Đưa 305 công dân Sri Lanka trôi dạt trên vùng biển Việt Nam vào bờ an toàn
Tính đến rạng sáng ngày 9/11, 305 công dân quốc tịch Sri Lanka, bị gặp nạn trên vùng biển Việt Nam, đưa vào bờ TP.
Vũng Tàu an toàn.Tối 8/11, các cơ quan chức năng tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã phối hợp tổ chức cứu nạn 305 công dân quốc tịch Sri Lanka, bị gặp nạn trên vùng biển Việt Nam, đưa vào bờ TP. Vũng Tàu an toàn. Cơ quan chức năng đem theo sữa, bánh ngọt, nước suôi phát cho người dân Ski Lanka gặp nạn. Đôi ngũ y tê cũng có mặt đê thăm khám cho những người bị thương.
Khoảng 20h10, tàu cứu nạn SAR413 của Trung tâm phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng hải khu vực III (đóng tại Tp.Vũng Tàu) đã đưa 155 người quốc tịch Sri Lanka cập bờ đất liền an toàn tại khu vực cảng Vietsopetro Tp.Vũng Tàu, bàn giao theo quy định. Còn 150 người còn lại, tàu SAR413 sẽ tiếp tục di chuyển quay trở lại phao số 0 để đưa vào đất liền. Đến rạng sáng 9/11, viêc chuyên tải đã hoàn thành.
Cơ quan chức năng tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã bố trí 7 chiếc xe khách 45 chỗ đến đón những người này. Tất cả họ được đón về 3 địa điểm gồm: TP.Vũng Tàu, huyện Xuyên Mộc và huyện Đất Đỏ để bố trí ăn ở tạm thời, chăm sóc sức khỏe cho các công dân trên trước khi bàn giao cho nước bạn.
Trước đó, trưa 8/11, tàu SAR 413 xuât bên ra vùng phao sô 0 Vũng Tàu đê làm nhiêm vụ nhân đạo: đón 305 người dân Sri Lanka gặp nạn trên vùng biên Trường Sa vào bờ.
Cơ quan chức năng ký nhận bàn giao công dân gặp nạn. Ảnh internet
Theo đó, khoảng 13h30 ngày 8/11/2022, tàu Sar 431/Trung tâm 3 và tàu Cảnh sát biển 9001 chở lực lượng chức năng gồm Bộ đội Biên phòng tỉnh, đại diện Sở Ngoại vụ tỉnh, đại diện lãnh sự danh dự Sri Lanka đã tổ chức gặp gỡ, tiếp xúc với 305 công dân trên tàu. Tuy nhiên, sau khi gặp gỡ, tiếp xúc các công dân không chịu xuống tàu vào bờ, một số công dân mất bình tĩnh và không hợp tác.
Video đang HOT
Theo tìm hiêu, những người này không muôn bị trục xuât, đưa vê nước lại nên nân ná, kéo dài thời gian xuông tàu SAR 413.
Sau nhiều tiếng thuyết phục, nói chuyện, giải thích, đến 17h30, tât cả mới đông ý rời tàu Helios Leader. Lúc này trời đã tôi, sóng biên đã mạnh lên. Nhân viên cứu nạn, bô đôi biên phòng đã khắc phục, làm hêt sức mình đưa người và hành lý xuông tàu SAR 413 an toàn.
Các công dân Sri Lanka bị nạn được đưa vào bờ
Trước đó vào ngày 7/11, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu nhận được thông báo từ Bộ Tham mưu, Bộ đội Biên phòng về việc tàu cá LADY R3, (quốc tịch Myanmar), chở khoảng hơn 311 công dân quốc tịch Sri Lanka.
Khi tàu hành trình đến tọa độ 09 độ 20 phút Vĩ độ Bắc; 111 độ 16 phút Kinh độ Đông (vị trí cách mũi Vũng Tàu khoảng 258 hải lý về phía Đông Nam) thì bị sự cố, nước tràn vào buồng máy không khắc phục được, thuyền trưởng tàu đề nghị hỗ trợ.
Ngay sau khi tiếp nhận thông tin vụ việc, Trung tâm đã yêu cầu đài thông tin duyên hải TP. Hồ Chí Minh kết nối liên lạc với tàu LADY R3 tư vấn hỗ trợ tàu khắc phục sự cố, đồng thời phát thông báo hàng hải khẩn cấp yêu cầu tàu hoạt động trong khu vực lân cận hành trình đến vị trí bị nạn để hỗ trợ.
Nhận thấy quy mô và tính chất phức tạp của vụ việc, Trung tâm đã báo cáo Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, Bộ Giao thông vận tải, Cục Hàng hải Việt Nam, đề xuất chỉ đạo toàn bộ các lực lượng liên quan như Hải Quân vùng II, Cảnh sát biển vùng 3, chính quyền địa phương liên quan khẩn trương tham gia xử lý vụ việc, phối hợp huy động phương tiện tham gia cứu nạn.
Thông qua khai thác tra cứu phương tiện hoạt động trên biển từ các phần mềm kiểm soát tàu biển chuyên dụng và phối hợp thông tin quốc tế, đến 15h5 ngày 7/11, Trung tâm phát hiện tàu Helios Leader (Quốc tịch: Nhật Bản) đang hành trình tại khu vực lân cận, yêu cầu tàu chuyển hướng hành trình khẩn cấp đi cứu nạn tàu Lady R3.
Đến 15h40 cùng ngày, tàu Helios Leader đã tiếp cận tàu bị nạn, phát hiện tàu đang thả trôi với rất nhiều người hoảng loạn, dồn về trên boong tàu nên tiến hành các biện pháp an toàn cần thiết, đón người bị nạn sang tàu, tiến hành chăm sóc, sơ cứu ban đầu.
Đến 19h36 ngày 7/11, toàn bộ 305 người trên tàu Lady R3 đã được đưa lên tàu Helios Leader an toàn, tất cả các nạn nhân sức khỏe đều ổn định.
Sau khi kiểm đếm chính xác số lượng người được cứu và tiến hành các biện pháp chăm sóc sức khỏe cần thiết, tàu Helios Leader rời hiện trường đưa toàn bộ 305 nạn nhân về bờ, tới phao số “0″ Vũng Tàu để bàn giao cho cơ quan chức năng.
Cứu nạn kịp thời 303 công dân Sri Lanka trôi dạt trên vùng biển quần đảo Trường Sa
Sáng sớm 8/11, thông tin từ Trung tâm Phối hợp tìm kiếm, cứu nạn hàng hải Việt Nam (trực thuộc Cục Hàng hải Việt Nam-Bộ Giao thông vận tải) cho biết, dự kiến khoảng 10h30 cùng ngày tàu cứu nạn sẽ đưa 303 công dân Sri Lanka trôi dạt trên vùng biển quần đảo Trường Sa về tới phao số "0" Vũng Tàu và bàn giao cho cơ quan chức năng.
Trước đó, vào ngày 7/11/2022, Trung tâm Phối hợp tìm kiếm, cứu nạn hàng hải Việt Nam nhận được thông tin từ Trung tâm tìm kiếm, cứu nạn Sri Lanka (MRCC SriLanka) rằng, tàu đánh cá LADY R3, treo cờ Myanmar, chở khoảng hơn 300 công dân quốc tịch Sri Lanka nghi di cư từ Myanmar đến Canada.
Khi tàu hành trình đến tọa độ 09 độ 20 phút Vĩ độ Bắc; 111 độ 16 phút Kinh độ Đông (Vị trí cách mũi Vũng Tàu khoảng 258 hải lý về phía Đông Nam) thì bị sự cố, nước tràn vào buồng máy không khắc phục được từ ngày 5/11/2022, thuyền trưởng tàu đề nghị hỗ trợ. Tình hình thời tiết trong khu vực có gió Đông Bắc cấp 5-6, giật cấp 7.
Lực lượng cứu hộ hàng hải tiếp cận thuyền gặp nạn trên biển.
Ngay sau khi tiếp nhận thông tin vụ việc, Trung tâm đã yêu cầu đài thông tin duyên hải TP Hồ Chí Minh kết nối liên lạc với tàu LADY R3 tư vấn hỗ trợ tàu khắc phục sự cố, đồng thời phát thông báo hàng hải khẩn cấp yêu cầu tàu hoạt động trong khu vực lân cận hành trình đến vị trí bị nạn để hỗ trợ. Thực hiện chức năng chủ trì công tác tìm kiếm cứu nạn tại vùng trách nhiệm của Việt Nam, Trung tâm đã phối hợp chặt chẽ với các cơ quan cứu nạn quốc tế của các quốc gia liên quan gồm Trung tâm Phối hợp tìm kiếm, cứu nạn hàng hải Sri Lanka, Cơ quan chính quyền cảng và hàng hải Singapore,Trung tâm Phối hợp tìm kiếm, cứu nạn hàng hải Malaysia để xác minh thông tin và kêu gọi các tàu thuyền quốc tế trợ giúp.
Các công dân Sri Lanka trôi dạt trên vùng biển quần đảo Trường Sa được hỗ trợ lên tàu cứu nạn.
Nhận thấy quy mô và tính chất phức tạp của vụ việc, Trung tâm đã báo cáo Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, Bộ Giao thông vận tải, Cục Hàng hải Việt Nam, đề xuất chỉ đạo toàn bộ các lực lượng liên quan như Hải Quân vùng II, Cảnh sát biển vùng 3, chính quyền địa phương liên quan khẩn trương tham gia xử lý vụ việc, phối hợp huy động phương tiện tham gia cứu nạn.
Thông qua khai thác tra cứu phương tiện hoạt động trên biển từ các phần mềm kiểm soát tàu biển chuyên dụng AIS, LRIT, Seavision và phối hợp thông tin quốc tế, đến 15h 05 phút ngày 7/11/2022, Trung tâm đã phát hiện tàu Helios Leader (Quốc tịch; Nhật Bản, Hô hiệu: 7JFI) đang hành trình tại khu vực lân cận, yêu cầu tàu chuyển hướng hành trình khẩn cấp đi cứu nạn tàu Lady R3. Đến 15h 40 phút cùng ngày, tàu Helios Leader đã tiếp cận tàu bị nạn, phát hiện tàu đang thả trôi với rất nhiều người hoảng loạn, dồn về trên boong tàu.
Dưới sự hướng dẫn của Trung tâm, tàu Helios Leader đã tiến hành các biện pháp an toàn cần thiết, đón người bị nạn sang tàu, tiến hành chăm sóc, sơ cứu ban đầu. Tại hiện trường, Trung tâm tiếp tục huy động 5 phương tiện khác tham gia cảnh giới tại hiện trường, hỗ trợ cứu nạn khi cần thiết, bao gồm gồm các tàu: tàu Delta Gas, Monoceros Leader, Yamal Spirit, BW Everest và tàu Ever Brace.
303 người trên tàu Lady R3 trong đó có cả trẻ em và phụ nữđã được đưa lên tàu HELIOS LEADER an toàn.
Đến 18h 55 phút ngày 07/11/2022, toàn bộ 303 người trên tàu Lady R3 (Trong đó: 264 nam, 19 nữ, 20 trẻ em) đã được đưa lên tàu HELIOS LEADER an toàn, tất cả các nạn nhân sức khỏe đều ổn định.
Sau khi kiểm đếm chính xác số lượng người được cứu và tiến hành các biện pháp chăm sóc sức khỏe cần thiết, tàu Helios Leader rời hiện trường đưa toàn bộ 303 nạn nhân về bờ, dự kiến khoảng 10h30 ngày 08/11/2022 tàu về tới phao số "0" Vũng Tàu và bàn giao cho cơ quan chức năng
Trạm y tế xã phường: Y bác sĩ chẳng phải 'ba đầu, sáu tay' Phòng chống dịch, cấp cứu ban đầu, tiêm chủng, theo dõi và quản lý bệnh không lây nhiễm... là những công việc mà cán bộ y tế tại các trạm y tế đang phải thực hiện. Bác sĩ Phạm Thị Phương Chi - trưởng Trạm y tế phường 3, quận 6, TP.HCM - đang thăm khám và điều trị cho bệnh nhân -...