Đưa công nghệ 4.0 vào bảo trì hạ tầng đường bộ
Mặc dù được liên tục đầu tư phát triển nhưng trong quá trình khai thác, nhiều công trình đường bộ đã xuống cấp, hư hỏng cần bảo trì kịp thời.
Sửa chữa trên tuyến cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi. Ảnh minh họa: Trần Tĩnh/TTXVN
Nhằm đưa ra các giải pháp sửa chữa bảo trì, ngành đường bộ đã ứng dụng nhiều công nghệ mới. Đặc biệt, khi thực hiện chuyển đổi số, hệ thống quản lý tài sản đường quốc lộ sẽ được số hóa thành hệ cơ sở dữ liệu dùng chung giúp quản lý dễ dàng, hiệu quả hơn.
Theo Tổng cục Đường bộ Việt Nam, Việt Nam hiện có 128 quốc lộ với 4.028 cầu lớn nhỏ trên đường. Tổng chiều dài của các tuyến quốc lộ là 17.530 km. Để bảo trì hệ thống hạ tầng này, hàng năm ngân sách phải bỏ ra hàng chục nghìn tỷ đồng để duy tu, bảo dưỡng.
Lãnh đạo Tổng cục Đường bộ Việt Nam chia sẻ, Tổng cục Đường bộ Việt Nam đã hợp tác với các nhà khoa học, doanh nghiệp trong các lĩnh vực vật liệu xây dựng, công nghệ thi công, nghiên cứu, chế tạo, cung ứng và chuyển giao công nghệ để bảo trì đường bộ như: máy cắt cỏ, máy cắt cây trên mái taluy, xe kiểm tra cầu tự hành, máy tái chế bê tông nhựa nóng, máy đun nhựa di động, máy sơn đường tự hành, máy đếm xe tự động…
Việc từng bước áp dụng thiết bị, công nghệ mới đem lại kết quả khả quan trong lĩnh vực quản lý, bảo trì đường bộ; tăng hiệu quả, chất lượng công việc, giảm giá thành do tiết kiệm chi phí nhân công.
“Trong bối cảnh tiền ngân sách chỉ đáp ứng được 50% nhu cầu cho duy tu, bảo dưỡng toàn bộ hệ thống quốc lộ trên toàn quốc thì việc ứng dụng công nghệ mới giúp giảm giá thành, đặc biệt là tăng tuổi thọ công trình”, đại điện lãnh đạo Tổng cục Đường bộ Việt Nam cho hay.
Các chuyên gia giao thông đánh giá, so với các nước phát triển, lĩnh vực đường bộ ở Việt Nam còn khoảng cách khá lớn trong ứng dụng các yếu tố cốt lõi của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Bảo trì đường bộ từ chỗ lạc hậu, thủ công đang có bước chuyển mạnh mẽ. Ngành đường bộ đã chủ động tiếp nhận và có những bước đi phù hợp để từng bước nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả quản lý, sử dụng các nguồn lực trong quản lý, vận hành khai thác, bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.
Dẫn chứng việc này là Tổng cục Đường bộ Việt Nam đã đưa vào ứng dụng phần mềm quản lý tài sản đường bộ. Tại hiện trường, công nhân tuần đường chỉ cần chụp ảnh, quay video gửi lên hệ thống và sau 1 giờ đã có chỉ đạo khắc phục. Phần mềm cũng cập nhật, tạo lập bản đồ số giao thông đầy đủ, chính xác, tự động lấy lại vị trí lý trình, giúp lãnh đạo kiểm tra, giao nhiệm vụ sửa chữa, kịp thời.
Video đang HOT
Ông Trần Hưng Hà, Cục trưởng Cục Quản lý đường bộ I cho rằng, trước đây, việc trao đổi thông tin giữa các bộ phận từ khâu kiểm tra thực địa, lập phiếu yêu cầu công việc đến giao việc cho đơn vị sửa chữa cũng như kiểm tra sau sửa chữa chủ yếu theo phương pháp truyền thống, dẫn đến chất lượng bảo trì đường bộ chưa đáp ứng yêu cầu thực tế.
“Khi áp dụng phần mềm, tính tương tác giữa người trực tiếp tại hiện trường là tuần đường, nhà thầu quản lý tuyến đường và chủ đầu tư được nhanh chóng. Qua vài thao tác, từ đơn vị bảo trì đến cơ quan quản lý đều biết sự việc và đưa ra hướng xử lý, cũng như báo cáo kết quả triển khai”, ông Trần Hưng Hà chia sẻ.
Sở Giao thông Vận tải tỉnh Lạng Sơn hiện quản lý gần 1.000 km đường của thành phố và quốc lộ ủy thác, đại diện Sở này chia sẻ: “Chi phí cho công nghệ này không lớn nhưng mang lại hiệu quả cao, hư hỏng được sửa chữa, phòng ngừa kịp thời. Phần mềm cũng giúp quản lý được lao động, bởi tuần đường phải đi tuyến mới có hình ảnh chuyển lên hệ thống để báo cáo, tránh tình trạng không đi nhưng vẫn báo dẫn đến số liệu không trung thực.
Là đơn vị chịu trách nhiệm tham mưu cho Tổng cục Đường bộ Việt Nam trong việc ứng dụng khoa học, công nghệ vảo quản lý hệ thống quốc lộ, ông Tô Nam Toàn, Vụ trưởng Vụ Khoa học công nghệ – Môi trường và Hợp tác quốc tế (Tổng cục Đường bộ Việt Nam) cho biết, qua hệ thống phần mềm quản lý tài sản đường bộ, từng lớp dữ liệu của các đơn vị quản lý đường đã được “lắp ghép” lên bản đồ số, qua đó cơ quan quản lý nhanh chóng đánh giá được bức tranh giao thông của cả nước.
“Đây là phần mềm có tính năng giao việc, kiểm soát tiến độ, chất lượng công việc bảo trì đường bộ, hỗ trợ thu thập thông tin, nắm bắt kịp thời các sự cố đột xuất xảy ra để đưa ra phương án xử lý kịp thời. Hệ thống giống như sổ điện tử, hồ sơ công trình sẽ được thay bằng hồ sơ điện tử”, ông Toàn nhấn mạnh.
Đặc biệt, hệ thống phần mềm quản lý tài sản đường bộ cũng sẽ kết nối với Chính phủ điện tử, cung cấp dữ liệu tổng hợp như tải trọng khai thác, kết cấu mặt đường, tốc độ khai thác… lên trục dữ liệu chung của Bộ Giao thông vận tải và kết nối với cơ sở dữ liệu chung của Chính phủ. Người dân, doanh nghiệp có thể vào khai thác dữ liệu tại đây. Hệ thống cũng hỗ trợ cung cấp các dịch vụ công như cấp giấy phép thi công, cấp giấy phép chở quá khổ, quá tải…
Cũng theo ông Toàn, hệ thống cơ sở dữ liệu quản lý tài sản đường bộ dùng kỹ thuật số để thu thập và tích hợp quản lý 32 trường dữ liệu tài sản có trên đường bộ như: tình trạng mặt đường, độ gồ ghề mặt đường, rãnh, cọc tiêu, biển báo, cầu, cống… Hiện các tài sản trên đường cơ bản đã được định vị trên nền bản đồ số, quản lý được tọa độ từng loại.
“Từ dữ liệu chi tiết đó sẽ có kế hoạch bảo trì cụ thể. Ví dụ như gối cao su cầu 20 năm phải thay, hệ thống cơ sở dữ liệu sẽ tổng hợp sang năm sau có bao nhiêu gối cầu trên hệ thống quốc lộ đủ thời hạn phải thay để đề xuất trong kế hoạch”, ông Toàn nói.
Ông Lê Hồng Điệp, Vụ trưởng Vụ Quản lý bảo trì đường bộ (Tổng cục Đường bộ Việt Nam) cho hay, trước đây thủ tục để sửa chữa định kỳ mất cả tháng nên khó ngăn chặn hư hỏng kịp thời, khối lượng phát sinh lớn, tốn kém kinh phí. Việc cập nhật vào hệ thống dữ liệu sẽ theo dõi được lịch sử tình trạng cầu đường, biết được hư hỏng có xứng đáng phải sửa chữa hay đường bị hư hỏng nhưng không có tiền sửa chữa.
“Các đơn vị xử lý công việc trên tuyến được cập nhật lên hệ thống và coi như đã báo cáo. Bằng điện thoại thông minh, người lãnh đạo vào hệ thống dữ liệu sẽ thấy được hệ thống đường bộ cả nước ngày hôm đó có bao nhiêu sự cố được phát hiện và tình trạng giải quyết của các đơn vị. Chỉ đạo xử lý sẽ được đưa ra kịp thời mà không cần báo cáo”, ông Điệp dẫn chính.
Lấy ví dụ như đợt bão lũ vừa qua trên địa bàn các tỉnh miền Trung, ông Điệp phân tích, thay vì phải gọi điện thoại hay đến tận hiện trường, qua hệ thống, lãnh đạo Tổng cục sẽ thấy được các tình huống hư hỏng, sạt lở hay tắc đường và cách xử lý của các đơn vị. Nếu thấy việc chỉ đạo xử lý tình huống chưa hợp lý hay phối hợp chưa tốt sẽ có điều chỉnh kịp thời.
“Hệ thống hỗ trợ cho việc lập kế hoạch bảo trì đường bộ, biết được tình trạng hư hỏng để dự trù ngân sách. Quan trọng nhất là giúp minh bạch hóa việc lập kế hoạch bảo trì. Hơn nữa, phần mềm cũng thay được việc lập các đoàn “rồng rắn” đi kiểm tra lập kế hoạch bảo trì hàng tháng trời, tiết kiệm được nhiều chi phí, công khai minh bạch, chứng minh được tình trạng bảo trì so với nguồn vốn được cấp”, ông Điệp nói.
Lãnh đạo Tổng cục Đường bộ Việt Nam cho rằng, đi đôi với các giải pháp ứng dụng công nghệ, vật liệu mới, nâng cao chất lượng, kéo dài tuổi thọ công trình, hiệu quả đồng vốn, với phần mềm quản lý tài sản đường bộ hiện đại sẽ góp phần nâng cao kiểm tra, giám sát, chất lượng bảo trì đường bộ và xử lý vi phạm.
Đặc biệt, việc áp dụng khoa học kỹ thuật trong bảo trì đường bộ sẽ có nhiều thuận lợi khi Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành vừa ký Quyết định số 877/2022/QĐ-TTg phê duyệt Đề án Xây dựng và quản lý khai thác, bảo trì hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông đáp ứng yêu cầu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Mục tiêu cụ thể đến năm 2025 của Đề án đề ra là hoàn thành 100% chuyển đổi số các nghiệp vụ trong xây dựng và quản lý, bảo trì của các đơn vị thuộc Bộ Giao thông vận tải; hình thành được cơ sở dữ liệu hiện đại, kết nối và chia sẻ giữa các lĩnh vực giao thông Vận tải, giữa Trung ương và địa phương.
Tỉnh Long An xúc tiến đầu tư tại Australia
Ngày 28/9, đoàn công tác tỉnh Long An, do Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Được dẫn đầu, đã phối hợp với Hội Doanh nhân Việt Nam tại Australia (VBAA) tổ chức Hội nghị Xúc tiến đầu tư tại thành phố Melbourne (bang Victoria) của Australia.
Đại sứ Việt Nam tại Australia Nguyễn Tất Thành phát biểu tại Hội nghị.
Theo phóng viên TTXVN tại Australia, tham dự hội nghị có Đại sứ Việt Nam tại Australia Nguyễn Tất Thành; đại diện chính quyền bang Victoria - quan chức phụ trách Khu vực Đông Nam Á và Hợp tác toàn cầu, bà Laura Burke; Chủ tịch VBAA Trần Bá Phúc cùng hơn 30 đại diện doanh nghiệp, hiệp hội tại Australia. Về phía tỉnh Long An, ngoài Bí thư Nguyễn Văn Được, tham gia đoàn công tác còn có Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Phạm Tấn Hòa cùng khoảng 20 đại diện của các sở, ban, ngành và doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Phát biểu khai mạc hội nghị, Bí thư Nguyễn Văn Được cho biết Việt Nam và Australia đã có quan hệ hợp tác từ năm 1973. Từ đó đến nay, mối quan hệ này ngày càng gắn bó mạnh mẽ, thể hiện trên nhiều khía cạnh, cả chính trị - kinh tế - văn hóa. Chính phủ hai nước đã luôn nỗ lực xây dựng và đưa mối quan hệ song phương ngày càng đi vào chiều sâu, thực chất và hiệu quả.
Bí thư Tỉnh ủy Long An Nguyễn Văn Được phát biểu tại Hội nghị.
Bí thư Nguyễn Văn Được chia sẻ Long An là địa phương có vị trí chiến lược quan trọng trong phát triển Vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam và Vùng đồng bằng sông Cửu Long. Tính đến thời điểm hiện tại, tỉnh Long An đã thu hút được hơn 10 tỷ USD vốn đầu tư của hơn 40 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó dòng vốn đầu tư từ Australia đạt 75 triệu USD, xếp hạng 15 trong tổng số các quốc gia đầu tư vào Long An. Bí Thư Nguyễn Văn Được đánh giá các nhà đầu tư Australia đã có những đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Tuy nhiên, thành tích này vẫn còn khá khiêm tốn so với tiềm năng của hai bên. Bí thư cho rằng Australia là quốc gia có nhiều kinh nghiệm trong các lĩnh vực chuyên môn cao, như quản lý đô thị, nông nghiệp công nghệ cao, giáo dục, đào tạo và thực thi chính sách. Đây cũng là những lĩnh vực mà tỉnh Long An mong muốn có cơ hội hợp tác, trao đổi và chuyển giao công nghệ. Bí thư Nguyễn Văn Được khẳng định tỉnh Long An trân trọng cơ hội hợp tác, sẵn sàng chào đón và tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các tổ chức, doanh nghiệp của Australia đến đầu tư và thành công tại Long An.
Phát biểu tại hội nghị, Đại sứ Nguyễn Tất Thành cho biết mối quan hệ kinh tế - thương mại giữa Việt Nam và Australia đang phát triển hết sức tốt đẹp. Như lãnh đạo hai nước đã nhấn mạnh Việt Nam và Australia có cùng quan điểm, quan hệ gắn bó, đặc biệt khi cần thiết luôn có sự ủng hộ, giúp đỡ của nhau.
Sang năm 2023, hai nước sẽ kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ. Nhân dịp này, Việt Nam và Australia đang cân nhắc nâng cấp mối quan hệ song phương lên thành đối tác chiến lược toàn diện. Đây sẽ là cơ sở để các hợp tác giữa hai nước phát triển hơn nữa, bao gồm trên cả phạm vi quốc gia, địa phương và doanh nghiệp.
Đại diện Công ty IMG Phước Đông và Công ty Elenberg Fraser của Australia ký kết biên bản ghi nhớ về dự án Khu Công nghiệp Phước Đông trên địa bàn tỉnh Long An.
Về quan hệ trực tiếp giữa các địa phương, Đại sứ Nguyễn Tất Thành khẳng định mối quan hệ này có ý nghĩa hết sức to lớn. Trong những năm gần đây, ngày càng nhiều địa phương của Việt Nam ký kết hợp tác với các địa phương của Australia, trong đó có thể kể tới hợp tác kết nghĩa giữa Thành phố Hồ Chí Minh và chính quyền bang Victoria, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và thành phố Perth (bang Tây Australia)... Với vị trí địa-chiến lược sát TP Hồ Chí Minh, có biên giới chung với Campuchia, Long An đã triển khai hội nhập quốc tế sâu rộng, hiệu quả. Đại sứ kỳ vọng, trong thời gian tới, Long An sẽ đẩy mạnh hơn nữa sự hợp tác với Australia, cụ thể là ký kết nghĩa với một địa phương phù hợp, trên cơ sở đó phát huy thế mạnh, tiềm năng.
Đại sứ Nguyễn Tất Thành khẳng định Hội nghị Xúc tiến đầu tư của tỉnh Long An là một dịp quan trọng, tạo tiền đề thúc đẩy phục hồi kinh tế cho các địa phương và quốc gia của cả Việt Nam và Australia. Đại sứ cam kết sẽ tiếp tục là cầu nối, để hỗ trợ nhiều hơn nữa cho sự hợp tác phát triển thương mại và đầu tư của tỉnh Long An nói riêng và Việt Nam nói chung với Australia.
Những chia sẻ của Bí Thư Nguyễn Văn Được và Đại sứ Nguyễn Tất Thành đã được các đại biểu tham dự hội nghị hưởng ứng và tán thành. Nhiều đại biểu cũng tham gia đóng góp tham luận giới thiệu về doanh nghiệp, thể hiện mong muốn mở rộng hợp tác kinh doanh, từ sản xuất, thương mại cho đến các lĩnh vực nhiều tiềm năng mới như cơ sở hạ tầng, tài chính, sản xuất, nông nghiệp...
Chủ tịch VBAA Trần Bá Phúc cho biết Hội Doanh nhân Việt Nam tại Australia hiện có 400 hội viên chính thức và khoảng 100 hội viên liên kết. Trong nhiều năm qua, VBAA đã là cầu nối hỗ trợ các doanh nghiệp Australia đầu tư vào Việt Nam và doanh nghiệp Việt Nam hợp tác kinh doanh tại Australia.
VBAA có Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Trưng bày sản phẩm Việt Nam tại Australia. Đây là địa chỉ giới thiệu hàng hóa Việt Nam vào thị trường Australia, kết nối, thúc đẩy xuất khẩu hàng Việt Nam sang Australia. Với những lợi thế và kinh nghiệm vốn có, ông Trần Bá Phúc cam kết VBAA luôn sẵn sàng hỗ trợ, kết nối tỉnh Long An với các doanh nghiệp bản địa.
Trong khuôn khổ hội nghị, Chủ tịch VBAA Trần Bá Phúc và Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Long An Nguyễn Tấn Quý đã thực hiện lễ ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác, thúc đẩy xúc tiến đầu tư giữa tỉnh Long An và các doanh nghiệp Australia. Đồng thời, đại diện công ty IMG Phước Đông và công ty Elenberg Fraser của Australia cũng thực hiện lễ ký kết hai biên bản ghi nhớ khác, bao gồm Hợp đồng Đối tác chiến lược về tư vấn quy hoạch, kiến trúc và công nghệ cho dự án khu đô thị thông minh Phước Đông quy mô 465 ha và dự án Khu Công nghiệp Phước Đông trên địa bàn tỉnh Long An.
Thủ tướng lưu ý một số công tác trọng tâm đối với TP Cần Thơ Thủ tướng Phạm Minh Chính mong muốn TP Cần Thơ cần phát huy mạnh mẽ tinh thần chủ động, tự lực, tự cường để vươn lên. Văn phòng Chính phủ vừa có Thông báo kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại buổi làm việc với lãnh đạo TP Cần Thơ. Buổi làm việc diễn ra vào ngày 10-7. Theo...