Đưa 7 công dân Việt Nam bị kẹt tại sân bay Suvarnabhumi (Thái Lan) về nước
Được sự đồng ý của Ban chỉ đạo quốc gia về phòng chống dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19, Đại sứ quán Việt Nam tại Thái Lan đã phối hợp với các cơ quan chức năng trong nước, đặc biệt là Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao và Hãng hàng không quốc gia Vietnam Airlines tiến hành đưa 7 công dân bị kẹt tại sân bay quốc tế Suvarnabhumi ở thủ đô Bangkok về nước trên chuyến bay chở hàng mang số hiệu VN610 cất cánh lúc 17h20 chiều 9/4.
Nhóm công dân Việt Nam cùng cán bộ Đại sứ quán và nhân viên Vietnam Airlines trước giờ lên máy bay tại sân bay quốc tế Suvarnabhumi ở Bangkok. Ảnh: TTXVN phát
Theo phóng viên TTXVN tại Bangkok, trong số 7 công dân Việt Nam được về nước có nhóm 5 người đi từ châu Phi, quá cảnh Ethiopia và tới sân bay Suvarnabhumi ngày 25/3 để nối chuyến về sân bay quốc tế Nội Bài chiều cùng ngày, nhưng không bay tiếp được do đến trễ và không còn chuyến bay về Việt Nam. Hai người còn lại là khách du lịch không được nhập cảnh Campuchia nên phải quay lại sân bay Suvarnabhumi và cũng không được nhập cảnh Thái Lan do nước này siết chặt các quy định để phòng chống dịch COVID-19.
Đại sứ quán Việt Nam tại Thái Lan cho biết việc đưa 7 công dân về nước là nhờ sự nỗ lực và phối hợp chặt chẽ của nhiều cơ quan trong và ngoài nước. Trong bối cảnh không còn chuyến bay về Việt Nam, Thái Lan đã ban bố tình trạng khẩn cấp, không cho phép người nước ngoài nhập cảnh, các công dân đã bị kẹt tại sân bay Suvarnabhumi nhiều ngày nay, có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe nếu tiếp tục phải ở lại trong sân bay.
Xác định đây là trường hợp khẩn cấp, Đại sứ quán Việt Nam tại Thái Lan đã phối hợp với Vietnam Airlines triển khai các thủ tục cần thiết với các cơ quan chức năng của Việt Nam và Thái Lan để đưa 7 công dân về nước trên chuyến bay chở hàng của Vietnam Airlines được thực hiện hàng tuần giữa Bangkok và Hà Nội.
Trong những ngày qua, các công dân luôn nhận được sự quan tâm động viên của Đại sứ quán và bà con kiều bào tại Bangkok, được tiếp tế đầy đủ lương thực và trợ giúp các thủ tục cần thiết để ở lại trong sân bay chờ về nước.
Trước khi lên máy bay, các công dân gửi lời cảm ơn chân thành về sự quan tâm của Nhà nước, Đại sứ quán Việt Nam tại Thái Lan, các cơ quan chức năng trong nước và Vietnam Airlines đã không quản ngại khó khăn trong tình hình dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, hỗ trợ hết sức cho công dân trong khả năng với tinh thần ưu tiên cao nhất cho công tác bảo hộ công dân.
Ngọc Quang
Con nhà giàu Thái Lan nhiễm nCoV khi tụ tập trốn dịch
Cod Satrusayang, du học sinh Anh, đang tự cách ly sau khi về Bangkok, nhưng người yêu cậu lại muốn tới khu du lịch Hua Hin tụ tập bạn bè.
Giống nhiều du học sinh khác, học kỳ của Satrusayang tại Anh bị hoãn do sự bùng phát của Covid-19. Cậu quyết định xin tiền bố mẹ mua vé máy bay về Thái Lan sớm hơn dự kiến.
"Tôi thấy có lỗi khi bố mẹ đã phải chi rất nhiều tiền cho chuyến bay này, nên tôi quyết định tự cách ly tại nhà", Satrusayang nói.
Video đang HOT
Không giống nhiều bạn đại học khác, Satrusayang không xuất thân từ gia đình giàu có. "Bố mẹ tôi phải làm việc rất vất vả để nuôi nấng và cho tôi ăn học. Nhưng thành thực mà nói, dù họ có làm việc vất vả thêm 30 năm nữa, chúng tôi cũng không đủ khả năng chi trả cho những ngôi trường quốc tế với học phí hàng triệu baht như các bạn tôi", cậu nói.
Hành khách ở sân bay Suvarnabhumi, thành phố Bangkok hôm 25/3. Ảnh: AFP.
Trong lúc Satrusayang náu mình trong nhà, bạn gái của cậu gọi. "Chúng ta tới Hua Hin đi", bạn gái Satrusayang nói.
Dù qua cuộc gọi video, cậu vẫn có thể nhận thấy sự phấn khích trong đôi mắt của cô ấy. Không giống Satrusayang, bạn gái cậu là con của một gia đình giàu có và từ nhỏ tới lớn đều theo học ở các trường quốc tế và tư thục danh tiếng của Thái Lan như Chitralada, Mater Dei School.
"Chúng ta phải tự cách ly mà. Làm như vậy là không có trách nhiệm với cộng đồng", Satrusayang phản đối.
"Em biết nhưng bố của Pam đã đưa cô ấy tới Hua Hin để cách ly với gia đình", bạn gái Satrusayang cố gắng thuyết phục.
Rõ ràng khi gia đình Pam tuyên bố sẽ để con gái tới cách ly tại ngôi nhà nghỉ dưỡng gần biển của họ ở Hua Hin, những du học sinh trong nhiều gia đình giàu có khác bắt đầu làm theo.
Pam là người nêu ra ý tưởng này. Bố của Pam là người thừa kế một trong những tập đoàn lớn nhất Thái Lan, nên khi họ làm gì thì điều đó sẽ tạo thành xu hướng cho nhiều gia đình khác chạy theo.
"Đi đi mà. Chúng ta có thể sử dụng căn hộ riêng của gia đình em và có thời gian bên nhau mà không lo bị người khác quấy rầy", bạn gái Satrusayang tiếp tục nài nỉ.
Sau vài ngày phản đối, Satrusayang cuối cùng đã xiêu lòng chiều ý bạn gái.
"Tôi chưa quay lại Hua Hin hơn 10 năm rồi. Gia đình tôi không có nhà riêng ở đó và lần cuối cùng tới đây, chúng tôi ở trong một khách sạn ba sao cách xa biển. Khu nghỉ dưỡng bên bờ biển không thay đổi nhiều so với ký ức của tôi. Đối với du khách và phần lớn người dân Thái Lan, nó chỉ từng là một thị trấn biển nằm cách Bangkok nhiều giờ lái xe", cậu chia sẻ.
Nhưng Hua Hin cũng từng là nơi nghỉ dưỡng của cố vương King Bhumibol. Nhiều người giàu có, nổi tiếng trong xã hội Thái Lan theo ông tới đây, đua nhau xây dựng nhiều khu nhà nhỏ trên khắp thị trấn.
Satrusayang và bạn gái tới Hua Hin hôm 18/3 và dành ba ngày tiếp theo ở riêng bên nhau. Cậu nhận ra, đôi khi cùng người yêu sống tách biệt khỏi thế giới cũng là chuyện rất lãng mạn.
Tới ngày 20/3, Satrusayang và bạn gái nhận được thông tin rằng Pam và bạn trai Mark sẽ tổ chức một bữa tiệc nhỏ tại ngôi nhà bên bờ biển, với sự tham gia của những bạn bè từng học ở Anh.
"Tôi đã tự hỏi liệu có khôn ngoan khi tụ tập tiệc tùng với nhau khi thế giới đang liên tục nói về tầm quan trọng của cách biệt cộng đồng và những mối nguy hiểm không ngừng nhân lên", cậu nói.
"Đừng lo lắng, chúng ta sẽ ngồi ăn tối cách xa nhau", Mark nói kèm theo nụ cười qua cuộc gọi video trên LINE.
Gia đình Mark sở hữu chuỗi khách sạn khắp Thái Lan và luôn xem mình là người không bao giờ phải đối mặt bất kỳ nghịch cảnh nào trong suốt cuộc đời. Mark tới London du học và sống trong căn hộ nằm ngay cạnh công viên Hyde Park ở Knightsbridge. Đây là nơi tập trung của những du học sinh con nhà giàu hay tổ chức tiệc tùng cuối tuần. Mark rất nổi tiếng trong cộng đồng này vì những cuộc tụ tập và khiếu hài hước của mình.
"Chúng tôi ngồi cùng chuyến bay từ London về Bangkok, nhưng cậu ta ngồi ở khoang thương gia còn tôi thích ngắm cảnh từ khoang phổ thông. Cậu ta không phải kiểu người thích điều đó và tôi vẫn luôn hòa đồng với cậu ta", Satrusayang cho hay.
"Tham gia nào chàng trai. Chỉ có 6-7 người bạn thôi mà. Đó chỉ là một bữa tối yên tĩnh", Mark nói.
Một lần nữa, Satrusayang lại đồng ý. Tuy nhiên, khi Satrusayang đến, danh sách khách mời cho bữa tiệc đó đã lên tới ít nhất 20 người. Xe của họ đã đỗ đầy ở đó với đủ loại từ Mercedes, Porsche, Audi cho đến Lamborghini.
"Anh nghĩ đây chỉ là bữa tiệc nhỏ", Satrusayang thì thầm vào tai bạn gái khi họ bước vào. "Em cũng nghĩ thế", bạn gái cậu dè dặt nói.
Bữa tối biến thành một bữa tiệc thực sự với những hagtag và chủ đề riêng trên Istagram. Mark mang tới vài két bia corona để ăn mừng, trong khi Pam rủ thêm một số bạn từ Bangkok.
"Nếu không biết có đại dịch đáng sợ ở ngoài kia, bạn sẽ được tha thứ vì nghĩ rằng đây chỉ là một bữa tiệc giống ở Knightsbridge", Satrusayang chia sẻ.
"Để giữ an toàn, mong các bạn không dùng chung đồ uống và thuốc lá. Còn bây giờ, hãy ăn mừng ngày tận thế đi nào", Mark khai mạc bữa tiệc.
Hai du khách tại bãi biển Hua Hin, tỉnh Prachuap Khiri Khan. Ảnh: Thai Enquirer.
Hai tuần sau bữa tiệc ở Hua Hin, hai người tham dự có kết quả dương tính với nCoV. Satrusayang và bạn gái cũng bắt đầu xuất hiện triệu chứng, nhưng họ chưa có kết quả xét nghiệm.
"Tôi kể câu chuyện này bởi từng nghe có người, cả ở ngoài đời thực và trên mạng, đổ lỗi cho những người lao động nghèo khổ là nguồn lây nhiễm nCoV. Nhưng thực tế là luôn có những kẻ vô trách nhiệm, dù họ thuộc tầng lớp nào, trong đó có tôi", Satrusayang ân hận nói.
Satrusayang nói câu chuyện của anh cho thấy chính những người có học thức và giàu có hơn đã xem nhẹ lợi ích của gia đình và cộng đồng chỉ vì thói ăn chơi hưởng thụ.
"Đại dịch này là cơ hội để phơi bày những lỗ hổng của hệ thống y tế cũng như những mặt tối của xã hội. Tôi thấy có quá nhiều hố sâu ở những nơi đáng lẽ cần sự gắn bó, đoàn kết", cậu nói.
Thanh Tâm
60.000 lao động nhập cư rời Thái Lan trước khi ban bố tình trạng khẩn cấp Hàng chục nghìn lao động nhập cư đã rời khỏi Thái Lan trước khi tình trạng khẩn cấp tại nước này có hiệu lực từ 0h ngày 26/3. Một quan chức của bộ Nội vụ Thái Lan cho Reuters biết, có khoảng 60.000 lao động nhập cư từ các nước láng giếng gồm Lào, Campuchia và Myanmar đã trở về nước ngay trước...