Đưa 141 thi thể nạn nhân ra khỏi hiện trường máy bay rơi
Một quan chức cảnh sát Indonesia xác nhận lực lượng cứu hộ đã đưa 141 thi thể nạn nhân trong vụ máy bay rơi ngày 30/6 ra khỏi hiện trường.
Máy bay vận tải Hercules C-130 của Không quân Indonesia rơi xuống một hiệu mát xa 3 tầng và khách sạn nhỏ trên đảo Sumatra ngay sau khi cất cánh, làm 141 người thiệt mạng.
Lực lượng cứu hộ Indonesia gấp rút đưa 141 thi thể nạn nhân trong vụ máy bay rơi hôm 30/6 tới nhà xác bệnh viện ở thành phố Medan.
Thông tin từ lực lượng không quân Indonesial cho hay bảng kê khai có 113 người trên máy bay, gồm 12 thành viên phi hành đoàn cùng 101 hành khách. Ông Marshal Agus Supriatna, người đứng đầu lực lượng không quân Indonesia cho biết không ai sống sót.
Lực lượng cứu hộ Indonesia đưa thi thể không còn nguyên vẹn của các nạn nhân khỏi hiện trường bằng túi đựng chuyên dụng.
Cơ quan tìm kiếm và cứu hộ địa phương cho biết ít nhất ba người trên mặt đất tử vong khi máy bay lao xuống hiệu mát-xa ba tầng và một khách sạn nhỏ. Nhân viên cứu hộ đang cố gắng vào trong tiệm và không biết liệu trong đó có người hay không.
Nhà chức trách chuẩn bị quan tài để khâm liệm các nạn nhân vụ tai nạn máy bay. Quan tài được đưa tới Bệnh viện Adam Malik.
Agustinus Tarigan, một cảnh sát, nói tại bệnh viện thành phố Mendan: “Chúng tôi vừa nhận được thi thể của 141 nạn nhân trong vụ máy bay rơi”.
Video đang HOT
Người thân của nạn nhân khóc ngất tại hiện trường.
Những thân nhân đến bệnh viện vô cùng bàng hoàng khi nghe tin không ai sống sót.
Gia đình nạn nhân tập trung tại bệnh viện Adam Malik để chờ nhận thi thể của người thân.
Hiện trường máy bay lao xuống nằm cách căn cứ không quân của Indonesia 5 km. Phi công cố gắng quay lại phi trường nhưng bất thành. Một báo Nga cho rằng có thể động cơ máy bay C-130 đã hỏng khiến phi cơ mất kiểm soát và lao xuống từ khu dân cư.
Lực lượng an ninh và đội cứu hộ tìm kiếm thi thể nạn nhân trong đêm 30/6
“Không quân Indonesia có khoảng 17 chiếc C-130, phần lớn các máy bay do Không quân Hoàng gia Australia viện trợ từ kho phi cơ cũ của họ. Các máy bay này đều trải qua thời gian sử dụng dài nên sự xuống cấp về kết cấu khung và thiết bị liên quan là khó tránh khỏi”, tờ RIA Novosti cho biết.
Cảnh tượng nhiều tòa nhà bị phá hủy, xe cộ bốc cháy khi chiếc máy bay vận tải quân sự Hercules C-130 rơi xuống khu vực dân cư ở thành phố Medan
Sự cố thảm khốc khiến nhiều phải đặt câu hỏi về chất lượng máy bay quân sự Indonesia. Trong một thập kỷ qua, Không quân Indonesia hứng chịu 6 vụ tai nạn máy bay gây chết người. Đây là thảm họa hàng không thứ 2 xảy ra ở thành phố Medan.
Năm 2005, một máy bay chở khách của Mandala Airlines lao xuống đất sau khi cất cánh khiến 150 hành khách, thành viên phi hành đoàn và những người dưới mặt đất tử vong.
Hiện tại, lực lượng cứu hộ Indonesia đang nỗ lực tìm kiếm thi thể những nạn nhân nạn nhân đi trên máy bay và những người dưới mặt đất.
NGUYỄN NGỌC (Theo Reuters)
Theo_Đời Sống Pháp Luật
Indonesia làm rõ thông tin cơ trưởng QZ8501 bỏ ghế lái
Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia Indonesia chính thức lên tiếng về thông tin cơ trưởng QZ8501 rời ghế lái để ngắt điện hệ thống máy tính tự động trước khi máy bay gặp nạn.
Ngày 2/2, các điều tra viên Indonesia tuyên bố cho đến nay họ không tìm thấy bất cứ bằng chứng nào chứng tỏ cơ trưởng chiếc máy bay xấu số QZ8501 đã rời ghế lái, hay nguồn điện cung cấp cho hệ thống điều khiển tự động bị ngắt trước khi máy bay lao xuống biển.
Trước đó, 2 nguồn tin thân cận với cuộc điều tra đã tiết lộ với hãng tin Reuters rằng cơ trưởng Iriyanto đã rời khỏi ghế lái của mình để thực hiện một hành động bất thường là ngắt nguồn điện của hệ thống máy tính trên máy bay trước khi viên cơ phó mất điều khiển chiếc Airbus A320.
Máy bay QZ8501 bất ngờ biến mất khỏi màn hình radar vào đêm 28/12 khi đang trên đường từ Surabaya, Indoneisa tới Singapore, khiến toàn bộ 162 người trên máy bay thiệt mạng.
Máy bay QZ8501 bất ngờ biến mất trên màn hình radar hôm 28/12. Ảnh minh họa
Ông Ertata Lananggalih, điều tra viên thuộc Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia Indonesia (NTSC) đính chính thông tin trên: "Cho đến hôm nay, vẫn không có bằng chứng nào chứng tỏ cơ trưởng đã rời khỏi ghế lái như Reuters đưa tin".
Trước đó, Reuters trích dẫn các nguồn tin của mình cho hay các điều tra viên đang kiểm tra hồ sơ bảo dưỡng của một trong những hệ thống tự động của máy bay có tên là Máy tính Tăng độ Ổn định bay (FAC) và cách thức phi công phản ứng trong trường hợp FAC bị mất điện.
Hôm thứ Sáu tuần trước, hãng tin Bloomberg của Mỹ cho hay phi công trên QZ8501 đã tìm cách khởi động lại FAC trong khi bay, và sau đó kéo một cầu dao nhằm cắt điện đối với thiết bị này.
Reuters sau đó dẫn các nguồn tin của mình cho rằng chính cơ trưởng Iryanto là người đã thực hiện các bước ngắt nguồn điện đối với FAC, trong khi để viên cơ phó người Pháp Remy Plesel ít kinh nghiệm hơn điều khiển máy bay.
Nhiều thông tin cho rằng cơ trưởng Iryanto đã rời ghế lái trước khi máy bay gặp nạn
Tuy nhiên, các điều tra viên của NTSC lại cho rằng không hề có bằng chứng nào chứng tỏ cầu dao cấp điện cho máy tính FAC đã bị ngắt. Cơ quan này không cung cấp thông tin chi tiết hơn và cho biết cuộc điều tra vụ tai nạn vẫn đang được tiến hành.
Reuters đã thu được một tài liệu do đội điều tra soạn thảo, cho thấy hệ thống FAC và các cầu dao trong buồng lái là những vấn đề được chú trọng điều tra.
Tài liệu này liệt kê hơn 30 thiết bị cần phải được thảo luận kỹ, trong đó có những cụm từ như "hiểu biết về hoạt động và hỏng hóc của FAC" hay việc "kéo CB", từ viết tắt cho cầu dao trong buồng lái.
Lý giải về điều này, ông Tatang Kurniadi, người đứng đầu NTSC nói: "Đây chỉ là dự phòng nhằm làm cho cuộc điều tra dễ dàng hơn. Chúng tôi đã liệt kê khoảng 35-40 thứ cần phải thảo luận. Tuy nhiên tài liệu này có thể được thay đổi tùy theo diễn biến cuộc điều tra".
Lực lượng cứu hộ Indonesia tìm kiếm xác máy bay QZ8501 trên biển Java
Điều đáng lưu ý là tài liệu do NTSC soạn thảo này không hề đề cập gì đến ghế lái của phi công hay các chuyển động bất thường trong buồng lái. Các điều tra viên cũng cho rằng vẫn còn quá sớm để nói rằng vụ tai nạn này là do lỗi phi công hay do trục trặc kỹ thuật.
Cho đến nay, Indonesia đã công bố một số thông tin thực tế về những gì diễn ra liên quan đến vụ tai nạn, tuy nhiên họ không công khai bản báo cáo sơ bộ được nộp lên Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế hồi tuần trước.
Mặc dù nhiều thông tin liên quan đến vụ tai nạn đã được hé lộ, tuy nhiên các điều tra viên cảnh báo rằng không nên đưa ra những giả thuyết liên quan đến nguyên nhân khiến máy bay rơi khi chưa có các kết quả phân tích cụ thể và chi tiết.
Các chuyên gia hàng không cho rằng máy bay rơi thường là do hậu quả của một loạt sự cố diễn ra liên tiếp, và rất khó để làm rõ sự cố nào là nguyên nhân chính khiến máy bay gặp nạn.
Theo Khampha
Nỗ lực trục vớt xác QZ8501 liên tiếp gặp thất bại Lực lượng cứu hộ Indonesia liên tục gặp sự cố trong quá trình trục vớt xác máy bay QZ8501, khiến chiếc máy bay cùng các nạn nhân mắc kẹt bên trong tiếp tục chìm xuống đáy biển nhiều lần. Ngày 25/1, nỗ lực lần thứ hai trục vớt xác chiếc máy bay QZ8501 trên biển Java của lực lượng cứu hộ Indonesia đã...