Dự trữ quốc gia rối vì… ôm đồm?
Dù tiền không còn đứng trong danh mục dự trữ quốc gia, nhiều ý kiến thảo luận tại phiên họp chiều 24/10 vẫn “lăn tăn” cân nhắc về vai trò của vàng và ngoại tệ. Mục tiêu bình ổn giá khi làm dự trữ quốc gia cũng ghi nhận nhiều ý kiến trái chiều.
Đây là kỳ thứ 2 dự luật Dự trữ quốc gia được đưa ra thảo luận tại Quốc hội. Bản báo cáo tiếp thu, chỉnh lý của UB Thường vụ Quốc hội cho rằng dự thảo luật đề ra mục là quá rông so với nguồn lực, chưa phù hợp với bản chất của dự trữ quốc gia khi “ôm” cả vai trò tham gia bình ổn thị trường…
UB Thường vụ cho rằng, trên thực tế, ngay cả ở những nước phát triển, có tiềm lực dự trữ quốc gia mạnh thì nguôn lực này cũng chỉ được sử dụng nhằm ứng phó với những vân đê quôc phòng, an ninh, tình huống khẩn cấp, đặc biệt nghiêm trọng.
Để tránh dàn trải, Thường vụ Quốc hội quyết định chỉnh lý nội dung điều 1 theo thu hẹp mục tiêu của dự trữ, chỉ tâp trung vào mục tiêu phòng, chống và khắc phục những bât trắc, hậu quả thiên tai, hỏa hoạn, dịch bênh.
Tham vọng lớn, mục tiêu ôm đồm, danh mục hàng dàn trải… là những điểm nhận nhiều ý kiến “công kích”.
Tán thành quan điểm thu hẹp mục tiêu, đại biểu Lê Văn Hoàng (Đà Nẵng) nhấn mạnh yêu cầu dự trữ quốc gia phải chủ động đáp ứng yêu cầu đột xuất, cấp bách về phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh phục vụ quốc phòng, an ninh và thực hiện các nhiệm vụ đột xuất, cấp bách khác của Nhà nước.
Đại biểu Trần Văn Huynh (Kiên Giang) phân tích thêm, trong điều kiện hiện nay nền kinh tế của nước ta còn chưa phát triển, cân đối ngân sách nhà nước đứng trước nhiều khó khăn khi nguồn thu hạn hẹp, nhưng nhu cầu chi ngày càng lớn, chưa thể dành nguồn lực lớn cho dự trữ quốc gia. Việc đưa ra mục tiêu rộng sẽ làm loãng đi những nhiệm vụ trọng tâm của dự trữ quốc gia. Ông Huynh nhất trí quan điểm chỉ nên sử dụng dự trữ quốc gia để giải quyết những vấn đề cấp bách như nội dung chỉnh lý UB Thường vụ nêu ra.
Ngược lại, đại biểu Trần Văn Minh (Quảng Ninh) dẫn chứng, về thực tiễn, thời gian qua, thực hiện theo Pháp lệnh hiện hành, dự trữ quốc gia đã tham gia tốt vào việc bình ổn thị trường. Ngoài ra, dự trữ quốc gia là một trong những công cụ tài chính nên việc tham gia của dự trữ quốc gia vào bình ổn thị trường đã được quy định.
Video đang HOT
Ông Minh lập luận, dù trong luật không quy định mục tiêu bình ổn thị trường của dự trữ quốc gia nhưng một số điều khoản của dự án luật vẫn nhắc đến cụm từ này và thực tế hoạt động, nguồn dự trữ quốc gia cũng đã thực hiện chức năng này. Đại biểu lấy ví dụ một cuộc biến động thời gian trước ở Bà Rịa – Vũng Tàu khiến giá lương thực thực phẩm ở đây đội lên chóng mặt. Thủ tướng Chính phủ khi đó đã quyết định xuất hàng dự trữ đưa về tỉnh này bán, tăng lượng cung hàng và đã bình ổn được thị trường ở đây, không gây xáo trộn lan tỏa đến các địa phương khác.
“Việc bình ổn thị trường của ta hiện cũng còn khó khăn, cần huy động tất cả các phương tiện, nguồn lực nên vẫn cần duy trì mục tiêu, nhiệm vụ này” – đại biểu đề nghị bổ sung trở lại nội dung “tham gia bình ổn thị trường” vào dự thảo luật.
Đại biểu Huỳnh Tuấn Dương (Hải Dương) lại cho rằng không cân thiêt phải có điêu khoản quy định vê mục tiêu của dự trữ quốc gia trong Luât, có thê lông ghép nôi dung vê mục tiêu vào các điêu khoản khác.
Chuyển sang nội dung xác định danh mục hàng dự trữ quốc gia, một lần nữa, UB Thường vụ Quốc hội lại nhận định dự thảo luật đã quá “ôm đồm”, phạm vi hàng hóa được quy định còn chung chung, dẫn đến thiếu chặt chẽ trong áp dụng, không phù hợp với bản chất của dự trữ quốc gia (Theo dự thảo, hàng dự trữ quốc gia là lương thực, vật tư, hàng hóa, máy móc, thiết bị cứu hộ, phương tiện, vật tư, trang thiết bị phục vụ quốc phòng thiết bị y tế hệ thống thu phát thanh…).
Thường vụ Quốc hội quyết định chỉnh sửa quy định theo hướng thu hẹp phạm vi hàng hóa được quy định trong Danh mục, theo đó, chỉ lựa chọn những mặt hàng chiến lược, thiết yếu phục vụ an ninh, quốc phòng và tình trạng khẩn cấp (thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn).
Đại biểu Nguyễn Lâm Thành (Lạng Sơn) đặt vấn đề có nên trữ vàng và ngoại tệ? Theo đại biểu, thực tế hiện nay nhiều nước trên thế giới đều dự trữ vàng và ngoại tệ để phòng cho những vấn đề đột xuất của nhà nước.
Ông Thành cũng đề nghị bổ sung thêm vào danh mục dự trữ dầu hỏa vì đây là một mặt hàng rất cần thiết khi có tình trạng thiên tai và bão lũ khẩn cấp xảy ra, đặc biệt liên quan đến vùng nông thôn, miền núi, hải đảo, phục vụ cho dân sinh.
Đại biểu Trần Văn Minh (Quảng Ninh) lại lưu ý chi tiết, trong 11 chủng loại hàng hóa được quy định ở dự thảo luật, chỉ có 3 chủng loại được quy định cụ thể, như thóc, gạo, muối ăn, xăng, dầu thô… 8 chủng loại còn lại thì quy định theo nhóm. Điều này dễ dẫn đến cách hiểu chung chung, phạm vi rộng và có thể gây lãng phí, không phù hợp với bản chất của dự trữ quốc gia.
Theo Dantri
"Không thể tăng lương, trừ phi... in thêm tiền" !?
Bộ trưởng Tài chính Vương Đình Huệ phân bua lần cuối khi UB Thường vụ Quốc hội truy vấn về đề xuất hoãn kế hoạch tăng lương năm 2013. Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng vẫn lưu ý cân nhắc chủ trương này vì tăng lương cũng là để kích hoạt kinh tế.
Đề xuất không bố trí nguồn thực hiện chi cải cách tiền lương theo lộ trình trong năm tới vì lý do khó khăn của ngân sách, các ý kiến thảo luận trong UB Thường vụ vẫn không hết băn khoăn.
Chủ nhiệm UB Tài chính Ngân sách Phùng Quốc Hiển nêu quan điểm tán thành phân tích của Bộ trưởng Tài chính về nỗi khó trong nguồn thu nhưng vẫn gợi ý nếu Chính phủ không đủ tiền để tăng lương theo lộ trình (khoảng 150.000 đồng) thì chỉ cần tăng ở mức 100.000 đồng.
"Tăng lương cũng là để góp phần kích hoạt tiêu dùng. Thậm chí, nếu tình hình "căng" quá, có thể lùi thời gian hai tháng so với lộ trình định trước, tăng vào tháng 7 thay vì ngày 1/5 như mọi năm" - ông Hiển phân tích. Với mức tăng giảm xuống chỉ còn 100.000 đồng, số tiền phải dành cho việc này sẽ chỉ tốn 20.000 tỷ đồng, giảm 13.000 tỷ đồng so với mức dự kiến ban đầu.
Ông Hiển cũng cho rằng, nguồn tiền dành cho tăng lương có thể lấy từ nhiều khoản như từ tăng thu dầu khí hoặc từ việc cắt giảm một số khoản chi không cần thiết khác. Chủ nhiệm UB Tài chính ngân sách nhấn mạnh: "Cắt chỗ khác nhưng để đầu tư cho con người là rất xứng đáng".
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cũng nhắc nhở, cần cân nhắc chủ trương hoãn tăng lương với lý do Chính phủ đặt ra ba mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, kích hoạt nền kinh tế, tăng tiêu dùng nhưng lại hoãn tăng lương. Ông Hùng ví đây là một nghịch lý, "chẳng khác gì tình cảnh một bà nội trợ không có tiền, lấy gì đi chợ?".
Chủ tịch Quốc hội phân tích thêm, với những cán bộ đương chức, người đang ngồi trong phòng họp, mức lương 7-8 triệu đồng vẫn coi như đủ sống. Song còn những người về hưu chắc chắn sẽ gặp khó khăn trong bối cảnh kinh tế hiện nay.
Ông tính toán, nếu chỉ tăng 10% lương cho người về hưu, người có công, tính ra mỗi người một tháng chỉ nhận được thêm vài trăm ngàn đồng, không nhiều. "Đề nghị Chính phủ cứ tính đi xem có làm được không" - ông Hùng nói.
Ông Hùng tán thành quan điểm của Chủ nhiệm UB Tài chính ngân sách là rà soát lại các khoản chi từ ngân sách để xem có cắt được khoản nào không thực sự cần thiết, dành ra một khoản hợp lý cho mục tiêu tăng lương theo lộ trình, thay vì không hứa hẹn gì về thời điểm.
Ngoài ra, theo ông Hùng, cần tính giải pháp cụ thể thúc đẩy sản xuất, tiêu dùng để giải quyết tình trạng tồn kho, nợ xấu. Ông nêu yêu cầu trong 6 tháng đầu năm 2013 phải giảm tồn kho, giảm nợ xấu. Ngân hàng cần tính toán hướng kích hoạt cho vay tiêu dùng, cho dân vay mua nhà nhằm "giải băng" bất động sản.
Chủ nhiệm UB Kinh tế Quốc hội Nguyễn Văn Giàu đề xuất cắt giảm số tiền các cơ quan nhà nước vẫn bố trí cho cán bộ đi nước ngoài, đẩy khoản tiền này về quỹ lương. Ông Giàu cũng đề xuất dừng xây mới các trụ sở cơ quan hành chính từ cấp huyện trở lên. Ngoài ra, cắt giảm các khoản in ấn kỷ yếu, hội hè, lễ hội đang tốn rất nhiều tiền của.
Chủ nhiệm UB các vấn đề xã hội Trương Thị Mai kêu gọi, năm 2013 nếu thấy tiện thời điểm nào thì vẫn nên quyết tâm tăng lương thay vì trì hoãn không rõ thời điểm vì nếu lùi tăng lương năm tới sẽ không thể đáp ứng được mục tiêu nêu trong lộ trình cải cách tiền lương theo nguyên tắc lương tối thiểu phải đáp ứng nhu cầu sống tối thiểu.
Bà Mai lo ngại, việc tăng lương sẽ tác động đến 7 triệu người hưởng lương tại các cơ quan nhà nước và 15 triệu lao động ở khu vực doanh nghiệp. Vì vậy, việc thực hiện hay hoãn cần quyết định sớm để người sử dụng lao động và người lao động có thể chủ động tính toán kế hoạch làm việc, kinh doanh, thu xếp cuộc sống.
Trước rất nhiều truy vấn, Bộ trưởng Tài chính Vương Đình Huệ một lần nữa đứng dậy phân trần nỗi khó là không còn dư địa nào để tăng thu cho mục tiêu bù vào lương, không thể lo xoay kịp được.
Ông Huệ cũng "bác" ý kiến dùng nguồn tăng thu từ dầu thô cho quỹ tăng lương. Lý do, đây là năm đầu tiên cơ quan dự báo tính toán giá dầu thô với mức giá tới 90 USD/thùng mà chính UB Tài chính ngân sách cũng cảnh báo là một tính toán có độ rủi ro rất cao, không thể tăng thêm nữa.
"Không có dư địa để tăng thêm nữa, trừ phi Thường vụ Quốc hội đồng ý cho in thêm tiền" - ông Huệ "chốt" lại.
Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng "dập" ngay": "Thường vụ không đồng ý cho đồng chí in tiền đâu mà anh nắm sổ thì phải tính thôi. Tăng lương nếu có khả năng thì làm, nếu không thì cũng phải chủ động công bố để người dân biết".
Theo Dantri
Hoãn trình Luật Đầu tư công Luật Đầu tư công được chờ đợi tại phiên họp của UB Thường vụ cũng như kỳ họp Quốc hội sắp khai mạc, cuối cùng không qua được vòng... thủ tục. Bộ KH-ĐT chính thức xin rút dự án luật này khỏi chương trình làm luật năm 2012. Phiên họp thứ 12 của UB Thường vụ QH. Buổi làm việc chiều qua, xét...