Đưa con hơn 1 tuổi chưa mọc răng đi khám, mẹ liền báo cảnh sát khi phát hiện sự thật đáng sợ về bảo mẫu
Sau khi nghe kết luận từ bác sĩ, người mẹ lặng lẽ báo cảnh sát, tố cáo hành vi của bảo mẫu mà gia đình đang thuê.
Một câu chuyện xảy ra tại Trung Quốc vừa qua đã thu hút sự quan tâm của công đảo cư dân mạng. Vì vô tình phát hiện ra điểm bất thường của con nên người mẹ đã đưa con đi khám, từ đó phát hiện ra sự thật đáng sợ về bảo mẫu. Ngay sau đó cô đã gọi điện thoại cho cảnh sát để tố cáo.
Theo đó, người mẹ trong câu chuyện này là cô Trương. Bản thân cô phải quay lại làm việc sau khi sinh, còn chồng thì đang làm việc tại một công ty nước ngoài nên cả hai đều vô cùng bận rộn. Vì không đủ thời gian chăm sóc con nhỏ nên họ đã quyết định thuê riêng một bảo mẫu. Người này chỉ cần tập trung chăm sóc em bé, không cần làm việc nhà nhưng mức lương đãi ngộ cũng không hề rẻ.
Thời gian đầu, mọi việc khá suôn sẻ, trừ việc con cô Trương hơi thiếu cân một chút so với tiêu chuẩn cân nặng thông thường. Nhưng vì nghĩ rằng mỗi đứa trẻ đều có cân nặng khác nhau nên cả hai vợ chồng cô Trương đều không quá khắt khe vấn đề này.
Thời gian đầu, người mẹ khá yên tâm khi bảo mẫu chăm sóc cho con mình
Ngoài sữa mẹ, cô Trương còn mua sữa tốt bổ sung cho con, đảm bảo con luôn đầy đủ chất dinh dưỡng. Cô cũng dặn dò bảo mẫu cẩn thận về chế độ ăn uống của bé, nhưng vì thấy thái độ tích cực của bảo mẫu nên vợ chồng cô rất yên tâm.
Tới khi con lên một tuổi, vợ chồng cô Trương thấy con vẫn vẫn chưa có dấu hiệu mọc răng nên khá lo lắng. Cả hai đã đưa ngay con đi khám và được bác sĩ kết luận bé bị suy dinh dưỡng, thiếu canxi và vitamin K2 nên dẫn tới tình trạng mọc răng chậm. Đồng thời, bác sĩ cũng nhắc nhở gia đình cô nên đặc biệt lưu tâm tới người bảo mẫu, bác sĩ nghi ngờ con cô Trương bị bảo mẫu bắt nhịn ăn.
Sau khi về nhà, cô Trương giữ kín chuyện này và vẫn thể hiện như bình thường. Tuy nhiên, cô âm thầm kiểm tra và trích xuất lại camera những ngày trước thì phát hiện ra lúc bảo mẫu cho con ăn đều rất hời hợt. Vì đứa bé khi ăn thường quấy khóc nên bảo mẫu không đủ kiên nhẫn để dỗ dành con ăn hết khẩu phần, phần sữa thừa sau đó còn bị lén đem đi đổ. Thậm chí bảo mẫu còn cắt giảm phần ăn hàng ngày và có hành vi trút giận, đánh em bé khi bé quấy khóc.
Video đang HOT
Đưa con đi khám, người mẹ phát hiện ra sự thật về bảo mẫu
Bức xúc trước sự việc, cô Trương đã lời qua tiếng lại với bảo mẫu. Tuy nhiên người này vẫn bày tỏ thái độ thiếu tôn trọng và một mực phủ nhận. Cuối cùng, cô Trương đành nhờ sự giúp đỡ của cảnh sát. Người bảo mẫu sau đó đã phải chịu phạt tiền và đền bù hợp đồng cho vợ chồng cô Trương vì đã có hành vi bắt trẻ nhịn ăn, nhịn uống, gây tổn hại về tinh thần và thân thể.
Quá tức giận và đau lòng, người mẹ đã gọi điện báo cảnh sát
Vụ việc đã gây ra nhiều tranh cãi từ các bậc phụ huynh. Một số người phẫn nộ vì hành vi của bảo mẫu, nhưng cũng không ít người chỉ ra lỗi sai tới từ chính vợ chồng cô Trương khi quá tin tưởng bảo mẫu và không sát sao chăm con. May mắn sự việc sớm được phát hiện.
Bị miệt thị là gái mại dâm vì mua xe Porsche
Cheng, chủ một nhà hàng lẩu ở An Khánh (tỉnh An Huy, Trung Quốc), đã quyết định báo cảnh sát sau khi bị nhục mạ quá mức trên mạng xã hội.
Hai tháng trước, người phụ nữ họ Cheng chia sẻ trên mạng xã hội về việc mới mua đứt chiếc xe hơi hãng Porsche, đính kèm thêm tấm ảnh chụp túi xách Gucci bên trong ôtô.
Thế nhưng, cô gái bất ngờ trở thành nạn nhân của làn sóng bạo lực mạng, thậm chí bị gọi là "gái mại dâm", SCMP đưa tin.
Chỉ vì tự mua tài sản lớn, cô gái bị miệt thị trên mạng xã hội. Ảnh: SCMP.
Các nhà chức trách đã truy tìm những kẻ lan truyền tin đồn thất thiệt gây ảnh hưởng tới cô gái. Một trong số đó là Li Jun, người đứng sau 2 tài khoản Weibo thường xuyên đăng bài cáo buộc Cheng kiếm tiền bằng cách ngủ với những người đàn ông giàu có.
Kẻ này buộc phải lên tiếng xin lỗi Cheng một cách công khai theo yêu cầu từ phía cảnh sát. Ngày 15/9, Cheng chia sẻ lại bài viết của Li kèm theo lời động viên, khuyến khích mọi người đứng lên khi bị bạo lực mạng.
"Tôi hy vọng các cô gái cũng có thể thu thập bằng chứng và dũng cảm đấu tranh khi gặp phải trường hợp bị bắt nạt trực tuyến. Hãy bảo vệ bản thân bằng những kiến thức luật pháp. Sự im lặng sẽ chỉ giúp những trào lưu độc hại này càng phát triển", cô viết.
Trong thư xin lỗi, Li, bị điều tra vì cáo buộc bôi nhọ người khác, thừa nhận sử dụng 2 tài khoản mạng xã hội để "đưa ra nhận xét thiếu tôn trọng về Cheng" sau khi đọc bài đăng mua xe hơi của cô.
Bức ảnh Zheng Linghua chụp cùng ông bị nhiều kẻ đánh cắp và bịa ra những câu chuyện xuyên tạc để bôi xấu, xúc phạm.
Theo những ảnh chụp màn hình về các bình luận của Li, người đàn ông này đã tấn công Cheng bằng nhiều lời lẽ xúc phạm và khẳng định cô kiếm tiền nhờ bán dâm - một tội phạm ở Trung Quốc.
"Lúc nào cũng bàn tán về chiếc Porsche là bằng chứng cho thấy cô chính là gái mại dâm", trích một trong những bình luận của hắn.
Mặc dù, Li chỉ phải nhận hình phạt nhẹ nhàng, đây được coi là chiến thắng hiếm hoi cho các nạn nhân bị bắt nạt trực tuyến trong bối cảnh bạo lực mạng tràn lan ở Trung Quốc những năm gần đây.
Giữa tháng 7, Zheng Linghua (23 tuổi), sinh viên vừa tốt nghiệp đại học ở Chiết Giang, đăng lên mạng bức ảnh chụp chung với người ông đang bị bệnh phải nằm viện.
Tuy nhiên, kỷ niệm vui nhanh chóng biến thành cơn ác mộng đối với Zheng khi một số dân mạng bắt đầu tấn công cô vì mái tóc nhuộm hồng. Những người dùng ẩn danh gọi cô là "gái quán bar", "gái điếm" hay "ác quỷ" và chỉ trích cô không đủ tiêu chuẩn trở thành giáo viên tương lai.
Một số người còn lấy cắp hình ảnh của Zheng để quảng cáo khóa học trực tuyến, bịa ra câu chuyện xuyên tạc như người đàn ông già yếu kết hôn với cô gái trẻ hay tạo ra mối liên hệ giữa mái tóc hồng và gái mại dâm.
Đầu năm, vụ thiếu niên 17 tuổi bị bố mẹ ruột bỏ rơi, cuối cùng tự tử do bị dân mạng xúc phạm đã làm rúng động dư luận Trung Quốc.
Liu Xuezhou tự tử sau khi chịu sự lạm dụng trên mạng. Ảnh: Weibo.
Nạn nhân là Liu Xuezhou, bị bố mẹ ruột bán đi khi mới chào đời năm 2005. Đến năm 2022, nhờ đăng tin trên mạng xã hội, cậu tìm được lại gia đình. Tuy nhiên, bố mẹ đã ly hôn và đều có gia đình mới nên từ chối chăm sóc Liu.
Kết quả, Liu tranh cãi với phụ huynh và bị họ đăng bài tố lên mạng. Thanh niên 17 tuổi bị dân mạng lao vào "ném đá". Không chịu đựng nổi dư luận, cậu tự sát và thi thể được phát hiện ngày 24/1.
Theo luật pháp Trung Quốc, việc đưa ra bình luận, nhận xét trực tuyến mang tính phỉ báng, nhục mạ chỉ được coi là tội phạm khi được xem trên 5.000 lần và chia sẻ từ 500 lượt trở lên.
Mặt khác, rất khó để nạn nhân đưa được ai ra tòa, trừ khi việc lạm dụng dẫn đến hậu quả nghiêm trọng như tự sát vì không dễ để truy tìm và chứng minh danh tính những kẻ đứng sau các tài khoản, theo SCMP.
Thấy ảnh người cha đã hy sinh, bé gái nói 1 câu khiến ai cũng xúc động Thời gian gần đây, mạng xã hội thường xuyên chia sẻ những bức ảnh phục dựng, ảnh ghép giúp gia đình các liệt sĩ đoàn tụ người thân khiến nhiều người xúc động. Bức ảnh gia đình với nhiều người có lẽ chỉ là điều đơn giản, dễ thực hiện nhưng với những gia đình có người đã khuất thì lại là một...