Dù yêu nhau đến đâu, trước khi cưới vẫn phải ‘hỏi thăm’ ba điều về đối phương
Hôn nhân chưa bao giờ là việc đơn giản và đương nhiên bạn cần tìm hiểu kỹ càng về đối phương trước khi quyết định về chung một nhà.
Ảnh minh họa
Trong thế giới của người trưởng thành, không có gì đơn giản cả. Ở tuổi đôi mươi, chúng ta yêu đương có thể mơ mộng. Tuy nhiên khi kết hôn rồi cần phải lý trí và suy xét mọi thứ thật kỹ càng. Đừng bao giờ để cho mối quan hệ của bạn làm khó chính bản thân bạn chỉ vì chưa hiểu rõ gì về đối phương. Hôn nhân chưa bao giờ là việc đơn giản và bạn cần tìm hiểu kỹ càng về đối phương trước khi quyết định về chung một nhà.
Một số chi tiết tưởng chừng như không quan trọng lại có khả năng mang đến những nguy cơ tiềm ẩn cho hôn nhân. Dù yêu nhau đến đâu thì trước khi cưới cũng phải “hỏi thăm” ba điều về gia đình đối phương.
1. Hỏi về thu nhập của đối phương
Hai người yêu nhau thật lòng sẽ vượt qua mọi khó khăn để đến bên nhau. Chỉ cần cả hai có ý chí mạnh mẽ và tin tưởng lẫn nhau thì tình yêu sẽ ra trái ngọt.
Tuy nhiên, những cuộc hôn nhân “xứng đôi vừa lứa” đôi khi cũng có những bất đồng mà sau khi về một nhà rồi mới nảy sinh. Một trong số đó là về kinh tế.
Tìm hiểu mức thu nhập của đối phương không phải biểu hiện của việc tập trung vào vật chất. Nó là cách để dự đoán về cuộc sống hôn nhân về sau. Nếu hai bên ngang nhau về thu nhập thì sự khác biệt sẽ khó nảy sinh.
Nếu thu nhập chênh lệch quá nhiều, một bên sẽ phải chịu áp lực tâm lý lớn hơn trong thời gian đầu chung sống. Điều này chắc chắn ảnh hưởng phần nào đến sự ổn định của quan hệ và sự bình đẳng giữa vợ chồng.
Video đang HOT
Một cuộc hôn nhân tốt đẹp và lâu dài phải được xây dựng trên cơ sở cân bằng, công nhận lẫn nhau. Thêm nữa, tìm hiểu về thu nhập cũng là một cách bạn đánh giá về khả năng của đối phương. Kết hôn rồi chẳng còn mơ mộng như xưa, nó là thế giới của cơm, áo, gạo, tiền… hết sức vất vả. Bởi vậy, đừng ngại ngần nói chuyện và đề cập đến chủ đề nhạy cảm là thu nhập trước khi kết hôn.
Ảnh minh họa.
2. Hỏi về lịch sử y tế của gia đình đối phương
Nhiều khi chọn bạn đời, chúng ta rất bốc đồng, vì yêu mà bỏ qua tất cả. Tuy nhiên, hôn nhân là chuyện cả đời, nếu chọn người yêu một cách mù quáng mà không cân nhắc thực tế thì nguy cơ tiềm ẩn vấn đề gây rạn nứt rất cao.
Cái dễ đánh gục hôn nhân nhất không phải là sự nghèo khó, khó khăn mà chính là những đau khổ, dằn vặt trong cuộc sống. Hỏi về lịch sử y tế của gia đình người ấy có ý nghĩa rất lớn với sức khỏe của thế hệ sau và sự ổn định của hôn nhân.
Trước khi kết hôn, bạn có thể cùng đối phương đi khám tiền hôn nhân. Điều này không phải thể hiện việc bạn không tin tưởng mà để loại bỏ những nguy cơ tiềm ẩn và tạo thêm sự đảm bảo cho mối quan hệ sau này.
Nó cũng là một sự công bằng cho mối quan hệ của cả hai bạn. Ai cũng cần được có thông tin về sức khỏe, giấu giếm điều này sẽ chỉ càng mang đến những vấn đề về sau nếu như chẳng may có chuyện xảy đến.
Ảnh minh họa.
3. Hỏi về mối quan hệ gia đình của đối phương
Hôn nhân như một bước ngoặt lớn của cuộc đời mỗi người. Chỉ số hạnh phúc trong tương lai gắn liền với mối quan hệ mẹ chồng nàng dâu, với những người thân trong gia đình nhà chồng.
Đã bước vào hôn nhân thì xác định phải chung sống bền chặt và lâu dài bởi đâu dễ dàng gì từ bỏ nhau khi đã có ràng buộc. Bởi vậy, bạn hãy hỏi đối phương về những mối quan hệ trong gia đình họ. Đừng nghĩ rằng hôn nhân là thế giới đơn thuần của hai người, chúng ta không thể tránh khỏi sự giao thoa với những người thân trong gia đình của nhau.
Biết về những mối quan hệ trong nhà sẽ giúp bạn dễ dàng khi giao tiếp và ứng xử.
Ngoài ra, bạn cũng có thể đánh giá sơ bộ phẩm chất của đối phương hay người thân trong gia đình anh ấy.
Bước chuyển từ tình yêu sang hôn nhân không hề dễ dàng. Ngoài sự ngọt ngào và đẹp đẽ, chúng ta phải đối mặt với muôn vàn vấn đề.
Đàm phán và thảo luận trước khi kết hôn sẽ giúp thu hẹp các vấn đề có thể ảnh hưởng về sau.
Dù đang yêu nhau đến mấy, hãy giữ cho mình lý trí trước khi đưa ra quyết định hôn nhân.
Hỏi thăm một số điều về gia đình đối phương, điều này có thể giúp bạn tránh được một số rủi ro và xác định rõ hơn sự lựa chọn của mình.
Thương nhà chồng neo người, ly hôn xong tôi để con trai ở lại, vừa quay đi mẹ chồng đã lẩm bẩm câu này khiến tôi đòi con bằng được
Sốc óc trước những lời chỉ trích không ra gì, tôi uất ức mà quay lại giành lấy thằng bé từ tay bà nội rồi đáp trả đanh thép.
Từng yêu nhau 9 năm mới cưới vậy mà sau 3 năm kết hôn vợ chồng chúng tôi lại chọn cách ly hôn để kết thúc tất cả. Không có người thứ 3 xen vào nhưng chúng tôi liên tục cãi vã, phần từ áp lực gia đình nhà chồng, phần vì kinh tế và cái tôi của cả 2 quá cao. Hơn 3 năm, chúng tôi có với nhau cậu con trai năm nay lên 2 tuổi, cũng là tài sản chung duy nhất mà cả hai phải đau đầu thoả thuận.
Bố mẹ chồng tôi hiếm con, chỉ có mỗi chồng tôi là con độc đinh nên quý cháu nội lắm. Biết tin vợ chồng tôi ra tòa, bà buồn ra mặt và cho rằng tôi là khởi nguồn của vụ ly hôn này. Mẹ trách tôi chỉ biết nghĩ cho bản thân, ly hôn làm khổ cháu nội bà nhưng chúng tôi không thể ở với nhau được nữa. Những năm tháng sống chung cùng mẹ chồng, sự khó tính của mẹ khiến tôi mệt mỏi, chán nản vô cùng.
Ra toà, tôi quyết định để chồng nhận quyền nuôi con, không tranh chấp bất cứ tài sản nào hết. Tôi bước chân vào nhà anh như thế nào thì ra đi như thế, không đòi hỏi gì. Thương nhà chồng neo người, tôi không nỡ mang đi niềm vui nhỏ bé của gia đình đi. Cả ông bà nội và bố nó rất yêu thương chăm sóc tốt cho thằng bé, chỉ là vợ chồng tôi không còn ở được với nhau nữa nên chia tay. Tôi tin thằng bé ở với ai cũng tốt, ai cũng yêu thương nó vô điều kiện.
Kết thúc phiên toà, tôi lại thấy nặng lòng vô cùng. Từ ngày mai mẹ con tôi phải xa nhau, thời gian gặp sẽ chỉ có chốc nhát, chẳng được nhiều. Tôi không thể hoàn thành tốt trách nhiệm của một người mẹ với con. Nhưng dù tôi ở đâu cũng sẽ luôn theo dõi con, quan tâm con, bởi với tôi nó là tài sản vô giá tôi không thể nào bỏ được.
Vậy mà vừa quay lưng bước chân ra khỏi nhà chồng về mẹ chồng đã lẩm bẩm với người hàng xóm: "Loại mẹ tệ, sẵn sàng bỏ con để dễ bề lấy chồng mới. Sau này muốn gặp con tôi cũng không cho gặp". Bà hàng xóm lại thêm câu: "Phụ nữ thời nay nó vô trách nhiệm thế đấy, con cũng không cần!'.
Sốc óc trước những lời chỉ trích không ra gì, nặng lời như vậy. Tôi uất ức mà quay lại giành lấy thằng bé từ tay bà nội rồi đáp trả đanh thép: "Mẹ kiếm con dâu mới để cô ta đẻ cháu khác cho. Con của con không thể ở với bà được!". Không cho tôi đòi lại thằng bé, cả hai đều giành thằng bằng được. Chồng cũ về thấy cảnh này liền bế thằng bé vào nhà rồi đuổi tôi đi. Anh cấm tôi mang thằng bé đi đâu, cho rằng tôi là người lật lọng không giữ lời hứa.
Chán nản, bực tức, lại cảm thấy tổn thương khi nhà chồng không biết mình nghĩ cho họ. Tôi quyết định sẽ nhờ luật sư để giành lại quyền nuôi con từ nhà chồng. Sao họ có thể nói những câu nặng nề, khó nghe như thế được. Tôi ly hôn rồi họ cũng không buông tha cho đứa con dâu này ư? Phụ nữ lấy chồng lãi nhất đứa con, vậy mà tài sản vô giá của tôi, tôi cũng để cho họ vậy mà họ không biết điều.
Mấy hôm nay tôi đến gặp con, nhà chồng đóng sầm cửa, đuổi tôi về không cho vào. Còn chồng thì hùa theo mẹ nói tôi vô trách nhiệm, không cho con nhận mẹ. Nhìn con khóc gọi mẹ mà tôi xót vô cùng. Tôi nên làm gì đây, ly hôn rồi mọi thứ vẫn không thể nhẹ nhàng, vui vẻ được sao?
(Xin giấu tên)
Lấy chồng, mẹ đẻ cho 2 tỷ làm vốn, đêm trước đám cưới nghe mẹ chồng và em chồng nói chuyện, tôi trả lại mẹ đẻ tiền Nghe mẹ cô kể lại ngày xưa bố mẹ cô cũng từ hai bàn tay trắng mà lập nên cơ đồ. Tất cả những gì bây giờ ông bà có đều là do làm việc chăm chỉ, thế nên gia đình cô vẫn luôn khiêm tốn mà Tuyên cũng rất trân trọng đồng tiền. Phải thừa nhận điều kiện gia đình của Tuyên...