Đưa bạn gái ‘vượt rào’, trai làng bị bắt giam
Từ cái nắm tay, ôm ấp vuốt ve Sơn đã đưa Lan vượt qua giới hạn tình yêu trong sáng mà không gặp phải bất kì sự phản kháng nào. Sau khi “tâm sự”, Lan bắt đầu có dấu hiệu hoảng loạn sợ không dám về nhà nên Sơn trấn an và ôm bạn gái ngủ luôn tại bờ kè đợi trời sáng sẽ về nhà.
Quen và có tình cảm với cô bạn gái tuổi teen chưa được bao lâu, trước ngày nhập ngũ Đỗ Văn Sơn (SN 1995, ở xã Xuân Thọ 1, TX Sông Cầu, tỉnh Phú Yên) đã đưa bạn gái “vượt rào” qua ranh giới trong sáng của tình yêu. Thay vì nhập ngũ Sơn sẽ phải “nhập kho” trả giá cho hành động thiếu suy nghĩ của mình.
Khu vực bờ kè nơi xảy ra vụ việc
Một đêm hai lần “ăn trái cấm”
Khoảng 19h tối 24/8, Phạm Thị Lan (SN 2001, phường Xuân Thành, thị xã Sông Cầu) xin phép gia đình đi chơi với bạn nhưng tới khuya không thấy về. Đến khoảng 5h sáng ngày hôm sau, Lan về nhà với gương mặt tiều tụy, quần áo lấm lem và có những biểu hiện tâm lý bất bình thường. Thấy bộ dạng em gái nhiều biểu hiện lạ, chị Phạm Thị Liên (SN 1990) hỏi nhưng cô bé chỉ im lặng và lảng tránh.
Nghi ngờ có điều bất thường nên chị Liên tiếp tục kiên trì vận động thì được Lan kể lại sự việc “ăn trái cấm” cùng với người yêu là Đỗ Văn Sơn (SN 1995, trú xã Xuân Thọ 1, thị xã Sông Cầu). Sự việc nghiêm trọng nên chị Liên đã làm đơn trình báo tới cơ quan công an. Từ lời khai ban đầu, cơ quan công an đã tiến hành bắt giữ khẩn cấp với Đỗ Văn Sơn để điều tra về hành vi “Giao cấu với trẻ em”.
Sơn và Lan vốn có tình cảm với nhau từ trước, thường xuyên hẹn hò tâm tình. Tối 24/8, Sơn rủ Lan đi xem lôtô và được cô bé đồng ý. Khi đón được người yêu ra khỏi nhà Sơn đã chở thẳng Lan ra khu vực bờ kè thuộc khu phố Long Hải, phường Xuân Phú. Lan thắc mắc thì Sơn cho biết muốn tìm đến nơi yên tĩnh, thoáng mát để tâm sự. Không gian yên tĩnh lại vắng vẻ trong đêm tối, những cái đụng chạm cơ thể khiến Sơn nảy sinh dục vọng muốn nếm mùi “trái cấm”.
Để thực hiện ý định đó, Sơn chở Lan đến một đoạn vắng vẻ hơn thì dừng lại trò truyện. Từ cái nắm tay, ôm ấp vuốt ve Sơn đã đưa Lan vượt qua giới hạn tình yêu trong sáng mà không gặp phải bất kì sự phản kháng nào. Sau khi “tâm sự”, Lan bắt đầu có dấu hiệu hoảng loạn sợ không dám về nhà nên Sơn trấn an và ôm bạn gái ngủ luôn tại bờ kè đợi trời sáng sẽ về nhà.
Giữa khuya khi trời xuống sương lạnh, Sơn rủ Lan vào một trại làm rong biển ngủ tiếp. Tại đây, đôi bạn trẻ tiếp tục âu yếm ăn trái cấm thêm một lần nữa. Đôi trẻ “tâm sự” đến 5h sáng thì mới chịu dắt nhau đi về vì lúc này trời đã sáng.
Bi kịch sau mối tình siêu tốc
Bà Võ Thị Mười (SN 1955), mẹ của Sơn buồn rầu kể lại tối hôm xảy ra sự việc, Sơn đã nói dối mượn xe máy đi mua thuốc cảm lạnh. Không ngờ khi vừa ra khỏi nhà Sơn đã đi biệt tới sáng ngày hôm sau mới về. Về nhà Sơn nói dối với bố mẹ là đi chơi khuya ngủ lại nhà bạn nên không ai nghi ngờ.
Video đang HOT
“Sau đêm đi chơi không về, Sơn nói mệt nên vợ chồng tôi cho con ở nhà nghỉ ngơi, còn lại tất cả mọi người đều đi làm. Sơn ở nhà một mình nên bị bắt đi lúc nào chẳng ai hay biết. Tôi về đến xóm thì có người báo tin dữ, nghe như sét đánh bên tai. Sau đó xuống công an xã thì mới biết con trai làm chuyện dại dột”, bà Mười tâm sự.
Là con áp út trong gia đình có 10 người con, vì cha mẹ nghèo khó, Sơn học hết lớp 8 thì nghỉ ở nhà làm nông, làm thuê làm mướn đến tận bây giờ. Trong đợt khám tuyển nghĩa vụ quân sự vừa qua, Sơn được tuyển chọn và theo kế hoạch sẽ nhập ngũ vào ngày 5/9 sắp tới.
Trong khoảng 1 tháng gần đây, Sơn tình cờ quen được Lan qua điện thoại và hai người thường nhắn tin, gọi điện trò chuyện khá hợp. Tuy nhiên, cha mẹ Sơn cứ nghĩ đó chỉ là quan hệ bạn bè nên cũng không thắc mắc gì. Hơn nữa, trong thời gian chờ nhập ngũ, Sơn cũng chăm chỉ làm thuê làm mướn kiếm thêm thu nhập chứ không hề chơi bời.
“Ngày hôm đó Sơn đi lên núi hái trâm (một loại trái rừng-PV) với anh trai, hai anh em hái được có 3kg thì trời mưa nên phải về sớm. Đến chiều tối Sơn ôm điện thoại nhắn tin cười một mình nhưng tôi không biết con trò chuyện với ai. Đến tối thì Sơn xin đi chơi nhưng tôi sợ con ra đường gặp chuyện chẳng lành nên bảo ở nhà. Vậy mà nó vẫn tìm cách đi bằng được. Tối đó vợ chồng tôi gọi điện không được nên lo lắng cả đêm. Đến sáng thấy con bình yên vô sự thì mới yên tâm đi làm. Không ngờ chỉ còn mấy ngày nữa là lên đường nhập ngũ mà lại xảy ra chuyện…”, bà Mười kể lại sự việc.
Ông Nguyễn Hoa (Trưởng thôn Chánh Nam) chia sẻ, gia đình Sơn ở địa phương trước giờ được tiếng hiền lành thật thà. Vợ chồng chị Mười có đến 10 người con nhưng tất cả đều biết nghe lời, chịu thương chịu khó. Nhà có 6 con trai thì 2 người đã hoàn thành nghĩa vụ quân sự. Noi gương anh, Sơn cũng nguyện thực hiện nghĩa vụ nhà nước. Nếu không có chuyện ngoài ý muốn thì sắp tới thì họ sẽ trở thành trường hợp gia đình 3 năm liên tiếp có con tham gia nghĩa vụ quân sự.
Còn về phía gia đình Lan, cách đây 10 năm do làm ăn buôn bán thất bại, cha mẹ Lan đã nảy sinh mâu thuẫn rồi ly thân nhau. Sau ngày người mẹ dứt áo ra đi, anh em Lan sống với cha nên luôn thiệt thòi vì thiếu đi bàn tay chăm sóc của mẹ và cảm giác về sự đầm ấm của một gia đình.
Cuộc sống khó khăn, cha em lại phải đầu tắt mặt tối làm lụng nên không thể bên cạnh quan tâm, kèm cặp con gái. Có lẽ vì vậy mà Lan mới học hết lớp 7 đã chán nản, bỏ học. Ngay cả khi Lan có quan hệ tình cảm với Sơn nhưng cũng không ai hay biết, chỉ khi sự việc đi quá giới hạn thì mọi người mới ngỡ ngàng.
Khi được bố mẹ Sơn xuống nhà thăm hỏi, Lan cô bé ngoan ngoãn tiếp khách. Lúc trò chuyện, Lan bẽn lẽn ngồi gần bà Mười tâm sự những điều thầm kín. Nhìn hoàn cảnh ấy, ông Phạm Văn Thành phần nào cũng thấu hiểu tâm tư của con gái mong muốn một chỗ dựa tình cảm gia đình. Thiếu thốn tình cảm từ nhỏ, đó có thể là lý do Lan dễ dàng đón nhận tình cảm của Sơn.
Vì vậy, ông Thành cũng bày tỏ nguyện vọng: “Chuyện xảy ra ngoài ý muốn, tôi cũng không muốn làm to chuyện nhưng vì mẹ và chị Lan bức xúc nên đi tố cáo. Gia đình bên kia cũng đã đến nhà thăm hỏi, xin lỗi con gái và gia đình rồi. Họ cũng mong gia đình tôi xin giảm nhẹ án phạt để Sơn có cơ hội sửa chữa. Mấy ngày qua tôi đã cũng suy nghĩ nhiều, rồi từ từ tôi sẽ có câu trả lời cho họ”.
Hiện tại, VKSND thị xã Sông Cầu (Phú Yên) vừa phê chuẩn quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam Đỗ Văn Sơn về hành vi “Giao cấu với trẻ em”. Vụ việc trên đây một lần nữa cho thấy bài học dù trong hoàn cảnh nào chăng nữa thì việc quan tâm và động viên con cái cũng không bao giờ là thừa.
(Tên nạn nhân và người nhà trong bài viết đã được thay đổi)
Theo_Người Đưa Tin
Hối hận muộn màng của kẻ bắn chết công an
Trước bản án cao nhất mà mình phải nhận khi giết một cảnh sát trẻ, tử tù Đỗ Văn Sơn luôn hối hận về những điều mình đã gây ra.
Nhận mức án tử hình nhưng ở trong tù Đỗ Văn Sơn (31 tuổi, ở Thủy Nguyên, Hải Phòng) không tỏ ra sợ hãi về cái chết cận kề. Ngược lại, Sơn luôn ân hận và cho rằng: "Tội em gây ra là quá lớn, dù có xử tử vài lần cũng không hết được".
"Gây ra những tội ác không thể dung thứ, dù có ăn năn, hối cải cả trăm, cả nghìn lần em cũng chẳng thể nào rửa sạch được. Nghĩ về những nghiệp chướng mình gây ra có lẽ chỉ cái chết mới kết thúc đi tất cả", Sơm trầm ngâm giãi bày.
Đỗ Văn Sơn đối diện với mức án tử hình.
Sơn sinh ra trong một gia đình nông dân ở huyện Thủy Nguyên. Học hết cấp 2, Sơn phải nghỉ để phụ giúp bố mẹ công việc đồng áng. Ngoài cày cấy, Sơn không có việc làm nên thích chơi bời, tụ tập với đám trai làng và nhanh chóng học đòi những tệ nạn.
Những lần rượu chè rồi đánh nhau của Sơn khiến gia đình 'ngán ngẩm' và bất lực. Sơn đến Quảng Ninh xin làm công nhân đất mỏ, lương 2 triệu đồng một tháng, rồi gia nhập 'bang hội'. Sơn quen biết nhiều hơn với giới 'xã hội' ở Quảng Ninh, và bắt đầu dấn thân vào con đường tội lỗi.
Từ những cuộc đánh nhau để giải quyết mâu thuẫn chốn làm ăn, Sơn tập hợp được không ít thanh niên có máu mặt để kết hội lập bang. Trong một cuộc thanh trừng đám đầu gấu ở vùng mỏ Cẩm Phả, Sơn bị chém vào mặt và phải nằm viện gần một tháng. Sau lần đó Sơn rất manh động và trở thành kẻ có 'số má'.
Nhưng đám giang hồ đất mỏ cũng không để cho Sơn được xưng hùng xưng bá, và trong một cuộc đâm chém khác xảy ra thương vong, Sơn bị công an truy nã.
Bỏ vùng đất mỏ sau 6 năm sinh sống, Sơn trốn về Hải Phòng để tìm cuộc sống mới bằng việc cướp bóc, đâm thuê, chém mướn. Sơn lại gây dựng được tiếng tăm khi thu nạp đám "tay chân", đi đâu cũng "găm" súng hoa cải và sẵn sàng nhả đạn.
Và rồi trong một vụ đâm chém ở thành phố cảng, Sơn bị công an Hải Phòng phát lệnh truy nã toàn quốc. Trốn về Hà Nội, dạt lên Tuyên Quang một thời gian ngắn Sơn lại về Hải Phòng sống chui lủi bằng tiền đi ăn cướp.
Ngày đầu tiên của năm 2012, Sơn mang theo túi du lịch bên trong có 2 khẩu súng K59 và súng hoa cải, một biển số xe máy giả cùng nhiều dụng cụ để trộm cắp. Hắn rủ bạn là Hoàng Văn Nam (quận Hồng Bàng) đi xe máy ra phố cướp lấy tiền tiêu xài.
Vì đang bị truy nã nên Sơn xác định nếu nạn nhân chống trả sẽ cho "ăn đạn". Tuy nhiên, đang đi trên phố thì Sơn và Nam lọt vào tầm ngắm của cảnh sát cơ động. Tổ tuần tra đã yêu cầu dừng xe để kiểm tra thì Sơn tháo chạy. Bị cảnh sát đuổi theo, biết mình khó thoát, Sơn nổ súng. Phát súng đó đã cướp đi sinh mạng của chiến sĩ cảnh sát Đỗ Đăng Long, Đại đội 3, Phòng Cảnh sát bảo vệ, Công an TP Hải Phòng.
Sơn bảo: "Cuộc đời của em chẳng ra gì. Ngay cả đến hạnh phúc gia đình cũng là một bi kịch". Rồi anh ta kể, khi mới ra vùng đất mỏ, trong lần đi chơi với bạn ở chùa Yên Tử, Sơn quen một cô gái bán quán ở ngay dưới chân núi. Và rồi, tìm hiểu, yêu đương được khoảng hơn một năm thì Sơn tổ chức đám cưới.
Có vợ, có chỗ ở ổn định, rồi có con nhưng Sơn vẫn không thoát được khỏi vòng xoáy của cuộc sống phức tạp nơi đất mỏ. "3 năm, 2 đứa con lần lượt ra đời, để có tiền lo cho vợ, cho con em đã cố gắng làm việc nhiều hơn. Đã có lúc em trở thành một người chủ gia đình thật sự và muốn một cuộc sống bình yên bên vợ con, tránh xa những mâu thuẫn, những cuộc đâm chém không có hồi kết", Sơn kể.
Vốn chém giết người "không ghê tay" nhưng khi biết vợ có người đàn ông khác, Sơn chẳng đánh cũng chẳng mắng bởi nghĩ vợ không còn yêu mình thì tốt nhất là nên chia tay, mỗi người đi một hướng. Một đứa theo cha, một đứa theo mẹ, Son đưa đứa con trai đầu về nhà ông bà nội, còn mình lại tiếp tục quăng quật ngoài xã hội.
Tang vật cơ quan công an thu được tại chỗ khi bắt Sơn và đồng bọn khi gây án.
Bị công an Hải Phòng truy nã gắt gao, Sơn trốn lên vùng rừng núi ở Tuyên Quang. Để che giấu bản thân, Sơn đã cố gắng làm việc chăm chỉ và yêu một cô gái. Do đang bị truy nã nên Sơn không thể tổ chức đám cưới và đăng ký kết hôn.
Tuy không hôn thú nhưng Sơn đã coi cô ấy là "người vợ thứ hai" bởi cho đến ngày Sơn bị bắt, không còn cơ hội để làm lại cuộc đời nhưng cô vẫn yêu hắn.
"Nhiều lần tôi "giải thoát" để cô ấy đi tìm hạnh phúc mới bởi cô ấy còn trẻ, phía trước là cả một tương lai tốt đẹp. Trong thâm tâm tôi mong cô ấy tìm được người đàn ông tốt hơn để có được hạnh phúc. Tôi không muốn cô ấy dính vào một thằng tử tội như mình mà đánh mất đi cuộc đời", Sơn phân trần.
Tử tù này bảo rằng: "Thành quả duy nhất mà cuộc đời của tôi có là gặp được cô ấy, bản thân cũng chẳng thể nào tin được tại sao lại có một người yêu mình đến vậy mặc dù bây giờ đã là một kẻ tử tù. Trong buồng biệt giam, tôi chẳng nghĩ đến điều gì khác ngoài vợ và đứa con trai".
Cuộc sống đã thay đổi hoàn toàn đối với Sơn, không dao kiếm, không súng ống, không đánh nhau, không chém giết... và ở phòng biệt giam đã giúp cho Sơn thấu hiểu và ngẫm nghĩ về những điều sai trái mà mình đã gây ra.
"Lúc này có nói ra lời ân hận cũng là quá muộn màng vì mọi chuyện đã đi quá xa so với giới hạn cho phép. Giết người phải đền mạng, tôi nhận mức án tử hình là hợp lý, không có điều gì thần kỳ sẽ xảy đến với cuộc đời tôi lúc này".
Sơn buồn rầu và rớm nước mắt khi nhớ về bố mẹ và cậu con trai: "Cuộc đời thật trớ trêu, số phận đã an bài, duy nhất tôi chỉ đau đáu một nỗi lo về đứa con trai đang sống cùng bố mẹ ở quê. Con trai mắc bệnh máu không đông vẫn phải ra bệnh viên trên Hà Nội để điều trị, chạy chữa".
Theo An ninh Thủ đô
Lời trần tình của một kẻ nhận án tử hình sau khi sát hại chiến sĩ công an Tử tù Đỗ Văn Sơn (SN 1984), ở huyện Thủy Nguyên, TP Hải Phòng không giống như những tử tù khác bởi gã điềm tĩnh và chấp nhận án tử của mình. Trò chuyện với con người này có cảm giác như gã không hề có chút hoang mang, sợ hãi mà an phận trước sự định đoạt của pháp luật. "Cái chết...