Đưa dạy bơi vào nhà trường là chưa đủ!
Đây là ý kiến được TS Phạm Anh Tuấn – Giám đốc Trung tâm E-Bơi trao đổi với PV Báo Dân Việt xung quanh việc tìm giải pháp thực hiện Chương trình phòng chống tai nạn đuối nước cho trẻ em.
TS Phạm Anh Tuấn
Ông đánh giá thế nào về việc thực hiện các giải pháp phòng chống tai nạn đuối nước cho trẻ em hiện nay?
Video đang HOT
- Gần đây, việc phòng chống tai nạn đuối nước và chương trình dạy bơi cho trẻ em đã được toàn xã hội quan tâm. Tuy nhiên, các giải pháp còn chưa đi đúng hướng bởi không có sự thay đổi về quan điểm. Chúng ta vẫn chỉ hô hào học bơi, dạy bơi chứ chưa đưa ra được biện pháp thực hiện hiệu quả. Cơ quan quản lý nhà nước thì kêu thiếu tiền, trường học thì kêu thiếu giáo viên, thiếu không gian làm bể bơi, bị động về kinh phí… Trong khi đó, trẻ em với bản tính hiếu động, thích nước nên vẫn bỏ ngoài tai mọi sự cảnh báo và đi bơi ở sông hồ.
Tôi cho rằng chủ trương đưa dạy bơi vào trong nhà trường là không chính xác. Hiện nay, chỉ có số ít nhà trường có điều kiện dạy bơi được cho học sinh. Theo quan niệm dạy bơi từ trước đến nay thì phải dạy bơi ếch trước. Tuy nhiên, chỉ có trẻ từ 6 – 7 tuổi mới phù hợp với hình thức bơi này. Đuối nước lại xảy ra ở rất nhiều độ tuổi, đâu chỉ từ 6 tuổi trở lên. Do vậy, theo tôi cần phải dạy bơi sớm hơn cho trẻ em. Hiện nay chúng tôi đang đã hỗ trợ dạy bơi cho trẻ sơ sinh, trẻ ở bậc mầm non, đặc biệt, dạy bơi tự cứu cho học sinh ở một số trường tiểu học. Phương pháp này dạy nhanh, học ít tốn kém, mà không cần diện tích bể bơi rộng.
Vào hè, trẻ em vùng quê tắm sông, hồ mang đến nhiều nguy cơ tiềm ẩn. Ảnh: T.L
Về lâu dài, theo ông cần có cách thức, biện pháp nào để phổ cập kỹ năng bơi lội cho trẻ em?
- Theo tôi đây là vấn đề xã hội do vậy cần toàn xã hội chung tay thực hiện thì mới có kết quả. Không phải cứ biết bơi là không chết đuối, do vậy ngoài việc dạy bơi cho trẻ, bố mẹ phải trang bị kiến thức phòng chống đuối nước cho con. Đồng thời, các đơn vị tổ chức như Đoàn thanh niên, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh phải cùng chung tay vào việc dạy bơi, tổ chức các sân chơi liên quan tới bơi lội, hội thi về kỹ năng phòng chống, sơ cấp cứu nếu gặp tai nạn đuối nước.
Ông có lời khuyên, hoặc tư vấn nào cho trẻ em, ứng phó với các tai nạn liên quan tới đuối nước?
- Theo tôi việc tư vấn, phòng chống đuối nước cho trẻ là rất khó. Tai nạn đuối nước thường đến bất chợt, khó kêu cứu. Điều quan trọng là phải dạy cho trẻ những kỹ năng khi gặp đuối nước. Ví dụ, trẻ phải bình tĩnh khi rơi xuống nước bất chợt, phải tập cách nín thở, hoặc thở dưới nước, giữ sức, nổi trên mặt nước chờ cứu nạn. Các kỹ năng này cần phải được tập luyện thành thạo chứ không thể chỉ dừng ở việc giáo dục hay tuyên truyền là được.
Xin cảm ơn ông!
Theo Danviet
12 lý do cha mẹ không nên mua nhiều đồ chơi cho con
Đứa trẻ nào cũng muốn có đồ chơi. Bố mẹ nào cũng muốn con hạnh phúc. Nhưng không phải vì thế mà con thích gì bố mẹ cũng sẽ mua, nhất là bạn đừng bao giờ nên xiêu lòng với những lý do kể dưới đây:
Theo Danviet
Công an Vĩnh Long lý giải các vụ hiếp dâm chấn động Trong một thời gian ngắn, hai vụ hiếp dâm trẻ em ở Vĩnh Long được phát hiện gây rúng động dư luận. Đó là vụ bé H. 10 tuổi ở huyện Bình Tân bị hàng xóm xâm hại dẫn đến có thai và vụ bé gái 11 tuổi ở huyện Mang Thít bị chính ông nội và cha ruột xâm hại nhiều lần....