Đưa con trai bị nôn ra máu đi bệnh viện, cả nhà rùng mình khi nhìn thấy thứ này được gắp ra khỏi cơ thể bé
Mọi người trong gia đình không hay biết gì cho đến khi bé có biểu hiện nôn ra máu và lập tức được đưa đến bệnh viện khám. Kết quả sau khi khám khiến cả nhà đều sốc.
Vừa qua, nhiều bang miền Bắc Malaysia đã chịu thiệt hại nặng nề từ những trận lũ quét. Nhiều ngôi nhà bị cuốn trôi, 2 người thiệt mạng. Đối với những người sống sót qua trận lụt nghiêm trọng này, vẫn còn nhiều mối nguy hiểm tiềm ẩn mà họ phải đối mặt, như câu chuyện được chia sẻ dưới đây.
Đó là câu chuyện về một cậu bé không may gặp phải tai nạn mà chẳng ai có thể hình dung ra, dù trong những cơn mơ hoang đường nhất. Cậu bé trở thành nạn nhân của một trong những thứ thường gặp nhất vào mùa nước lũ: những con đỉa.
Khi đó, ở vùng quê Terengganu, trận lũ lụt đã qua nhưng để lại sau nó khung cảnh tan hoang, ảm đạm. Một cậu bé con chơi đùa trong nước lũ chưa rút hết và con đỉa đã chui qua hậu môn, đi vào cơ thể bé. Người nhà không hề hay biết chuyện gì xảy ra cho tới khi cậu bé bắt đầu nôn ra máu.
Người nhà không hề hay biết chuyện gì xảy ra cho tới khi cậu bé bắt đầu nôn ra máu.
Ngay lập tức, cậu bé được đưa tới bệnh viện. Tại đây, bác sĩ đã gắp đỉa ra khỏi người bệnh nhi một cách nhanh chóng. Tuy nhiên, cậu bé hiện vẫn đang trong trạng thái hôn mê và được điều trị tích cực.
Câu chuyện trên một lần nữa cho thấy, để ý sát sao tới con trẻ là điều mà mọi cha mẹ nên làm, đặc biệt, những gia đình sống trong các khu vực bị ảnh hưởng bởi mưa lũ. Khi trẻ chơi đùa trong nước lũ, luôn có những nguy hiểm rình rập bên dưới lớp bùn sâu kia mà không phải ai cũng kiểm soát được.
Bác sĩ đã gắp đỉa ra khỏi người bệnh nhi một cách nhanh chóng.
Thêm 6 lý do bạn không nên để con chơi đùa trong nước lũ:
1. Nước lũ lẫn cả nước thải chưa qua xử lý
Video đang HOT
Nước thải chưa qua xử lý chứa đầy những vi sinh vật có khả năng gây bệnh như vi khuẩn E.Coli, virus viêm gan A, phẩy khuẩn tả… Những vết thương hở, vết xước trên da có thể bị nhiễm trùng nghiêm trọng do tiếp xúc với nước bẩn. Lưu ý rằng, nước thải chưa qua xử lý lẫn trong nước lũ chưa rút hết có thể bao gồm:
- Nước tiểu và phân.
- Các sản phẩm vệ sinh phụ nữ như băng vệ sinh, tampon.
- Giấy vệ sinh.
- Hoá mỹ phẩm tẩy rửa, giặt là.
- Sản phẩm vệ sinh cá nhân như dầu gội, xà bông…
- Bất cứ thứ gì được xả xuống từ bồn cầu hay từ ống thoát nước đều là chất thải chưa qua xử lý!
2. Sự xuất hiện của muỗi
Lũ lụt có thể tạo ra nhiều vũng nước nhỏ. Đây chính là môi trường sinh sôi tự nhiên, lý tưởng cho các loại muỗi, trong đó có thể có loại mang virus West Nile (gây bệnh sốt siêu vi trùng West Nile).
3. Chất thải độc hại
Nước lũ có thể chứa hàng trăm hoá chất khác nhau, gây hại nghiêm trọng cho sức khỏe trẻ. Bao gồm:
- Chất thải từ phương tiện như dầu, xăng, chất chống đông…
- Xác động vật chết, đang phân rã.
- Các loại rau bị thối, đang phân rã.
- Ở vùng thành thị: Chất thải từ các nhà máy, cơ sở sản xuất công nghiệp có thể gồm nhiều độc tố.
Ở vùng nông thôn: Chất thải từ các nông trại, đồng cỏ có thể chứa thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, phân bón và chất thải động vật.
4. Các vật nhọn, sắc, gây nguy hiểm
Nước lũ cuốn theo mọi thứ và thường bao bọc bằng lớp bùn dầy, nhão. Đó là lý do không phải lúc nào cũng có thể dễ dàng phát hiện các vật thể nguy hiểm ẩn sau lớp bùn đó. Để con trẻ chơi đùa trong nước lũ, bạn sẽ khiến con đối mặt với nguy cơ bị tổn thương không chỉ trên da. Các vật thể trên có thể là nguyên nhân gây bệnh uốn ván, nhiễm khuẩn E.coli, tụ cầu khuẩn hay chấn thương nghiêm trọng.
Những vật thể trong lớp bùn đất sau mưa lũ có thể kể đến như: Các mảnh gương, kính vỡ; dây điện; mảnh vỡ kim loại; cành cây, cây; ống tiêm; xe đạp, ván trượt…
5. Đá tảng, các con mương nhỏ, ổ gà, ổ trâu trên đường
Đó là những thứ mà không chỉ trẻ em, người lớn cũng có thể dễ dàng vấp phải. Nhẹ thì trẻ bị đau cơ, bong gân. Nguy hiểm hơn, sau khi vấp chân và ngã xuống, trẻ có thể bị bất tỉnh rồi đuối nước.
6. Hố sụt
Hố sụt có thể đột ngột xuất hiện sau sự tàn phá dữ dội từ một trận lũ lụt. Chúng có thể làm vỡ đường ống nước, dây cáp, ống dẫn gas, khiến các cấu trúc hạ tầng quanh đó trở nên kém ổn định. Trẻ có thể tự đặt mình vào nguy hiểm nếu tò mò muốn xem xét những hố sụt này. Vì vậy, hãy: hướng dẫn trẻ báo ngay cho người lớn biết nếu phát hiện hố sụt; đề nghị trẻ tránh xa hố sụt.
Nguồn: WOF, Pur/Helino
Có nên dùng đỉa chữa bệnh?
Theo các chuyên gia, dùng đỉa hút máu chữa bệnh chỉ là phương pháp truyền miệng, không có cơ sở khoa học và không được phép sử dụng hiện nay.
Mạng xã hội thời gian gần đây xôn xao về phương pháp dùng đỉa hút máu chữa bệnh. Nhiều người cho rằng, người bệnh bị lở loét hay có vết thương hở, con đỉa sẽ hút hết "máu độc" và dịch bẩn để làm sạch, hỗ trợ vết thương mau lành. Thậm chí, một số người nói, dùng đỉa có thể hút và điều trị các khối u của bệnh ung thư.
Nhưng theo các chuyên gia, đây là phương pháp hoàn toàn không có cơ sở khoa học.
Theo bác sĩ Trương Thị Xuân Hòa - Phó Giám đốc Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương, từ xưa do hiểu biết còn hạn chế, nên có một số thầy lang hay dùng đỉa chữa bệnh. Một trong những cách đó là dùng đỉa để hút máu vết thương hay trị bệnh cao huyết áp.
" Một số bệnh nhân bị cao huyết áp, thời cổ xưa thầy lang sẽ cho đỉa cắn vào các mạch máu gây chảy máu với mục đích hạ huyết áp. Thậm chí, người đang có vết thương hở, lở loét, sẽ cho đỉa hút máu hoặc cho cá rỉa để làm sạch vết thương. Nhưng đó đều là những cách làm truyền miệng, đồn thổi, hiện nay không ai làm và cũng được cấp phép", bác sĩ Hòa nói.
Dùng đỉa hút máu chữa bệnh là không có cơ sở khoa học. (Ảnh: VNN)
Bác sĩ Hòa cũng cho biết, đỉa là loài động vật sống thủy sinh, rất thích động vật máu nóng. Do chủ yếu sống dưới nước nên miệng đỉa có nhiều vi khuẩn. Nếu bị đỉa cắn hoặc dùng con vật này chữa bệnh có rất nhiều nguy cơ mất vệ sinh, bị lây nhiễm bệnh hay nhiễm trùng.
Ngày nay có rất nhiều phương pháp khoa học điều trị bệnh. Vì vậy không ai dùng cách làm vừa bẩn vừa hại đó nữa. Ví như có trường hợp bệnh nhân cần phải châm, chích mạch máu nhưng bác sĩ sẽ dùng kim châm được khử trùng chứ không ai dùng đỉa.
Tương tự với vết thương hở, lở loét, để xử lý bác sĩ phải sát trùng vết thương và dùng bông băng, gạc chứ ai lại dùng đỉa để hút máu. Việc làm này rất nguy hiểm, lại dễ lây nhiễm bệnh.
Từ thực trạng trên, bác sĩ Hòa khuyến cáo người dân, đặc biệt là người có bệnh, khi phát hiện thấy cơ thể có những dấu hiệu bất thường, việc cần làm là nhanh chóng tới cơ sở y tế nơi gần nhất để thăm khám, điều trị.
Người dân tuyệt đối không nghe mách hay tự chữa trị bằng những phương pháp dân gian, truyền miệng, chưa có cơ sở khoa học để tránh biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
Theo VTC
Cây tầm xuân làm thuốc Những bông hoa tầm xuân đẹp nhiều màu sắc hồng, đỏ, trắng, vàng... xinh tươi, hương thơm dịu dàng, rất thích hợp trồng hàng rào, tường nhà. Không chỉ đem lại vẻ lãng mạn cho ngôi nhà, nhiều bộ phận của cây tầm xuân còn có giá trị phòng chữa bệnh. Loại hoa tầm xuân màu trắng là tốt hơn cả. Hoa: thu...