Đưa điện lưới quốc gia vượt biển, thắp sáng đảo Cô Tô
Chiều tối ngày 16/10, tại xã Hạ Long – Vân Đồn – Quảng Ninh đã chính thức diễn ra Lễ khánh thành dự án đưa điện lưới ra huyện đảo Cô Tô đúng dịp kỷ niệm 50 năm ngày thành lập tỉnh Quảng Ninh (30/10/1963 – 30/10/2013).
Tham dự lễ khánh thành dự án đưa điện lưới ra huyện đảo Cô Tô có Ủy viên Bộ Chính trị Tòng Thị Phóng – Phó Chủ tịch Quốc hội; ông Phạm Minh Chính – Bí thư Tỉnh uỷ Quảng Ninh; ông Nguyễn Văn Đọc – Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh cùng nhiều đại biểu đại diện đến từ nhiều cơ quan ban ngành trung ương và địa bàn tỉnh.
Huyện Cô Tô là một quần đảo nằm ở phía Đông của đảo Vân Đồn (Quảng Ninh) có diện tích 46,2 km2. Trước đây, do địa hình biển đảo đặc thù và điều kiện kinh tế khó khăn nên nhiều dự án đăng ký đầu tư của các nhà đầu tư trong và ngoài nước vào các nhóm đảo còn chậm trễ.
Đặc biệt là nguồn điện để phục vụ cho sản xuất kinh doanh còn thiếu thốn khá trầm trọng do trên huyện đảo, điện mới chỉ được cấp bằng các nguồn máy phát chạy dầu diesel, nguồn năng lượng mặt trời với công suất rất nhỏ.
Cắt băng khánh thành và đóng lưới điện quốc gia trên huyện đảo Cô Tô
Khi chưa có điện lưới quốc gia, huyện đảo Cô Tô luôn trong tình trạng thiếu điện, mỗi ngày chỉ phát hai lần, buổi trưa từ 11h đến 13h và buổi tối từ 17h đến 22h. Tình trạng này ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống, sản xuất kinh doanh của người dân cũng như các doanh nghiệp trên địa bàn đảo Cô Tô.
Đáng chú ý, Cô Tô là một trong những điểm nằm trong chiến lược phát triển du lịch quan trọng của tỉnh Quảng Ninh, nên tình trạng thiếu điện, mất điện cũng ảnh hưởng lớn đến sức hấp dẫn của ngành công nghiệp không khói nơi đây.
Khắc phục tình trạng này cũng như hiện thực hóa nhiều mơ ước bấy lâu nay của người dân đảo Cô Tô, Tổng Công ty Điện lực miền Bắc đã thực hiện Dự án đưa điện lưới ra đảo Cô Tô với các hạng mục: Tuyến đường dây trên không 110kV Cẩm Phả – Vân Đồn; trạm biến áp 110kV Vân Đồn 1; tuyến đường dây trên không 110kV từ trạm Vân Đồn 1 đến thôn Đài Chuối, xã Vạn Yên, huyện Vân Đồn và toàn bộ hệ thống lưới điện phân phối trên huyện đảo Cô Tô.
Video đang HOT
Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng cùng nhiều đại biểu, lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh tại lễ khánh thành chiều 16/10.
Tỉnh Quảng Ninh đầu tư xây dựng các hệ thống lưới điện 22kV, 110kV từ thôn Đài Chuối, xã Vạn Yên, huyện Vân Đồn ra huyện đảo Cô Tô với tổng chiều dài tuyến đường dây là 58,3km, trong đó có 25km cáp ngầm xuyên biển.
Công trình thắp sáng Cô Tô bằng điện lưới được khởi công ngày 4/11/2012 và dự án được đánh giá là kỳ tích về thời gian chuẩn bị, thi công và đặc biệt là đổi mới trong việc huy động nguồn vốn. Đây là công trình đi đầu trong cả nước đưa điện lưới vượt biển ra đảo bằng cáp ngầm, cũng như thành công của dự án là kết quả của cuộc vận động “Chung tay thắp sáng vùng biển đảo Cô Tô”.
Đến 18h chiều 16/10, hàng chục nghìn ngọn đèn điện tại huyện đảo Cô Tô chính thức được đóng điện thắp sáng bằng lưới điện hoà vào hệ thống điện lưới quốc gia trong niềm vui khôn xiết của hàng ngàn người dân sinh sống và làm việc trên huyện đảo này.
Phát biểu tại lễ khánh thành, Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng cho biết: “Việc thắp sáng Cô Tô bằng điện lưới đã hoàn thành được mong ước của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại sau 52 năm 6 tháng kể từ tháng 1/1961 đến tháng 10/2013. Đây là một sự kiện quan trọng, tôi cho rằng đây là một tình cảm thiêng liêng mà Đảng và Nhà nước đã dành cho đồng bào, nhân dân các dân tộc tại huyện đảo Cô Tô. Tôi cũng đánh giá cao những nỗ lực của Tập đoàn Điện lực Việt Nam trong việc thực hiện thành công công trình này”.
Dự án có tổng mức đầu tư là hơn 1.100 tỷ đồng. Trong đó có gần 300 tỷ đồng là tiền ủng hộ từ các tập thể, cá nhân trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.
Quốc Cường
Theo Dantri
Cắt điện lần lượt tuyến 500kV Bắc Nam trong 55 ngày
Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho biết trong thời gian khoảng 55 ngày (từ 1/10 đến ngày 24/11), EVN sẽ phải cắt điện lần lượt các tuyến đường dây 500kV Bắc Nam mạch 1 (đoạn Đăk Nông-Phú Lâm) và mạch 2 (đoạn Tân Định-Phú Lâm) để phục vụ thi công đường dây 500kV Pleiku-Mỹ Phước-Cầu Bông.
Trong thời cắt điện này, các đơn vị thi công sẽ tháo dỡ hai đoạn tuyến đường dây 500kV Đăk Nông-Phú Lâm và Tân Định-Phú Lâm có chiều dài 7,51km đi song song với nhau trên địa bàn huyện Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh, để xây dựng một đoạn đường dây mới có hai mạch đi chung cột, nằm trong hành lang đường dây 500kV Tân Định-Phú Lâm, dành hành lang đường dây 500kV Đăk Nông-Phú Lâm phục vụ thi công đường dây 500kV Pleiku-Mỹ Phước-Cầu Bông.
Theo EVN, việc cắt điện lần lượt các tuyến đường dây nói trên được thực hiện làm 4 giai đoạn. Trong đó, giai đoạn 1 cắt điện đường dây 500kV Tân Định-Phú Lâm, dự kiến trong 40 ngày (từ ngày 01/10/2013 đến 09/11/2013), phục vụ cho việc thi công tháo dỡ 17 vị trí cột (7,51 km) đường dây 500kV Tân Định-Phú Lâm, sau đó tiến hành thi công lắp dựng các cột mới 2 mạch để gom 2 đoạn đường dây 500kV Đăk Nông-Phú Lâm và Tân Định-Phú Lâm đi chung cột trên đoạn đường dây mới dựng này.
Trong giai đoạn này cần cắt điện đồng bộ các đường dây 110kV Tân Định-Phú Hòa Đông-Củ Chi và Hóc Môn-Tân Quy-Phú Hòa Đông và các đường dây trung hạ thế giao chéo.
Giai đoạn 2 sẽ cắt điện cả hai đoạn đường dây 500kV Đăk Nông-Phú Lâm và Tân Định-Phú Lâm trong một ngày (dự kiến ngày chủ nhật 10/11), phục vụ thi công đấu nối vận hành tạm đường dây 500kV Đăk Nông-Phú Lâm trên đoạn đường dây hai mạch mới thi công xong, để tháo dỡ 7,51km đường dây 500 kV Đăk Nông-Phú Lâm hiện hữu đoạn đi qua huyện Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh.
Giai đoạn 3 sẽ cắt điện đường dây 500kV Tân Định-Phú Lâm trong thời gian khoảng 13 ngày, (từ ngày 10/11 đến 24/11) để thi công các vị trí cột đấu nối, phục vụ cho việc hoàn trả đường dây 500kV Đăk Nông-Phú Lâm và Tân Định-Phú Lâm như hiện trạng ban đầu. Giai đoạn này cũng sẽ thực hiện đồng thời việc thi công tháo dỡ 7,51km đường dây 500kV Đăk Nông-Phú Lâm đoạn đi qua huyện Củ Chi.
Giai đoạn 4 cắt điện cả hai đoạn đường dây 500kV Đăk Nông-Phú Lâm và Tân Định-Phú Lâm trong 1 ngày (dự kiến ngày chủ nhật 24/11), phục vụ thi công đấu nối hoàn trả đường dây 500kV Đăk Nông-Phú Lâm và Tân Định-Phú Lâm như hiện trạng ban đầu, hoàn thành công việc của toàn bộ đợt cắt điện. Trong giai đoạn này cần cắt điện đồng bộ các đường dây 110kV Tân Định-Phú Hòa Đông-Củ Chi và Hóc Môn-Tân Quy-Phú Hòa Đông và các đường dây trung hạ thế giao chéo.
Cũng theo EVN, để hạn chế ảnh hưởng của việc cắt điện các đoạn đường dây 500kV Đăk Nông-Phú Lâm và Tân Định-Phú Lâm, EVN không thực hiện tiết giảm điện trong thời gian cắt điện các đoạn đường dây 500 kV nêu trên. Đồng thời chỉ đạo các đơn vị thực hiện nhiều giải pháp kỹ thuật và đẩy nhanh tiến độ các công trình trọng điểm liên quan như hoàn thành đóng điện các đường dây 500kV Tân Định-Sông Mây, Phú Mỹ-Sông Mây, hoàn thành đóng điện trạm biến áp 500kV Sông Mây và hoàn thành lắp đặt hệ thống tụ bù dọc 2.000A tại các trạm biến áp 500kV Pleiku, ăk Nông, Di Linh; thay máy biến áp tại trạm biến áp 500 kV Phú Lâm công suất 1.800 MW và đường dây 500 kV Phú Lâm-Ô Môn để đảm bảo an toàn điện áp, không xảy ra suy giảm điện áp, mất điện diện rộng.
Bên cạnh đó, EVN đã thực hiện tích nước sớm các hồ thủy điện miền Nam, đảm bảo công suất khả dụng của các nhà máy thủy điện ở mức cao nhất trong suốt thời gian cắt điện. Đồng thời chỉ đạo Tổng Công ty Truyền tải điện Quốc gia (EVNNPT), Tổng Công ty Điện lực miền Nam và Tổng Công ty Điện lực Thành phố Hồ Chí Minh rà soát kiểm tra hệ thống rơle bảo vệ, các mạch sa thải đặc biệt trên các cung đoạn đường dây 500kV, cải tạo các đường dây 110kV Trảng Bàng 220-Trảng Bàng 110-khu công nghiệp Trảng Bàng, hoàn thành lắp đặt bổ sung tụ bù tại khu vực miền Nam và Thành phố Hồ Chí Minh... để đảm bảo hệ thống vận hành an toàn, tin cậy.
Trong thời gian 55 ngày cắt điện các tuyến đường dây 500kV trên phục vụ thi công đường dây 500kV Pleiku-Mỹ Phước-Cầu Bông, EVN sẽ huy động cao công suất các nhà máy điện khu vực miền Nam và phải huy động thêm các tổ máy chạy dầu DO, FO Thủ Đức, Cần Thơ để chống điện áp thấp và khi phụ tải tăng cao, khi có sự cố nguồn điện, nguồn khí có sự cố hoặc suy giảm lượng cấp khí...
Mặt khác, để triển khai thi công đúng tiến độ công trình, EVNNPT cũng đã chủ động xây dựng phương án tổ chức thi công; tăng cường cán bộ và thành lập tổ công tác thường trực tại hiện trường, phối hợp chặt chẽ với các bên liên quan để kịp thời giải quyết các vướng mắc phát sinh. Đồng thời chuẩn bị đầy đủ vật tư, phương tiện máy móc, thiết bị; bố trí nhân lực đủ làm việc hai ca liên tục, thi công 12 tiếng/ngày, kể cả thứ 7, chủ nhật và ngày lễ.
Theo tính toán của EVN, với các giải pháp nêu trên, việc cung cấp điện cho khách hàng khu vực miền Nam sẽ được đảm bảo, không thực hiện tiết giảm điện trong thời gian cắt điện các đoạn đường dây 500 kV nêu trên, trừ trường hợp bất khả kháng.
Tuy nhiên, Tập đoàn cũng đề nghị khách hàng thực hiện các giải pháp sử dụng điện tiết kiệm và hợp lý, tránh lãng phí, góp phần giảm sức ép trong vận hành hệ thống điện, đặc biệt trong thời gian 55 ngày cắt điện các tuyến đường dây phục vụ thi công đường dây 500 kV Pleiku-Mỹ Phước-Cầu Bông.
Trong số các công trình điện trọng điểm quốc gia, dự án đường dây 500kV Pleiku-Mỹ Phước-Cầu Bông do EVNNPT và Ban Quản lý dự án các công trình điện miền Trung (Ban AMT ) thuộc EVNNPT chịu trách nhiệm thực hiện có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, góp phần ổn định lưới truyền tải điện, giải quyết tình trạng khó khăn ở hệ thống điện miền Nam giai đoạn 2014-2015 và các năm sau.
Công trình có tổng mức đầu tư 9.288 tỷ đồng, đi qua 6 tỉnh, thành phố gồm Gia Lai, Đăk Lăk, ăk Nông, Bình Phước, Bình Dương và Thành phố Hồ Chí Minh./.
Theo Mai Phương
Hà Nội: Hoảng loạn vì cháy trạm biến áp sát cây xăng Sau tiêng nô lớn, khói và lửa bốc lên ngùn ngụt tại trạm biên áp gân cây xăng. Vụ việc khiên nhiêu người hoảng loạn. Vụ cháy xảy ra khoảng 8h sáng nay, 3/9, tại trạm biên áp Trân Phú 1 (đường Trân Phú, phường Văn Quán, Hà Đông, Hà Nôi). Vụ hỏa hoạn xảy ra sát cây xăng. Một số người dân...