“Đứa con thứ ba”
Tôi vừa đi làm về, thấy cô bạn của vợ ghé chơi, liền chào hỏi mấy câu rồi vào trong. Vợ nói với theo: “Cơm em dọn sẵn rồi. Anh nhớ ăn hết đĩa rau với trái cây nha”.
Vợ phân trần với bạn: “Ổng to xác vậy chứ vô ý lắm, tớ phải chăm, phải nhắc từng chút một, không khác gì đứa con thứ ba. Khổ lắm”. Nghe tiếng chồng mở tủ định lấy quần áo đi tắm, vợ lại nói vọng vào: “Rõ khổ, quần áo em để sẵn trong nhà tắm rồi, ấm nước sôi ở trên bếp ấy, anh nhớ pha nước nóng kẻo bị cảm lạnh đấy… Cậu thấy chưa, nhà này mà vắng tớ một ngày thì mấy cha con loạn như cào cào. Vậy mà cậu còn rủ tớ đi du lịch, đi sao được”…
Nhớ hồi mới cưới, tôi rất hạnh phúc khi được vợ quan tâm chăm sóc. Nhưng lâu ngày, sự quan tâm của vợ khiến tôi bức bí. Nào là chồng không được ăn hàng quán ở vỉa hè, ba chồng có bệnh tiểu đường nên chồng không được ăn đồ ngọt, phải giữ cân nặng lý tưởng, không được thức khuya, không thuốc lá, bia rượu… Bữa nào tôi xỉn, cô ấy bù lu bù loa, trách chồng không biết quý bản thân, không thương vợ con. Tôi năn nỉ, hứa hẹn đủ điều cô ấy mới cho qua.
Hai đứa con càng khổ, lúc nhỏ thì không nói làm gì, giờ thằng lớn đã 16 tuổi, con bé lên tám, vậy mà tới bữa cơm là bị mẹ bới sẵn hai tô, đầy đủ rau dưa thịt cá, bắt ăn cho hết. Tôi tuy thoát cảnh bới tô nhưng cũng bị vợ ép phải ăn đủ rau, trái cây. Ba cha con mà ý kiến ý cò, liền bị cằn nhằn. Sau màn cằn nhằn là khóc lóc, bảo nhà này chẳng ai hiểu nỗi khổ tâm của vợ, muốn tốt cho chồng con, cực khổ trăm bề, chẳng ai mang ơn mà còn trách móc này nọ. Ba cha con đành ngậm bồ hòn, tuân thủ răm rắp cho “người khổ nhất nhà” được vui.
Nhớ hồi hè, tôi dắt hai đứa nhỏ về ngoại chơi. Cô ấy căn dặn không được dang nắng lội nước, nhớ ăn uống đầy đủ. Rồi cứ lo ngay ngáy, sợ mấy cha con thoát khỏi tay mình sẽ… ốm nhom. Lúc cô ấy xuống, ngạc nhiên thấy ba cha con ai cũng khỏe khoắn, mặt mũi tươi hơn hớn. Vợ tôi không biết, ngày nào ba cha con cũng lội ruộng đào khoai, tát đìa, phụ ngoại gặt lúa, cuốc đất. Tới bữa thì ngồi vào mâm, ăn theo ý thích, không vui khỏe mới lạ…
Video đang HOT
Chiều nay sắp tan sở, vợ tôi nhắn tin: “Kênh giao thông mới báo, đường A kẹt xe, đường B ngập nước, chồng tránh mấy con đường này. Sáng nghe chồng bị ho, lát vợ sẽ ghé chợ mua tắc về chưng đường phèn…”. Đọc những dòng tin của vợ, tôi vừa buồn cười vừa thương. Việc gì vợ cũng ôm đồm rồi than trời trách đất, kêu số mình khổ. “Đứa con thứ ba” này của vợ, rất muốn làm người chồng đúng nghĩa, chìa vai gánh đỡ cho vợ mọi lúc khó khăn, nhưng phải làm sao để vợ thay đổi được cách nghĩ này, phải “buông” chồng con ra để bản thân được nhẹ gánh, tôi vẫn chưa tìm ra phương án.
Theo VNE
Cho con được quyền nói...
"Câm miệng! Còn cãi nữa thì đừng có trách!". Con nhớ như in lời nói và vẻ mặt ba lúc đó. Tuy ba nói vậy nhưng bàn tay ba đã vung lên và để lại những vết hằn trên má con và trong lòng con. Nó làm cho con không thể kềm chế.
Và con đã mắc sai lầm khi thách thức: "Ba có đánh con, con cũng nói. Ba là một người ích kỷ. Ba chỉ nghĩ cho mình mà không bao giờ nghĩ đến cảm giác của con. Con ghét ba, con không cần ba nữa...".
Khi hét lên như vậy và bỏ chạy ra khỏi nhà, con cảm thấy hả hê. Con hình dung lúc đó chắc là ba tức giận lắm. Mặc! Từ nay con không cần nghĩ đến cảm giác của ba cũng như ba chưa bao giờ nghĩ đến cảm giác của con. Chính ba đã dạy cho con điều đó. Và bây giờ, con muốn ba bị trừng phạt.
Thế nhưng, không có gì hơn tình thâm. Khi bình tâm lại, con bỗng thây ân hận. Con nhớ đến những lần con bệnh, ba thức suốt đêm canh chừng. Rồi ba cõng con ra công viên chơi, ba dẫn con vào quán kem cho con ăn thỏa thích trong lúc ba chỉ ngồi nhìn. Sau này con mới biết là lúc đó trong túi ba không có nhiều tiền... Khi con không hiểu bài, ba kiên trì ngồi giảng giải cho con. Ba gọt từng cái bút chì, bao từng quyển vở cho con... Cha và con là như thế nhưng sao khi con lớn lên thì những điều đó không còn? Ba thay đổi hay là do con bướng bỉnh, khó dạy? Con đi tới hay là ba đứng yên nên cha con mình ngày càng xa nhau?
Có khi nào ba mẹ tự hỏi: Vì sao chúng con luôn né tránh đối diện với ba mẹ? Không phải vì khoảng cách tuổi tác, không phải vì trình độ chênh lệch, không phải vì "thời tụi con khác, thời ba mẹ khác" như cách mà nhiều bạn bè của con vẫn nói.
Con nghĩ, thời nào thì cũng thế. Cái quan trọng là trong đầu ta suy nghĩ những gì!
Ba mẹ, nhất là ba chỉ thích áp đặt mà không thích nghe con giải bài. Đâu phải lúc nào người lớn cũng đúng? Con bị điểm kém không có nghĩa là con lười biếng. Con về trễ không hoàn toàn là vì con ham vui. Một sự việc có nhiều nguyên nhân, sao ba mẹ chỉ khăng khăng giải thích theo suy nghĩ chủ quan của mình?
Ba hỏi vì sao con không thích ăn cơm cùng ba mẹ? Có bữa cơm nào anh em con không bị ba cằn nhằn, nặng nhẹ đâu? Con thích những bữa cơm ở nhà bạn bè. Ở đó, chỉ có những câu chuyện vui, những tiếng cười, những sự quan tâm dù rất nhỏ cũng khiến các thành viên thấy ấm áp vô cùng. Ở đó không có những lời đả kích, châm chọc như trên bàn ăn nhà mình.
Con có thể nghe theo sự góp ý của ba về đầu tóc, quần áo, nói năng... nếu như những lời góp ý đó được nói ra khi cha con ta ngồi cùng nhau sau bữa cơm chiều hoặc trong ngày nghỉ cuối tuần. Bạn gái con đến chơi nhà, nếu không thích mẹ có thể góp ý với con sau khi bạn đã về chứ không cau có, gắt gỏng ngay khi bạn con vừa đến. Tại sao khi nói chuyện với mọi người, ba mẹ không khen chúng con nhưng những cha mẹ khác mà chỉ "tố" chúng con là những đứa trẻ "sinh ra và lớn lên trong sung sướng nên chỉ biết hưởng thụ"? Con biết ba mẹ vất vả vì chúng con nhưng điều đó sẽ mất đi ý nghĩa nếu ngày nào chúng con cũng phải nghe điệp khúc than phiền, kể lể như vậy.
18 tuổi, con đã biết rung động trước một mái tóc dài, một đôi mắt đen, một mùi hương rất lạ từ cô bạn ngồi bên. Con đã biết bâng khuâng thương nhớ, đã muốn hẹn hò... Con muốn tranh luận khi những điều ba nói không giống với suy nghĩ của con. Thế nhưng với ba, tất cả những thứ ấy là "không được phép" bởi trong suy nghĩ của ba mẹ, chúng con vẫn chỉ là những đứa trẻ lên 3!
Và vì là những đứa trẻ lên 3 nên chúng con không có quyền chọn lựa, không được học đúng với sở trường, năng khiếu và niềm đam mê của mình. Tương lai là của con, xin hãy cho con được quyền quyết định. Xin hãy cho con được làm những điều mà con thấy vui vẻ, hạnh phúc. Bill Gates hay Steve Jobs trên thế giới này chỉ có vài người thôi ba mẹ à. Xin đừng so sánh con với họ. Xin đừng kỳ vọng con trở thành người nọ, người kia. Những người cha, người mẹ của Bill Gates hay Steve Jobs chắc cũng không bao giờ nghĩ rằng con mình lớn lên sẽ thành những vĩ nhân như thế. Hãy để con được là con. Sinh ra như thế và lớn lên như thế. Tất nhiên là con sẽ không làm điều gì sai trái.
Con không đau vì bị ba đánh đòn mà con đau vì cảm thấy bị tổn thương, cảm thấy hình tượng ba mẹ trong con đã không còn nguyên vẹn...
Ba hay than phiền: "Tụi nhỏ bây giờ thật khó hiểu". Sự thật không phải vậy đâu ba.
Hãy nghe con nói một lần: Ba mẹ hãy cúi lại gần làm bạn với chúng con chứ đừng từ trên nhìn xuống như những quan tòa. Chỉ có như vậy, ba mẹ mới thấy, không có gì khó hiểu đối với những đứa trẻ mười tám, đôi mươi...
Theo VNE
Không có rượu, người tôi như nghìn con kiến đốt Tôi không ham muốn chuyện gần gũi vợ chồng như trước. Bữa cơm tôi cũng không ăn được nhiều. Và cứ đến chiều thì tay chân như có trăm nghìn con kiến đốt. "Đó, anh ôm nó ngủ đi, từ nay khỏi vợ con gì hết!". Vợ tôi ném chai rượu lên giường. Suýt chút nữa chai rượu đã lăn trúng bức hình...