Đứa bé bị mẹ trói vào cây cột ở nơi công cộng với vẻ mặt ngơ ngác, nguồn cơn của sự việc khiến ai nấy không nói nên lời
Ấy vậy mà, người đi qua kể lại rằng, mẹ của bé và một vài người vẫn đứng ngay bên cạnh, thậm chí họ còn cười vui vẻ nhìn cậu bé bị trói.
Mới đây trên MXH Trung Quốc đã xuất hiện những bức ảnh một cậu bé khoảng 2-3 tuổi bị trói vào cây cột ở nơi công cộng, thoạt nhìn có vẻ như trong trung tâm thương mại hoặc siêu thị. Điều đáng nói, người trói đứa trẻ lại chính là mẹ của bé!
Em bé bị chính mẹ đẻ mình trói vào một cây cột.
Bé ngơ ngác không hiểu chuyện gì đang xảy ra.
Cậu bé nhìn rất trắng trẻo, đáng yêu, có kiểu tóc “sành điệu” và được mặc một bộ quần áo thời trang. Nhưng tại sao em bé kháu khỉnh như vậy lại bị chính mẹ mình trói chặt giữa nơi công cộng? Nhìn khuôn mặt ngơ ngác, bối rối của cậu bé ai cũng thấy thật không nỡ.
Ấy vậy mà, người đi qua kể lại rằng, mẹ của bé và một vài người vẫn đứng ngay bên cạnh. Thậm chí họ còn cười vui vẻ nhìn cậu bé bị trói. Hành động ấy của họ thực sự khó hiểu vô cùng, khiến ai nấy không thốt nên lời.
Sau khi hỏi ra mới biết, mẹ của cậu bé đang muốn thử phản ứng của con trai trước những sự cố, tai nạn có thể phát sinh. Cụ thể ở đây là trường hợp đột nhiên bị trói bằng 1 sợi dây. Khi thấy con không hiểu ý mình thì bà mẹ đã hò hét, gọi tên con, yêu cầu con tìm cách thoát khỏi dây trói.
Nhưng đứa bé vẫn chẳng có phản ứng. Mất kiên nhẫn, bà mẹ vào tận nơi chỉ cho con cách rút tay ra trước. Có điều em bé như cũ không hiểu mẹ mình đang muốn làm gì. Cuối cùng, bà mẹ đành phải cởi trói cho con.
Video đang HOT
Từ đầu đến cuối cậu bé chỉ ngơ ngác nhìn, không hề “hợp tác” vì không hểu mẹ muốn làm gì.
Có lẽ bậc cha mẹ nào cũng mong muốn con mình lớn lên là người tài giỏi, khôn ngoan, có kỹ năng sống tốt. Vì thế, ngay từ khi còn nhỏ, nhiều người đã chú trọng bồi dưỡng tính cách và rèn luyện các kỹ năng khác nhau cho con. Đây thực ra là một việc làm có lợi cho trẻ song với điều kiện cha mẹ phải dựa trên tình hình cụ thể của con mình để thiết kế các “tiết mục” hợp lý.
Em bé trong câu chuyện phía trên rõ ràng còn quá nhỏ để có thể tiếp thu và hiểu được dụng ý của người mẹ. Khiến cho việc làm của bà mẹ chẳng đem lại lợi ích gì cho bé mà còn khiến bé bị ảnh hưởng tâm lý khi phải trải qua cảm giác hoang mang, sợ hãi lúc bị mẹ trói!
Theo Trí Thức Trẻ
Cảnh tượng tưởng chỉ có ở Trung Quốc giờ đã xuất hiện tại Anh: Người dân chế đủ thứ, từ hộp nhựa, túi đựng đồ đến... áo mưa để làm khẩu trang
Không ít người đã chọn việc thà để mình trông kỳ quái nhưng an toàn (theo họ nghĩ) ở nơi công cộng.
Mới đây, hình ảnh người dân London đội mũ, đeo khẩu trang tự chế trên các phương tiện giao thông công cộng để bảo vệ bản thân trước Covid-19 xuất hiện trên mạng xã hội đã thu hút đông đảo sự chú ý của cư dân mạng. Những hình ảnh này được ghi lại trong bối cảnh dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp và có chiều hướng lây lan nhanh.
Ngày 4/3, quan chức y tế của Anh cảnh báo rằng mọi người nên thận trọng với Covid-19 bởi dịch Covid-19 có thể khiến 70% người Anh mắc bệnh và 15% trong số đó phải nhập viện. Hay cụ thể hơn là 47 triệu người nhiễm và 7 triệu người trong viện - trong tình huống xấu nhất! Tính đến 9h sáng 6/3, Anh đã có 115 ca nhiễm và 1 trường hợp tử vong.
Để đối phó với tình trạng đáng lo ngại đó, trên các tàu điện ngầm và xe bus, người dân thủ đô London đã ứng biến và tạo ra những chiếc mũ đội và khẩu trang vô cùng độc đáo từ hộp nhựa, túi xách và cả kính trượt tuyết.
Một phụ nữ Anh đội cả hộp nhựa trên tàu điện ngầm.
Họ dùng áo mưa...
đồ trượt tuyết...
... đến túi đựng đồ làm khẩu trang.
Mặt nạ phòng độc cũng được tận dụng.
Một thanh niên với chiếc mặt nạ khá kỳ quái.
Một trong những nguyên nhân khiến họ phải làm như vậy là tình trạng thiếu hụt khẩu trang trên toàn thế giới. Chính vì thế, không ít người đã chọn việc thà để mình trông kỳ quái nhưng an toàn (theo họ nghĩ) ở nơi công cộng.
Nhu cầu mua khẩu trang ở nhiều quốc gia trên thế giới cũng như hoạt động sản xuất đang chịu ảnh hưởng lớn do sự đình trệ hay thậm chí là ngừng hoạt động của lực lượng lao động ở Trung Quốc.
Cảnh tượng người tham gia giao thông ở nơi công cộng đeo khẩu trang tự chế như ở London đã từng xảy ra ở Trung Quốc vào cuối tháng 1. Nỗi sợ Covid-19 đã dẫn đến việc người dân dùng tã lót, áo ngực và thậm chí là vỏ trái cây để làm khẩu trang.
Hình ảnh dùng bỉm làm khẩu trang ở Trung Quốc.
Tuy nhiên, trên thực tế, các biện pháp trên không có khả năng bảo vệ hoàn toàn khỏi mầm bệnh, trừ khi họ tiếp xúc với người có biểu hiện mắc bệnh. Một chuyên gia y tế chia sẻ: "Việc đeo khẩu trang chỉ có tác dụng tâm lý, giúp họ cảm thấy yên tâm hơn và cẩn trọng hơn chứ không phải cách phòng ngừa tuyệt đối".
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), khẩu trang y tế thực sự chỉ cần thiết cho bác sĩ và nhân viên bệnh viện, những người làm nhiệm vụ chăm sóc và điều trị cho bệnh nhân mắc Covid-19. Để giảm khả năng lây nhiễm, WHO khuyến cáo mọi người nên rửa tay thường xuyên bằng xà phòng, che kín miệng và mũi khi hắt hơi hoặc ho, đồng thời tránh tiếp xúc với người có dấu hiệu mắc bệnh hoặc bị bệnh.
Ngành y tế Anh cho biết họ đang áp dụng điều trị cho 45 trường hợp nhiễm Covid-19 mức độ nhẹ tại nhà riêng thay vì bệnh viện. Lực lượng chức năng có thể sẽ từ chối cho người từ nơi khác nhập cảnh vào Anh và nếu giáo viên hay học sinh có dấu hiệu hoặc ngã bệnh, các lớp học sẽ bị hủy để ngăn chặn tình trạng lây lan. Một số nghị sĩ thậm chí còn đề nghị kế hoạch biến Công viên Hyde thành nhà xác khổng lồ trong trường hợp Covid-19 lan rộng khiến nhiều người tử vong.
Thời điểm hiện tại, thế giới đã có 97.814 ca nhiễm Covid-19, 3.392 trường hợp tử vong. Trong đó, Hàn Quốc chiếm tới 6.284 ca nhiễm, 43 ca tử vong, Mỹ có ít nhất 210 người nhiễm, 14 người tử vong.
Theo Trí Thức Trẻ
Về xem ảnh check in ở quán, cô gái giật mình phát hiện 2 nhân vật có hành động lạ chiếm hết spotlight Không biết ai mới là người "kém duyên" trong tình huống này. Câu chuyện dở khóc dở cười thu hút sự chú ý của dân mạng. Đi uống nước, gặp gỡ bạn bè là dịp để các cô gái tranh thủ chụp ảnh "sống ảo". Cô gái này cũng không phải ngoại lệ. Thậm chí cô còn nhờ bạn chụp cho cả một...