Đưa đặc sản “tiểu huỳnh đế” từ biển lên bàn
Với kích cỡ thường chỉ bằng ngón chân cái của người lớn và hương vị thơm ngon, giòn rụm của vỏ tạo nên cảm giác rất riêng biệt, “tiểu huỳnh đế” được xem là một đặc sản của vùng quê biển Sa Huỳnh, Quảng Ngãi.
“Tiểu huỳnh đế” có tên gọi thông thường là rù rì. Loài đặc sản này được gọi là “tiểu huỳnh đế” là bởi, chúng có hình dáng giống như con cua huỳnh đế thu nhỏ nên một số người dân ở Sa Huỳnh, xã Phổ Thạnh, huyện Đức Phổ gọi chúng là “tiểu huỳnh đế”.
Cứ vào buổi chiều mát, khi nước thủy triều xuống, nhiều người dân nơi đây lại í ới rủ nhau ra bãi biển để bắt “tiểu huỳnh đế”.
Mỗi khi sóng tràn vào bờ và rút xuống, “tiểu huỳnh đế” không theo nước ra biển mà ở lại dùng càng bới cát ướt chui xuống ẩn nấp. Chúng để lại dấu vết trên mặt cát là một lỗ nhỏ kèm bọt nhỏ phì lên. Nhiều “thợ săn” loài đặc sản này cho hay, chỉ cần dùng tay, hoặc xẻng nhỏ mang theo thọc, xúc chặn xuyên ngang xuống cát là có thể bắt được chúng.
Với dân chuyên nghiệp thì cứ 2-3 giờ đi bắt, đào nếu trúng mánh thì được khoảng 1-2 kg, còn “tay ngang” vì được 300-600 gram.
Video đang HOT
Về chế biến “tiểu huỳnh đế”, sau khi bắt được thì đem về rửa sạch, cắt đuôi, sau đó ướp muối, đường. Đổ dầu vào chảo, phi hành cho thơm rồi thả vào. Vặn nhỏ ngọn lửa và chờ cho vỏ ngoài ngả màu nâu sậm thì đưa xuống, cho vào dĩa và thưởng thức.
Mùi thơm của thịt, sự giòn rụm nhờ vỏ tạo nên cảm giác rất riêng biệt của đặc sản “tiểu huỳnh đế” ở vùng quê biển xứ Quảng.
Hiện giá bán của loại đặc sản này là khoảng 200.000 đồng/k. Phần lớn những người dân Sa Huỳnh chỉ xem đặc sản “tiểu huỳnh đế” để cải thiện bữa ăn, làm mồi “đưa cay”, bởi bắt con vật này hoàn toàn bằng thủ công và không phải thời điểm nào trong năm cũng bắt được.
Theo Danviet
Diêm dân Sa Huỳnh lao đao vì giá muối rẻ mạt
Mỗi diêm dân ở Sa Huỳnh làm quần quật từ sáng tới chiều tối nhưng thu nhập chỉ được khoảng 25.000 đồng/ngày.
Do thu nhập thấp, công việc nặng nhọc, vất vả cùng với việc sản phẩm làm ra không có nơi tiêu thụ ổn định nên nhiều cánh đồng muối tại Sa Huỳnh, huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi bị bỏ hoang.
Năm nay, muối rớt giá và không bán được, đời sống diêm dân nơi đây tiếp tục gặp nhiều khó khăn. Giữa cái nắng gay gắt, trên đồng muối Sa Huỳnh, chỉ thấy lác đác vài người lao động. Diêm dân than vãn giá muối năm nay quá thấp.
Cả cánh đồng muối Sa Huỳnh chỉ còn lác đác phụ nữ, người già làm việc.
Gần 30 năm gắn bó với đồng muối Sa Huỳnh, bà Nguyễn Thị Long, 65 tuổi nói rằng chưa bao giờ giá muối thấp thảm hại như năm nay. Các con đi làm ăn xa, một mình bà bám trụ với nghề làm muối. Tuổi già, sức yếu, mỗi ngày bà Long làm quần quật từ sáng tới chiều tối, nhưng thu nhập chỉ khoảng 25.000 đồng/ngày.
"Năm nay giá muối giảm thấp, bán tại chân ruộng chỉ vào khoảng 27.000 đồng/bao (khoảng 55 kg) nên diêm dân làm không đủ ăn", bà Long cho hay.
Bà Phạm Thị Bông ở thôn Tân Diêm, làng muối Sa huỳnh, huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi cũng cho biết, làm muối vất vả mà thu nhập lại thấp nên lớp trẻ bỏ nghề lên phố vào các nhà máy làm công nhân. Cả cánh đồng muối toàn thấy phụ nữ, người già và trẻ nhỏ.
"Thu nhập từ làm muối không ổn định, nhưng bỏ nghề này cũng chẳng biết làm gì. Như năm nay giá muối quá rẻ,1 sào muối bán được hơn 2 triệu đồng. Cuộc sống khó khăn nên chỉ còn mấy người già cố bám nghề, có được đồng nào hay đồng đó", bà Bông cho biết.
Đồng muối Sa Huỳnh, huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi hiện có hơn 100 ha với gần 600 hộ làm nghề muối. Sản lượng muối mỗi năm đạt hơn 9.000 tấn, nhưng muối tồn kho hơn 50%.
Năm ngoái, sản lượng muối đạt 10.000 tấn, trong đó có 3.500 tấn muối tồn kho. Giá muối bấp bênh, khó tiêu thụ, thế là nhiều người đành bỏ nghề. Đã có hơn 120 hộ bỏ nghề kéo theo 30 ha muối bị bỏ hoang.
Làm gì và làm thế nào để hỗ trợ bà con làm muối gắn bó với nghề luôn là bài toán khó. Vừa qua, UBND tỉnh Quảng Ngãi quyết định hỗ trợ 1,3 tỷ đồng để UBND huyện Đức Phổ tổ chức mua gạo cứu đói năm 2016 cho diêm dân xã Phổ Thạnh với mức hỗ trợ là 15kg gạo/người/tháng, thời gian hỗ trợ tối đa không quá 3 tháng.
Ông Phạm Trường Thọ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi cho biết, để tìm thị trường tiêu thụ muối cho diêm dân, tỉnh đã giao cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng chính sách hỗ trợ đầu tư sản xuất kinh doanh muối sạch.
"Cần nghiên cứu các chính sách hỗ trợ diêm dân, ví dụ như chính sách về vấn đề vay vốn tín dụng ưu đãi, chính sách về vấn đề trợ giá. Phải quy hoạch lại đồng muối một cách đồng bộ, có thuận lợi cho bà con diêm dân để đầu tư, họ phát triển cũng như vấn đề tiêu thụ muối", ông Thọ đề xuất./.
Phương Cúc
Theo_VOV
5 bãi biển đẹp không phải ai cũng biết ở Quảng Ngãi Sa Huỳnh, Sa Cần hay Dung Quất là những bãi biển tuyệt đẹp nhưng hoang sơ và ít người biết ở Quảng Ngãi. Biển Dung Quất Dung Quất không chỉ có nhà máy lọc dầu mà còn có bãi biển tuyệt đẹp Nhắc đến Dung Quất, du khách thường nhớ đến cảng, nhà máy lọc dầu và thành phố trẻ Vạn Tường, mà...