Du xuân Thác Bờ viếng đền Bà Chúa
Thác Bờ là đoạn sông Đà chảy qua khu vực chợ Bờ, thuộc xã Hào Tráng (nay là xã Thung Nai, huyện Cao Phong và xã Vầy Nưa, huyện Đà Bắc).
Thác Bờ xưa còn gọi là thác Vạn Bờ, được tạo bởi hàng trăm mỏm đá lớn nhỏ nhấp nhô như đàn voi khổng lồ giữa dòng sông Đà gầm thét ồn ào .
Ngày trước, Thung Nai là một vùng đất khá trù phú, nơi sinh sống của người Mường, là một trong những xứ Mường nổi tiếng của đất Hoà Bình, xứ Mường Thàng. Sau khi làm xong thuỷ điện, nước sông Đà dâng lên ngập khắp các thung lũng, lên tận lưng chừng những đỉnh núi đá vôi, tạo nên các đảo nhỏ, huyền ảo như Hạ Long trên cạn thứ hai ở miền Bắc sau Tam Cốc – Bích Động ở tỉnh Ninh Bình.
Khi sông Đà chưa ngăn dòng làm thuỷ điện, Thác Bờ – ghềnh Hoa rất hiểm trở, dữ dằn, thuyền bè qua lại bị đắm nhiều. Dân cất công lập nên Đền Bà chúa để cầu mong bà che chở, phù hộ cho những chuyến xuôi ngược, đánh cuộc tính mạng với sông Đà.
Đền nằm trong khu vực Thác Bờ giữa dòng sông Đà thuộc xã Vầy Nưa, huyện Đà Bắc. Đền Bờ gồm có đền Trình (đền Chúa) và đền Chầu (đền ông Chẩu). Trên đền thờ hội đồng các quan, thờ Đức Đại Vương Trần Triều, thờ Chúa Thác Bờ và thờ Sơn Trang, nhưng chủ yếu vẫn là thờ hai bà Chúa Thác người Mường và người Dao.
Theo tương truyền, Đền Bờ thờ bà chúa Thác Bờ là Đinh Thị Vân người dân tộc Mường và một bà người dân tộc Dao bà người Dao ở Vầy Nưa lo liệu quân lương, thuyền mảng (không rõ tên). Hai bà đã có công giúp vua Lê Lợi về quân lương, thuyền mảng vượt thác Bờ tiến quân lên Mường Lễ, Sơn La dẹp loạn đảng Đèo Cát Hãn. Sau khi mất, 2 bà thường hiển linh giúp dân vượt thác an toàn, phù hộ cho trăm dân trong vùng mưa thuận, gió hoà nên nhân dân đã phong 2 bà làm thánh và lập đền thờ phụng.
Đền thờ cũ chìm dưới hàng chục mét nước của thuỷ điện Hoà Bình. Đền thờ ngày nay được lập bên trên nền của đền thờ cũ, lúc nào cũng tấp nập khách thập phương đến hành lễ, hầu đồng.
Lâu nay, người dân trong vùng tôn vinh hai bà là “Chúa Thác Bờ”, hàng năm vẫn mở hội đền vào ngày 7 tháng Giêng âm lịch. Tuy nhỏ nhưng vẫn cho cảm giác uy nghi bởi hòa vào tổng thể cảnh quan núi non sông nước hùng vĩ. ặc biệt, đền có rất nhiều tượng, với 38 pho lớn nhỏ. Trong đó có hai pho tượng đồng là tượng thờ chính…
Video đang HOT
Vào thăm động Thác Bờ với nhiều tầng, thạch nhũ muôn hình lung linh soi bóng nước, có cây vàng, cây bạc, ô trời, lọng trời,… Động Thác Bờ nằm ở sườn núi phía Bắc của dẫy núi Chủa nhìn ra mặt sông. Động có chiều sâu tới hơn 100m. Lòng động gập ghềnh, nhấp nhô chỗ rộng, chỗ hẹp, nơi rộng nhất tới 20m. Đặc biệt, tạo hoá ban tặng dàn đàn đá, dàn cồng chiêng Mường với vẻ đẹp tuyệt mỹ.
Đi thế nào?
Từ cảng xã Thái Thịnh trên đập thuỷ điện Hoà Bình, từ đây bạn đi khoảng một tiếng đồng hồ ngồi trên thuyền.
Từ cảng du lịch Thung Nai, xã Thung Nai, huyện Cao Phong, bạn có thể đi thuyền máy khoảng 15 phút.
Hoặc từ bến Nước, xã Bình Thanh, huyện Cao Phong, đi thuyền máy khoảng 45 phút là đến Đền Thác Bờ.
Theo giadinh.net.vn
Một chiều thơ mộng ở Thung Nai
"Nơi nào cách Hà Nội chỉ 100km nhưng có cảnh đẹp như vịnh Hạ Long mà lại có cả các bản người dân tộc sống còn giữ nguyên vẻ nguyên sơ?", câu hỏi của đứa em đam mê phượt làm tôi ngờ vực.
Một chiều cuối tuần, tôi đến Thung Nai, mọi nghi ngờ tan biến...
Cái tên Thung Nai vốn xuất phát từ "thung lũng có nhiều nai" nằm cách thị xã Hòa Bình chưa đến 25km. Sau khi thủy điện Hòa Bình đi vào hoạt động, nước sông Đà ngập vào các thung lũng biến địa danh này thành một "vịnh Hạ Long" nước ngọt tuyệt đẹp, nơi cư dân sinh sống chủ yếu là người Mường và các bản Mường vẫn còn chưa bị đô thị hóa...
Những bức ảnh dưới đây do độc giả Nguyễn Thu Trà, chuyên viên công ty điện lực Đống Đa, chụp trong kỳ nghỉ cuối tuần đầu tháng 10 vừa qua với gia đình. Máy ảnh được sử dụng là Canon 40D, ống kính EFS 17-85 mm.
Đập vào mắt chúng tôi là bến Thung Nai, quang cảnh mà chúng tôi không khỏi ồ lên kinh ngạc vì quá khác với các cảnh đẹp trên cạn ở Hòa Bình và các tỉnh lân cận.
Chiếc xuồng máy lạch bạch đưa chúng tôi thăm thú cảnh quan trên "vịnh".
Nhà nghỉ "Cối xay gió" - "Khách sạn" duy nhất ở chốn thâm sơn cùng cốc này.
Lẩn khuất sau những rặng núi nhấp nhô là những con suối nhỏ thanh bình, trong vắt, chưa hề bị khai thác để làm du lịch.
Nhiều người bảo ở Thung Nai chỉ chơi một buổi là... hết cảnh để ngắm. Nhưng chỉ cách bến Thung Nai 2km, có một bản làng của người Mường rất đẹp đang được bảo tồn: Bản Mỗ.
Tuy đường quanh co chạy quanh bản không còn là đường đất, nhưng điều đó cũng không làm phá đi sự "nguyên sơ" của bản Mường đẹp như tranh vẽ này.
Vẫn còn đó những ngôi nhà lợp tranh tỏa khói lam chiều...
...những cánh ruộng bậc thang nhiều mảng màu lạ mắt...
... và đàn trâu nghỉ ngơi sau một ngày mệt nhọc...
Khung cảnh yên bình này chỉ cách xa Hà Nội 110km.
Món ăn Mường: canh măng rừng, canh thịt trâu lá nồm, chả thịt lợn mán nướng cuộn lá rừng
Theo Bưu Điện Việt Nam
Khám phá hang động chưa được biết tới ở Cao Phong Mới đây việc phát hiện quần thể hang động vô cùng kỳ ảo tại núi Hàm Rồng, Cao Phong (Hòa Bình) đã lôi cuốn chúng tôi lên đường. Quần thể hang động thuộc địa phận thị trấn Cao Phong, cách Quốc lộ 6 khoảng 1 km. Nhìn từ xa, ngọn núi trông như một chiếc đầu rồng quay về hướng đông, ở dưới...