Dự trữ ngoại hối các thị trường mới nổi an toàn dù tiền tệ lao dốc
Các nước đang phát triển tận hưởng sức cạnh tranh cao hơn đi cùng với những đồng bản tệ yếu đi, để lại các quỹ dự trữ ngoại hối của họ không thay đổi nhiều trong năm qua.
Ảnh: Reuters
Theo Bloomberg, dự trữ ngoại hối trong 12 thị trường mới nổi, ngoại trừ Trung Quốc và các nước với đồng tiền có chiếc neo tỷ giá, giảm 2% xuống 2.800 tỉ USD trong năm 2015. Mức hao hụt thực tế có thể còn thấp hơn con số này vì đồng đô la Mỹ mạnh lên làm giảm giá trị của các đồng tiền dự trữ khác, chẳng hạn như euro.
Trong khi Trung Quốc dùng hơn 400 tỉ USD trong dự trữ ngoại hối để ổn định đồng nhân dân tệ trong năm qua, đa số các nước đang phát triển như Nga và Thái Lan chịu đựng một đồng tiền mất giá để hỗ trợ xuất khẩu. Với mức giá hàng hóa thấp hơn và khoản nợ bằng USD của chính phủ nhỏ, tỷ giá thấp đã không thúc đẩy lạm phát hay làm suy yếu tài chính công như trước đây.
Điều này cho thấy các ngân hàng trung ương có thể không can thiệp vào việc tiền tệ các thị trường mới nổi mất giá, trừ khi chuyện sụt giá này ra khỏi tầm kiểm soát.
“Chúng ta đang ở trong môi trường tương đối an toàn cho việc cho phép đồng tiền suy yếu. Những nước có tỷ giá hối đoái linh hoạt đã sử dụng sự linh hoạt mà họ có”, chuyên gia nghiên cứu ngoại hối Alan Ruskin tại ngân hàng Deutsche Bank ở New York (Mỹ) cho biết.
Tất cả 24 bản tệ các thị trường mới nổi, trừ đô la Hồng Kông, đã giảm so với USD trong năm 2015 giữa bối cảnh tăng trưởng kinh tế chậm lại, giá cả hàng hóa giảm và đợt nâng lãi suất đầu tiên trong một thập kỷ của Mỹ dẫn đến luồng vốn thoái. Dù vậy, hầu hết các nước vẫn chọn cách để bản tệ tăng, giảm mà không tác động.
Video đang HOT
Nước Nga không dùng đến 369 tỉ USD dự trữ ngoại hối của họ trong năm qua, ngay cả khi rúp Nga giảm 19%. Hàn Quốc và Thái Lan giữ dự trữ đều ở mức lần lượt là 368 tỉ USD và 148 tỉ USD. Ấn Độ thậm chí còn tận dụng sự ổn định của đồng rupee để bổ sung dự trữ ngoại hối thêm 11%, lên mức 328 tỉ USD.
Ngay cả vớ i Trung Quốc, ngân hàng trung ương nước này ( PBOC) cũng cho thấy họ đang thực hiện một chiến thuật khác nhằm giữ 3.400 tỉ USD dự trữ ngoại hối. PBOC để giá trị nhân dân tệ rơi xuống mức thấp nhất trong 4 năm qua vào tháng 12, sau khi dùng 213 tỉ USD trong dự trữ ngoại hối 4 tháng trước đó để ổn định nội tệ. Trung Quốc đã nhiều lần can thiệp vào thị trường ngoại hối.
Chuyên gia Jens Nordvig thuộc hãng Nomura cho hay với thặng dư thương mại gần 600 tỉ USD và dòng vốn thoái ổn định, không “rõ ràng” rằng PBOC sẽ tiếp tục sử dụng dự trữ ngoại hối để hỗ trợ nhân dân tệ.
Trong khi đó, các nước sản xuất hàng hóa không thể không dùng quỹ khẩn cấp của họ. Dự trữ của Malaysia giảm 18% trong năm qua còn 95 tỉ USD khi ngân hàng trung ương bán ra USD để ngăn đà giảm của ringgit. Ả Rập Xê Út, nước có dự trữ ngoại hối lớn thứ ba thế giới sau Trung Quốc và Nhật Bản, chi 97 tỉ USD, tương đương 13% dự trữ, để giữ chiếc neo tỷ giá riyal ở mức 3,75 riyal ngang giá 1 USD.
Thu Thảo
Theo Thanhnien
Trung Quốc chịu thiệt khi USD mạnh lên
Nước chịu thiệt lớn nhất khi USD tăng giá không phải là Mỹ. Thông tin này sẽ khiến nhiều người, chẳng hạn như tỉ phú tranh cử Tổng thống Mỹ Donald Trump - người "tặng" danh hiệu quốc gia thao túng tiền tệ cho Trung Quốc, phải bất ngờ.
Ảnh: Shutterstock
Theo Bloomberg, lý do cho việc này là vì Trung Quốc đã cột chặt đồng nhân dân tệ (CNY) vào đồng bạc xanh để tăng cường sự ổn định tài chính. Khi USD tăng giá so với hầu hết các đồng tiền khác trên thế giới vì kỳ vọng Mỹ tăng lãi suất trong năm nay, bản tệ Trung Quốc cũng tăng giá. Đại lục chịu thiệt, vì nền kinh tế đang tăng trưởng chậm lại của nước này phụ thuộc nhiều vào thương mại.
"Đó là vấn đề. Đánh giá cao quá mức tại thời điểm mà nền kinh tế đang đi xuống là một chuyện không hay", chuyên gia Yukon Huang thuộc Quỹ Carnegie vì Hòa bình Quốc tế ở Washington (Mỹ) kiêm cựu giám đốc ở Trung Quốc của Ngân hàng Thế giới (WB) cho biết.
Đây là lý do vì sao ông Huang cùng nhiều nhà kinh tế khác, trong đó có cựu Bộ trưởng Tài chính Mỹ Lawrence Summers, hy vọng rằng nỗ lực nới lỏng sự gắn bó của CNY với USD sẽ giúp bản tệ Trung Quốc sụt giá. Tuy nhiên động thái trên sẽ làm dấy lên các chỉ trích chính trị trong lúc cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ sẽ diễn ra trong vòng 1 năm tới.
"Họ đang mắc kẹt. Nếu họ phá giá nội tệ, họ sẽ bị tấn công. Tuy nhiên họ cần phải làm điều đó", ông Huang giải thích.
Cách đây không lâu, tỉ phú Donald Trump, ứng cử viên thuộc đảng Cộng hòa cho chiếc ghế Tổng thống Mỹ, đã gọi Trung Quốc là "kẻ ngược đãi số 1" của nước Mỹ và cáo buộc nước bạn "thao túng bừa bãi" đồng bản tệ.
Nền kinh tế Mỹ chắc chắn đã và đang bị tổn thương vì USD mạnh lên kể từ giữa năm 2014. Đô la Mỹ tăng giá hơn 20% so với các đồng tiền chính nói chung nhưng chỉ tăng 3% so với CNY trong thời gian qua. Đồng bạc xanh mạnh lên khiến các doanh nghiệp Mỹ trở nên kém cạnh tranh trên thị trường thế giới, làm giảm 4,3% xuất khẩu của nước này trong 10 tháng đầu năm nay.
Song Trung Quốc lại phải đối đầu với những khó khăn lớn hơn. Thương mại chiếm đến 42% trong GDP của Đại lục vào năm ngoái, trong khi con số này ở Mỹ chỉ là 23%. Việc USD bất ngờ tăng 10% sẽ làm tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc giảm khoảng 1 điểm phần trăm, gần như gấp đôi so với tác động vào thị trường Mỹ, theo các nhà kinh tế thuộc ngân hàng Goldman Sachs ở New York (Mỹ).
"Trung Quốc cởi mở hơn với thương mại. Vì vậy các diễn biến tỷ giá để lại tác động lớn hơn đối với GDP", chuyên gia Jan Hatzius thuộc ngân hàng Goldman Sachs nhận định.
Từ giữa năm ngoái, CNY đã tăng giá gần 15% so với các đồng tiền chính. Sự gia tăng đồng bản tệ đến cùng lúc với chuyện Trung Quốc đang mất dần khả năng cạnh tranh với các nước khác như Thái Lan và Việt Nam vì chi phí lao động cao.
Trong 10 năm qua, CNY tăng giá 26% so với USD, chỉ đứng thứ nhì sau đồng franc Thụy Sĩ, đồng tiền tăng 31% so với USD. Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBOC) hôm 8.12 đặt tỷ giá tham chiếu nhân dân tệ là 6,4078 CNY đổi 1 USD.
GDP của Trung Quốc đang tăng trưởng với mức 6,9% trong quý 3/2015, thấp hơn so với cùng kỳ năm ngoái và là mức tăng tệ nhất kể từ năm 2009. Một đồng tiền mạnh lên cũng cản trở các nỗ lực thoát khỏi tình trạng giảm phát của Trung Quốc vì nó tạo áp lực đi xuống lên giá nhập khẩu. Giá sản xuất của Đại lục giảm 5,9% trong tháng 10 so với một năm trước và đây là tháng giảm thứ 44 liên tiếp.
Dù chịu nhiều tác động tiêu cực, Trung Quốc ít nhiều cũng phải neo CNY vào USD. Giáo sư Xiao Geng thuộc Đại học Hồng Kông hy vọng rằng Trung Quốc sẽ tránh chuyện phá giá nội tệ vì ông cho rằng động thái như trên sẽ làm đảo lộn thị trường tài chính mong manh trong nước.
Một lý do khác để giữ CNY ổn định so với USD là khối nợ bằng đồng đô la Mỹ gia tăng của các doanh nghiệp Trung Quốc. Nhân dân tệ rẻ hơn sẽ khiến các công ty này khó trả nợ.
Thu Thảo
Theo Thanhnien
Mối nguy lớn nhất với nền kinh tế thế giới năm 2016 Lần đầu tiên trong 9 năm qua, nước Mỹ sẵn sàng để tăng lãi suất. Ngược lại, nhiều ngân hàng trung ương trên khắp thế giới vẫn đang theo đuổi chương trình nới lỏng định lượng lớn nhằm hỗ trợ nền kinh tế. USD tăng giá được cho là nguy cơ lớn nhất với nền kinh tế thế giới vào năm sau -...