anh Đinh Văn Như ở thôn Giàn Bí, xã Hòa Bắc. Đây là xuất phát điểm để bà con cùng làm du lịch, cải tạo đời sống sinh hoạt. Tiếp theo, chị Đỗ Thị Huyền Trâm (thôn Nam Yên) cải tạo lại khu vườn của gia đình trước đây bỏ hoang để làm homestay với mô hình nhà sàn gỗ 2 tầng khang trang, sạch đẹp bên dòng sông Cu Đê thơ mộng của thôn Nam Yên (xã Hòa Bắc).
Du khách đến khám phá Hòa Bắc, Hòa Vang ngày càng đông
Chia sẻ về hướng đi mới để phát triển kinh tế cho bà con xã Hòa Bắc, ông Đỗ Thanh Tân - Trưởng phòng Văn hóa Thông tin huyện Hòa Vang cho biết: "Homestay của anh A Lăng Như là công trình tiên phong đã giải quyết lao động tại chỗ là 5 người, còn lao động cộng đồng gián tiếp là khoảng 50 người. Các điểm du lịch cộng đồng khách thì gồm có đông đảo bà con chuyên cung cấp nông sản cho du khách. Bình thường họ vẫn sống bằng nghề làm nông làm rừng nhưng có khách du lịch thì họ quay ra phục vụ các mặt hàng nông sản sạch sẵn có như gà, vịt, rau sạch, chè dây, mật ong... Từ khi du lịch phát triển, bà con nuôi con gà con vịt đều tiêu thụ được hết, những nông sản của bà con khách du lịch họ mua về rất nhiều đặc biệt là trong những dịp lễ ".
Tham gia mạng lưới du lịch cộng đồng gần 3 năm nay, già làng Bùi Văn Siêng thường có mặt tại những buổi kể chuyện cộng đồng, mong muốn trao truyền các giá trị văn hóa, dân tộc của người Cơ Tu để du khách tìm hiểu. Mỗi tháng già Siêng nói chuyện với khách vài lần, dẫn khách đi tham quan nhà nhà Gươl, giảng giải về phong tục tập quán, giải thích những biểu tượng, hình ảnh của bà con người dân tộc. Thu nhập từ công việc làm du lịch tuy không thường xuyên nhưng cũng đã góp phần cải thiện sinh hoạt cho già Siêng cũng như nhiều người dân cùng làm du lịch cộng đồng trong thôn, xã.
Người dân giới thiệu ẩm thực địa phương đến các đoàn khách
Già làng Bùi Văn Siêng nói: "Trước đây cuộc sống của bà con rất khó khăn, chủ yếu đi làm rừng, làm nương rẫy không có thu nhập, từ khi tham gia làm du lịch cộng đồng bà con có thêm công việc mới để làm, không phải dầm mưa dãi nắng ngoài trời, thỉnh thoảng dẫn khách đi tham quan, nấu nướng trong nhà, đỡ vất vả hơn rất nhiều, con gà, con cá, mớ rau, quả mít cũng bán được hết. Mừng hơn nữa là nhờ du lịch mà quảng bá được văn hóa của dân tộc Cơ Tu đến với khách quốc tế, khi khách có nhu cầu, thanh niên thì múa cồng chiêng, phụ nữ thì múa tungtung - dza dzá, bản sắc văn hóa vẫn còn được bà con giữ gìn rất tốt".
Theo định hướng phát triển du lịch cộng đồng huyện Hòa Vang tiến tới năm 2030 sẽ hình thành 5 cụm, điểm du lịch cộng đồng, trở thành điểm đến hấp dẫn kết hợp sinh thái, cung cấp các dịch vụ du lịch trải nghiệm, nghỉ dưỡng thuần chất văn hóa, bản sắc. Nhằm tạo điều kiện cho người dân địa phương tham gia làm du lịch, cải thiện đời sống, góp phần nâng cao thu nhập, phát triển kinh tế, huyện Hòa Vang đã đề nghị thành phố cho bà con vay vốn để khởi nghiệp. Ban đầu, khi người dân mới làm du lịch cũng có rất nhiều bỡ ngỡ, để giúp đỡ bà con tạo dựng cơ sở, Trung tâm Văn hóa Thông tin huyện đã phải đi xin vật dụng buồng phòng, bếp... của các khách sạn bỏ đi không dùng tới sau 2 năm dịch bệnh mang về hỗ trợ bà con. Điều đó đã giúp bà con đỡ đi một phần chi phí khi bắt tay xây dựng. Sau này người dân tự liên kết đón khách, bán nông sản cũng tạo được thu nhập không nhỏ để cải thiện cuộc sống gia đình.
Phát triển du lịch gắn với bảo tồn văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Cơ Tu
Du lịch cộng đồng phát triển kéo theo hiệu quả xã hội, các nghề phụ trợ như giải khát, ăn uống, hướng dẫn, bán hàng nông sản... cũng tiêu thụ nhanh và mạnh, dần dần khẳng định hướng phát triển kinh tế rất tốt cho đồng bào dân tộc tại địa phương. Để đào tạo nguồn nhân lực phục vụ các hoạt động du lịch một cách bền vững, huyện Hòa Vang đã phối hợp trường Đại học Kinh tế Đà Nẵng đào tạo thuyết minh viên tại điểm, tổ chức cho các hộ dân làm du lịch cộng đồng đi tham quan, học kinh nghiệm tại một số địa phương như Quảng Nam, Quảng Bình, Sơn La, Hòa Bình. Tổ chức lớp đào tạo nguồn nhân lực quản lý, bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống người Cơ Tu, mở lớp nâng cao nghệ thuật cồng chiêng và múa tungtung - dza dzá. Các hoạt động bước đầu đã đạt hiệu quả trong việc khuyến khích, kêu gọi người dân cùng làm du lịch cộng đồng, giúp bà con ổn định, cải thiện cuộc sống, từng bước thoát nghèo.
Ông Đỗ Thanh Tân - Trưởng phòng Văn hóa Thông tin huyện Hòa Vang (bên phải ảnh) đang trao đổi, chia sẻ với bà con xã Hòa Bắc về cách làm du lịch cộng đồng
Bày tỏ sự tin tưởng vào hướng phát triển kinh tế dựa vào du lịch, ông Đỗ Thanh Tân chia sẻ: "Bà con sẽ thành công với mô hình du lịch cộng đồng, vì Hòa Vang là vùng có phong cảnh đẹp, nhiều nông sản, lại giáp đô thị sôi động là Đà Nẵng. Với lượng khách lớn đến Đà Nẵng trước thời gian dịch, nếu làm một bài toán đơn giản, chỉ cần một lượng khách rất nhỏ của Đà Nẵng đi lên Hòa Bắc, khách tiêu 500 ngàn/ngày là bà con "dư sống". Để khuyến khích mọi người cùng làm du lịch thì tất cả đều phải vào vào cuộc, song hành chỉ bảo, hỗ trợ người dân từ những hoạt động ban đầu, tiếp cận cộng đồng là không nói lý thuyết, không văn bản giấy tờ, mà chỉ luôn cho bà con cách làm, đưa mô hình kiến trúc cho họ thi công, dạy cách nấu ăn, trình bày đẹp đãi khách. Như vậy chỉ cần một thời gian ngắn là tự họ sẽ thành thạo. Qua theo dõi, đánh giá sơ bộ, người dân có nguyện vọng đăng ký làm du lịch cộng đồng ngày càng đông, điều này là tín hiệu hứa hẹn tạo ra nhiều sản phẩm du lịch mới lạ và độc đáo trong tương lai".
Giới trẻ thích thú "check-in" đồi thông Đà Lạt, làng quê Hàn Quốc ngay ở Ninh Bình Giới trẻ thích thú "check-in" đồi thông Đà Lạt, làng quê Hàn Quốc ngay ở Ninh Bình Chẳng cần đi đâu quá xa xôi, giờ đây bạn có thể đến ngay Ninh Bình để "check-in" đồi thông đẹp chẳng kém Đà Lạt hay chụp những bức ảnh cứ ngỡ đang ở làng quê Hàn Quốc đấy! Khám phá đồi thông ở Ninh Bình...