Đưa cha già vào tiệm mỳ ăn, người con trai để lại bài học xúc động lòng người
Trong cuộc đời mình, nếu không thể bao dung cha mẹ, liệu bạn có thể bao dung những người khác? Nếu không thể làm tròn chữ Hiếu, liệu cuộc sống của bạn còn ý nghĩa gì?
Vào một buổi tối đẹp trời, người con trai đưa cha đến một tiệm ăn. Sau khi ngồi vào bàn, anh ân cần hỏi cha món ông thích ăn rồi đặt món với người phục vụ.
Cha của anh có lẽ đã ngoài 70 tuổi, nhưng ông già yếu hơn nhiều so với những người ở độ tuổi của ông. Cặp kính ông đeo dày cộp và giọng nói của ông khàn khàn. Ông không nói nhiều, chủ yếu ngồi im lặng và nhìn con trai bởi dường như việc nói cũng khiến ông mất sức lực.
Người phục vụ mang đồ ăn lên và đó là hai bát mỳ bò thơm phức. Người con trai cầm đôi đũa đặt vào tay cha rồi anh nhanh chóng mời cha ăn cho nóng. Đôi tay cha gượng gạo gắp từng sợi mỳ, giống hệt như anh những ngày đầu mới tập cầm đũa. Sợi mỳ rơi khắp mặt bàn, nhưng mỗi lần thấy vậy, anh chỉ mỉm cười nhìn cha. Anh kiên nhẫn ngồi đợi cha gắp từng sợi mỳ cho vào miệng, đôi khi anh dùng đũa của mình đỡ những sợi mỳ quá dài.
(Ảnh minh họa: Dẫn theo vtv.vn)
Trong khi người con trai bình thản ăn cùng cha, những vị khách khác trong quán ăn này lại quay sang nhìn họ với vẻ khó chịu vì cách người cha ăn khiến họ mất khẩu vị.
Một lát sau, hầu hết khách trong tiệm ăn đều hướng sự chú ý vào hai cha con nhưng người con trai lại không cảm thấy xấu hổ hay e ngại về việc cha mình đã làm rơi đồ ăn lên cả quần áo.
Sau khi ăn xong, người con đưa cha đến phòng vệ sinh để làm sạch quần áo, chải tóc và đeo lại kính cho ông.
Khi cả hai ra khỏi nhà vệ sinh, tất cả các khách hàng ở đó đều nhìn họ trong yên lặng. Họ không thể hiểu được tại sao người con có thể bình thản như vậy dù cha anh đã làm anh rất mất mặt.
Người con trai thanh toán tiền cho bữa tối rồi dìu cha bước ra khỏi tiệm.
Đúng lúc đó, một trong những vị khách lớn tuổi ở đó đã gọi người con trai lại và nói: “Chàng trai, cậu có biết cậu đã bỏ quên thứ gì không?”
Người con trai đáp: “Không, thưa ông, tôi không bỏ quên gì cả”.
Vị khách nói tiếp: “Ồ, có đấy. Cậu đã để lại một bài học cho mỗi người con và niềm hy vọng cho mỗi người cha”.
***
Chắc hẳn khi còn nhỏ, ai trong chúng ta cũng có một vài lần kêu khóc ngoài phố, ăn uống rơi vãi hay ngay ở chốn đông người mà nằng nặc đòi cha mẹ phải mua cho một món đồ chơi mới. Nhưng cha mẹ lại không bao giờ thấy phiền lòng hay cảm thấy xấu hổ về chúng ta.
Tuy nhiên ngày nay, phần lớn con cái lại không muốn dành thời gian đi ăn, đi dạo, đi mua sắm cùng cha mẹ bởi họ sợ sự vụng về tuổi già của cha mẹ sẽ khiến họ mất thể diện.
Khi còn nhỏ, cha mẹ sẵn sàng dành những khoảng thời gian nghỉ ngơi hiếm hoi trong ngày chỉ để chơi trò nấu ăn hay chăm sóc mấy con búp bê với bạn. Nhưng khi cha mẹ về già, bạn lại không muốn ở bên họ để trò chuyện, tâm sự hay động viên họ, bởi bạn tiếc khoảng thời gian đó của mình, cho rằng sẽ hữu ích hơn nếu bạn làm thêm một chút việc để kiếm thêm một chút tiền.
(Ảnh minh họa: Dẫn theo quentinlebegue.blogspot.com)
Từ xa xưa, lòng hiếu thảo luôn là một trong những đức tính được người đời ca ngợi. Cổ nhân vẫn thường dạy: “Bách thiện hiếu vi tiên”, trong trăm điều thiện, hiếu đứng đầu. Hiếu kính và lễ phép với cha mẹ là một trong những biểu hiện của đạo làm con. Nhưng cuộc sống bận rộn và những lo toan vật chất đôi khi cuốn chúng ta đi mất, khiến ta lãng quên những đấng sinh thành của mình.
Cha mẹ vốn dĩ luôn yêu thương chúng ta và chẳng bao giờ ngừng quan tâm tới chúng ta. Dù có lúc ta lãng quên hoặc làm tổn thương cha mẹ nhưng tình yêu thương họ dành cho ta vẫn là vô điều kiện.
Có thể nói hiếu kính cha mẹ, phụng dưỡng, chăm sóc cha mẹ là một tiêu chuẩn đạo đức cơ bản của con người. Nếu không thể yêu thương và bao dung cha mẹ mình, bạn làm sao có thể yêu thương và bao dung những người khác? Phận làm con nếu không làm tròn chữ Hiếu, sống trên đời còn ý nghĩa gì đâu?
Video đang HOT
Cuộc sống quả là ngắn ngủi, trăm năm thoáng qua trong chớp mắt. Bởi vậy, hãy tận dụng những năm tháng còn ở bên cha mẹ để cảm ân bằng cả tấm lòng mình.
ĐKN/Sưu tầm
Chuyến xe cuối ngày
"Mẹ dặn, Con gái không được bỏ lỡ hai thứ: chuyến xe cuối cùng về nhà và người con trai yêu mình thật lòng. "
***
Chiều thu nay đầy những nắng. Cái nắng vàng ngọt mật ong dễ làm người ta say say tỉnh tỉnh. Gió thổi khẽ, bứt những chiếc lá úa ném chung chiêng vào giữa khoảng không. Lá khô rụng trải đầy vỉa hè như những tấm thảm dài bất tận. "Một khung cảnh chẳng mấy vui vẻ gì cả!" - Tôi nghĩ thầm và cất bước lên vỉa hè, giẫm vào tấm lá vàng rào rạo.
Ảnh minh họa
"Chẳng lẽ mọi thứ cũng đều kết thúc theo vòng xoay của thời gian?". Ý nghĩ ấy đã đeo bám tôi suốt từ trường ra tới bến xe. Trời thu là khung cảnh héo tàn, lá khô là kết thúc những tháng ngày tươi mởn. Một câu chuyện tình cũng theo cánh lá xác xơ mà gãy rụng. Tôi thở dài, hình ảnh của Lâm chập chờn hiện lên trước mắt. Cậu ấy tốt thật, nhưng tôi với cậu ấy không có duyên. Chúng tôi đã trải qua những ngày tháng vui vẻ, rồi chẳng biết vì sao, mọi thứ nhạt nhòa dần đi, tới một ngày, dừng bước. Một kịch bản thường thấy, một câu chuyện chẳng có cốt truyện để kể. Tất cả chỉ nhẹ nhàng, nhưng để lại vết thương lòng thì sâu sắc.
Tôi miên man suy nghĩ đặt chân lên xe buýt. Xe hôm nay chạy thưa quá, tôi phải chờ khá lâu tới khi xẩm tối. Chiếc xe chạy dọc con đường lớn, chạy khoảng gần nửa tiếng là tới con phố nhà tôi. Mọi lần, tôi sẽ đeo tai nghe suốt dọc đường, nhưng hôm nay tôi chẳng có hứng thú. Xe còn nhiều chỗ trống - chưa đến giờ cao điểm. Tôi lựa một chỗ bên cạnh cửa sổ, tựa đầu vào kính nhìn những dãy nhà đang lùi lại sau lưng. Bất chợt tôi lại khóc. Khóc nhẹ thôi. Tôi ngả vào ghế, nhắm mắt thả lỏng.
Lâm à ...
*****
- Dậy đi cháu gái! Tới bến cuối rồi!
Tôi mở mắt. Là chú phụ xe gọi tôi đang mơ màng trên ghế. Vài người xung quanh tôi đang lục đục lôi những ba lô hành lí nặng trịch xuống xe. Trời đã tối mịt. Tôi hoảng hốt. Xe đã đi quá nhà tôi từ lâu mà tôi không biết. Tôi vội vã liếc lên lịch trình: có vẻ đây là chuyến cuối rồi.
- Không còn xe nữa đâu. Thôi, gọi taxi về đi!
Chú phụ xe khoát tay. Tôi gật đầu cảm ơn và đi xuống. Gió bắt đầu thổi mạnh, tôi thấy hơi lành lạnh khi chỉ phong phanh một chiếc áo phông. Bến xe đã lên đèn, tiếng còi xe, tiếng người gọi nhau vọng ra ồn ào. Tôi đứng co ro và cảm thấy sợ sệt. Hôm nay tôi chỉ tới trường có chút việc nên không mang theo ba lô - đồng nghĩa với việc không mang theo điện thoại và tiền. Phải làm sao đây? Bố mẹ tôi đều không có nhà. Những chuyến xe khách đường dài đang rời bến chạy đêm. Vừa hoang mang vừa lạnh, tôi xoa xoa hai tay áp lên má.
- Ơ, cái gì đây? - Tôi chợt nhìn thấy trong lòng bàn tay có dòng chữ. Tôi xòe ra. À, là số điện thoại của An, thằng bạn tôi. Chiều nay tôi hỏi số của cậu ấy nhưng lại không mang máy nên An viết vào lòng bàn tay cho tôi. Tôi mừng quýnh. Chạy vội vào quán nước gần ấy, tôi hỏi mượn điện thoại rồi gọi cho An.
- Này An ơi.
- Sao thế?
- Phiền quá không. Mình lỡ ngủ quên trên xe đến bến cuối. Mà đây là chuyến cuối rồi. Mình lại không mang tiền với điện thoại đi...
Chưa kịp nói hết, An đã cướp lời:
- Ở yên đấy nhớ chưa? Tìm nơi nào đông người mà đứng. Đợi một lát, tớ xuống ngay đây.
Cậu cúp máy. Tôi cảm ơn cô bán hàng rồi đi vào nhà chờ. Từng phút trôi qua dài như một thế kỉ. Tôi buồn ngủ díp mắt, người mệt mỏi thẫn thờ. Chiếc kim phút đã quay được hơn nửa vòng mà chẳng thấy An xuất hiện. Nghĩ tới đó thì tiếng cậu vang lên đằng sau lưng:
- Tớ đến đây rồi. Về thôi.
Tôi quay người lại. Cậu ấy đang vội vã chạy đến chỗ tôi, rồi rất nhanh, kéo tay tôi ra ngoài. Tôi ngoan ngoãn ngồi sau An. Cậu ấy, giọng đầy trách móc:
- Sao lại ngủ quên được trên xe chứ. Lần này nếu không ghi lại số tớ thì chắc đêm nay cậu ngủ đây mất rồi. Lần sau nhớ cầm theo điện thoại đấy.
Tôi lặng yên không đáp. Gió thổi vù vù hai bên tai. Bỗng giọng cậu trùng xuống:
- Nếu tớ đoán không nhầm thì cậu lại buồn chuyện Lâm à?
- Ờ ... Sao cậu biết?
- Vô tình biết thôi... - An đáp vu vơ.
An đưa tôi về tận cửa nhà. Cả dãy phố đã đóng cửa hết từ lâu rồi. Tôi cảm ơn cậu, quay vào trong. An mỉm cười nói với theo:
- Đừng buồn nữa nhé!
Tôi lặng lẽ vào nhà. Căn nhà tĩnh mịch. Tôi ngả lưng xuống ghê sofa rồi ngủ đi lúc nào không biết.
****
Kể từ hôm ấy tôi thân với An hơn. Chúng tôi cùng làm bài tập, cùng nghe một bài hát. Cậu ấy không nghịch như những thằng con trai khác trong lớp. Cậu ấy trầm, sống nội tâm, và học tốt. Những lần tôi trêu đùa cậu ấy, An chẳng bao giờ phản ứng lại. Cậu ấy chỉ cười. Với cái má lúm sâu, tôi chắc chắn nếu trường tôi mở cuộc thi bình chọn nụ cười đẹp nhất thì cậu ấy thành quán quân là cái chắc.
An trong đội tuyển bóng rổ của trường. Đội bóng rổ có cả Lâm. Trước kia, tôi thường ra ngồi trên băng ghế cạnh sân bóng giờ Lâm luyện tập. Nhờ vậy mà tôi biết được An là tay bóng rất cừ. Cái hình ảnh cậu bạn mặc bộ đồ trắng, nhảy lên đập bóng vào rổ rất đỗi quen thuộc ấy, tự nhiên tôi thấy thật sinh động. Giải thi đấu toàn thành sắp đến, đội bóng rổ luyện tập hăng hơn trước. Thỉnh thoảng, An vẫn rủ tôi ra cổ vũ cậu ấy. Tôi ngồi trên băng ghế, đeo tai nghe, nhìn mấy thằng bạn luyện tập. Tôi chẳng còn nhìn Lâm nữa, dù mỗi lần thấy cậu ấy có được bóng thì tim tôi lại nhức nhối lên. An vẫn luôn là trung tâm của cả đội. Bất giác tôi mỉm cười trước mỗi bàn ghi của An. Đôi lúc, An liếc ra băng ghế, nháy mắt với tôi một cái. Tôi giơ ngón tay ra hiệu OK. Buổi luyện kết thúc, tôi cầm tập khăn lau và nước uống ra cho cả đội. Mọi người về hết rồi, còn mỗi tôi với An. An khoác ba lô cùng tôi ra bến. Từ buổi tối hôm ấy, An chuyển sang đi xe buýt cùng tôi, để "lỡ cậu có ngủ gật nữa thì tớ còn gọi dậy". Tự nhiên tôi thấy an toàn. An luôn quan tâm tới người khác rất nhẹ. Cậu ấy chẳng có thả thính, nhưng những hành động cử chỉ của An luôn khiến tôi mềm lòng.
Một chiều, mưa lất phất. An vẫn ở lại tập bóng. Tôi mang giúp cậu ấy khăn mặt với nước uống ra sân rồi về. Đến hôm sau đi học, tôi không thấy An đâu nữa. Tôi hỏi lớp trưởng, cũng là đội trưởng đội bóng rổ. Hóa ra, chiều qua lúc tôi về trước, An vì sơ ý lúc tranh bóng nên bị ngã. Cậu ấy bỏ dở buổi tập đến bệnh viện. Tôi lo lắng. Giải đấu đang đến sát nút, liệu cậu ấy còn có thể chơi bóng được không? Chiều hôm ấy, tôi lên bệnh viện thăm An. Chân của An không bị nặng lắm, nhưng trong một tháng tới cậu ấy hạn chế chạy nhảy, tức là An không thể tham gia giải đấu được. Miệng tôi méo xệch. An bật cười:
- Tớ còn chẳng buồn thì thôi nữa là cậu. Thôi vui lên. Hôm tới mình đi xem trường mình đấu.
Hôm sau nữa An mới đi học với đôi chân khập khiễng. Đó là tin buồn cho cả trường. Tôi biết An cũng buồn và tiếc lắm, nhưng cậu ấy chẳng thể hiện ra ngoài. Chúng tôi vẫn theo dõi sát sao từng trận đấu của đội. Các chàng trai đã làm nên kì tích: đội trường chúng tôi đã lọt vào chung kết. An rủ tôi tới xem trận cuối. Tôi đồng ý. Chung kết diễn ra vào một buổi chiều mưa. Tôi che ô bắt xe đến sân đấu, xuýt xoa vì mưa táp thẳng vào mặt kèm cái gió se lạnh của cuối thu. An vừa đến, vội vã đi tới chỗ tôi, lúc này đang ngơ ngác ở bến đỗ vì không biết đường. Cậu ấy, rất tự nhiên, cởi tấm áo khoác mỏng choàng lên cho tôi. Tôi ngạc nhiên nhìn. An không nói gì cả, chỉ dẫn tôi vào trong nhà thi đấu. Tiếng tuýt còi vang lên. Cổ động viên hò hét phấn khích. Tôi với An vẫn ngồi lặng yên cạnh nhau theo dõi quả bóng màu cam đang nảy lên xuống. Tỉ số hai bên ngang ngửa. Lâm tranh được bóng, tự dưng, tôi quay mặt đi. An nhận ra. Cậu ấy thôi quan sát dưới sân, quay sang hỏi tôi:
- Sau ngần ấy ngày tháng, cậu vẫn chưa quên được Lâm à?
- Tớ không thể. Biết là chẳng còn tình cảm gì với cậu ấy nữa, nhưng cứ nhìn thấy Lâm là tớ lại chạnh lòng sao ấy.
- Sao lại vậy?
- Tớ không biết nữa. Bao nhiêu kỉ niệm trước đó, có phải qua tháng ngày mất đi được đâu hả An.
An nhìn ra sân đấu, mắt đặt tại một điểm mơ hồ:
- Đây là lần đầu tiên tớ ngồi trên ghế khán giả để xem trận đấu của chính đội mình đấy. Cảm giác khác lạ, nhưng vẫn luôn thấy như mình đang có mặt dưới kia, tay vẫn cầm bóng ném vào rổ.
- Liên quan gì đến chuyện của mình không chứ?
- À - An quay sang tôi cười - Mình chỉ muốn đồng ý với cậu rằng, dù có thay đổi góc nhìn, từ trong cuộc hay từ ngoài cuộc nhìn vào, thì cảm xúc của mình vẫn thế, chẳng dễ gì thay đổi được.
Tôi bâng quơ gật đầu, quay lại trận đấu. Lâm vừa liên tiếp ghi điểm, và tôi không hiểu tôi đang buồn hay vui nữa. Trận chung kết đang đi tới những giây cuối. Khán đài tưởng vỡ tung vì tiếng hò hét. Tỉ số vẫn ngang ngửa, các chàng trai trên sân đều đang mệt lử vì trận đấu ngang tài ngang sức này. Lâm đang cướp được bóng, cậu ấy bay về phía cuối sân, nhoài người lên ném quả bóng. Bộp! Tiếng quả bóng da đập vào khung rổ. Quả bóng như lưỡng lự trên cái khung vài tích tắc, và chui qua rổ rơi xuống sân. Cổ động viên trường tôi òa lên. Lâm đã giành chiến thắng cho trường trong khoảnh khắc. Tiếng còi kết thúc trận đấu. Một nửa khán đài lao xuống sân vây quanh lấy các chàng trai mừng rỡ. Cả đội lên sân nhận giải nhất, rồi ở lại chụp hình lưu niệm. Đội trưởng chạy lên khán đài, kéo An xuống chụp cùng. An nhìn tôi. Đội trưởng cười:
- Đi cùng nào. Cậu là người chăm lo cho đội khoản khăn lau và nước uống, cũng có công lắm chứ.
Tôi bật cười lao xuống sân. Mọi người chen chúc nhau vì ai cũng muốn rõ mặt trong tấm ảnh. An kéo tôi lại gần. Và, khoảnh khắc bác thợ ảnh nhấn nút chụp, An nắm lấy tay tôi, nhìn vào ống kính rạng rỡ với nụ cười tỏa nắng xua tan cái lạnh lẽo ngày mưa này.
***
- An ... - Tôi khẽ gọi khi ra bến xe. - Tớ trả cậu cái áo khoác này.
Cậu ấy nhận lấy chiếc áo, bước song song với tôi. Tôi chẳng biết nói gì với cậu ấy nữa, dù thường ngày đi với nhau hai đứa trò chuyện xôm như ngoài chợ. Bóng tối lất phất. Chúng tôi ra tới gần bến xe thì có xe chạy qua. Vậy là phải chờ chuyến cuối ngày. Mọi người đã tản về hết, còn mỗi tôi với An đang ngồi chờ. Nhà cậu ấy ở ngay đây, nhưng cậu ấy không muốn tôi chờ xe một mình. An ngồi im, cúi đầu, nhìn vô thức xuống đôi giày đang đi. Không ai nói gì cả, một sự lặng yên đến đáng sợ.
Cuối cùng, cậu ấy lên tiếng trước:
- Lúc chụp ảnh vừa nãy, tớ ... Cậu không giận tớ chứ?
- Sao tớ phải giận?
Tôi ngập ngừng:
- Nhưng hỏi thật An này. Sao cậu lại tốt với tớ quá mức như vậy?
- Ngốc lắm. Nhìn cậu đang tự giam mình sau khi chia tay với Lâm, làm sao tớ có thể bỏ mặc cậu được. Cậu nghĩ xem, cậu sẽ ra sao nếu không có tớ kéo cậu tới mỗi buổi chiều tập bóng, để cậu được trò chuyện, được làm việc, cởi mở hơn với mọi người?
Tôi không đáp. An à, cảm ơn ông trời đã cho tớ gặp được cậu. Những gì cậu làm cho tớ, tớ đều cảm thấy được, nó xuất phát từ tình cảm chân thành ẩn giấu trong con người lạnh lung bề ngoài của cậu. Là một nụ cười ấm áp ấy, hay là cái nắm tay vội vã kia đã khiến tớ rung động vậy? Hả An?
- Này... Tớ hỏi một câu.
- Sao?
An ngập ngừng:
- Mùa giải năm sau, cậu vẫn sẽ tới các buổi luyện tập của tớ chứ?
Tôi mỉm cười. Tôi hiểu, An hỏi tôi vậy đâu chỉ đơn giản rủ tôi đi xem các buổi tập...
- Tất nhiên rồi. Nếu cậu muốn. Tớ vẫn luôn ngồi ở băng ghế cạnh sân, cầm khăn lau với nước uống cho cả đội, và còn để cổ vũ ai đó nữa.
Những từ cuối tôi thốt ra một cách khó khăn chìm lẫn trong tiếng xe buýt đang đi đến. Chuyến xe cuối ngày, cơ hội cuối cùng tôi về nhà kịp giờ, vắng vẻ quá! An đưa tôi tới cửa xe. Tôi bước lên, quay lại nhìn An. Bắt gặp ánh mắt cậu ấy, tôi bỗng nói thật nhanh, những lời nói cuối cùng của buổi chiều nay, vẫn kịp nói ra khi cánh cửa xe khép lại:
- An ạ, tớ thật may mắn bắt kịp chuyến xe cuối ngày cùng cậu.
Xe lao vào màn đêm. Tôi bước lên ghế ngồi, ngả vào cửa kính mỉm cười...
Theo Iblog
Tôi muốn ngỏ lời với cậu trai kém 4 tuổi Cậu tuy nhỏ tuổi hơn nhưng là người con trai rất chững chạc, mạnh mẽ, tính cách đạo đức tuyệt vời. Ảnh minh hoạ Tôi 31 tuổi, cách đây 4 năm có quen một người con trai nhỏ hơn tôi 4 tuổi. Giữa chúng tôi chỉ là tình nghĩa chị em ở mức bình thường, không phát sinh tình cảm gì cả. Tôi...