Dự trữ dầu chiến lược của Mỹ giảm xuống mức thấp nhất kể từ năm 1985
Dữ liệu mới của Bộ Năng lượng Mỹ (DOE) cho thấy rằng lượng dầu thô trong Kho Dự trữ Dầu mỏ Chiến lược (SPR) của nước này đã giảm xuống mức chưa từng thấy kể từ năm 1985.
Các bồn chứa dầu tại bang Texas. Ảnh: DOE
Theo đài Sputnik (Nga), dữ liệu mới cho biết tính đến ngày 24/6, lượng dầu thô trong Kho Dự trữ Dầu mỏ Chiến lược của Mỹ chỉ còn tổng cộng khoảng 497,9 triệu thùng – bao gồm 234,43 triệu thùng dầu ngọt và 263,5 triệu thùng dầu chua.
Dữ liệu ước tính lượng dầu dự trữ đã giảm trong 6 tháng liên tiếp – lần lượt là 5,4; 9,4 và 13,4 triệu thùng dầu vào tháng 1, tháng 2 và tháng 3. Sau đó giảm 18,4; 24,1 và 25,2 triệu thùng dầu vào tháng 4, tháng 5 và tháng 6.
Theo hồ sơ của Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA), lần gần nhất lượng dầu thô trong kho SPR giảm ở mức dưới 500 triệu thùng là vào năm 1985. EIA ước tính Mỹ tiêu thụ khoảng 19,78 triệu thùng dầu mỗi ngày, có nghĩa là nước này hiện còn đủ dầu để sử dụng trong 25,17 ngày, nếu tất cả hoạt động sản xuất và nhập khẩu bị tê liệt vì bất cứ lý do gì.
SPR được thành lập vào năm 1975, là cơ sở dự trữ hàng triệu thùng dầu thô được đặt tại các địa điểm thuộc bang Texas và Louisiana. Tổng thống có quyền giải phóng lượng dự trữ dầu từ SPR nếu xảy ra “sự cố gián đoạn cung cấp năng lượng nghiêm trọng”, đe dọa nền kinh tế hoặc an ninh quốc gia của Mỹ.
Tổng thống Donald Trump đã cam kết sẽ lấp đầy kho dự trữ dầu chiến lược “ở mức đỉnh điểm” vào mùa xuân năm 2020, khi giá dầu lao dốc và thậm chí tạm thời chìm vào vùng âm chưa từng có. Tuy nhiên, nguồn dự trữ dầu chỉ tăng khoảng 4 triệu thùng, từ mức trung bình 634,9 triệu thùng năm 2019 lên 638 triệu thùng năm 2020. Năm 2021, dự trữ dầu chiến lược của Mỹ giảm xuống mức trung bình 593,6 triệu thùng, sau khi Nhà Trắng xả kho 50 triệu thùng vào cuối năm trong nỗ lực kiểm soát giá nhiên liệu tăng cao.
Video đang HOT
Hồi tháng 1, Chính quyền Tổng thống Joe Biden đã giải phóng 13 triệu thùng dầu từ kho dự trữ. Đến tháng 3, với lý do khẩn cấp về năng lượng, ông đã công bố kế hoạch giải phóng 1 triệu thùng dầu mỗi ngày trong vòng 6 tháng, có nghĩa là dự trữ có thể giảm xuống 400 triệu thùng, mức thấp nhất kể từ năm 1983, với hy vọng các nhà sản xuất dầu thô trong nước sẽ tăng sản lượng và giảm giá.
Ông chủ Nhà Trắng đã bác bỏ mọi cáo buộc đổ lỗi cho Chính quyền của ông gây ra tình trạng giá khí đốt tăng cao, ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của người dân Mỹ. Ông cho rằng chiến dịch quân sự của người đồng cấp Nga Putin tại Ukraine mới chính là nguyên nhân đẩy giá khí đốt và thực phẩm leo thang, khiến lạm phát ở Mỹ tăng nhiều nhất trong 40 năm.
Ông giải thích: “Ukraine và Nga là hai trong số những nhà cung cấp lúa mì và ngô chính của thế giới nhưng hoạt động xuất khẩu đang bị đình trệ. Hiện Ukraine có 20 triệu tấn ngũ cốc phải lưu trữ trong các silo. Họ đang cố gắng tìm cách xuất khẩu và điều này sẽ làm giảm giá trên toàn thế giới”.
Ông Biden cũng nhấn mạnh chính quyền đang nỗ lực giảm giá cả cho người dân Mỹ, song kêu gọi Quốc hội cũng phải hành động. “Tôi đang làm mọi thứ trong khả năng của mình để chống lại sự tăng giá cả của ông Putin”, Tổng thống Mỹ nhấn mạnh.
Trung Quốc phục hồi chậm sau COVID-19, có thể khiến giá dầu giảm mạnh
Trung Quốc đã phục hồi nhanh chóng và mạnh mẽ từ đợt bùng phát COVID-19 lớn trước đây, nhưng hiện tại, nước này có thể sẽ khó phục hồi hơn sau làn sóng Omicron.
Nhân viên y tế chuyển bệnh nhân nhiễm COVID-19 tới bệnh viện ở Thượng Hải, Trung Quốc, ngày 9/5/2022. Ảnh: THX/TTXVN
Theo tờ Oilprice, dù tốc độ tăng trưởng kinh tế mạnh nhưng trữ lượng dầu khí của Trung Quốc lại chỉ ở mức tối thiểu. Điều này đã kiềm chế dầu và nhiều mặt hàng khác tăng giá trong hơn 20 năm qua.
Gần đây, số liệu từ Cơ quan Thông tin Năng lượng (EIA) cho thấy Trung Quốc đã vượt Mỹ trở thành nhà nhập khẩu dầu thô hàng năm lớn nhất thế giới vào năm 2017, trở thành nhà nhập khẩu ròng lớn nhất thế giới về tổng lượng xăng dầu và nhiên liệu lỏng khác vào năm 2013.
Kể từ khi toàn cầu bùng phát COVID-19 trên diện rộng vào năm 2020, chính sách "không COVID-19" của Trung Quốc đã ảnh hưởng tới động cơ tăng trưởng kinh tế và nhu cầu dầu khí. Chưa có dấu hiệu nào cho thấy chính sách này sẽ được nới lỏng trong tương lai gần. Điều này đã khiến giá dầu sụt giảm. Ngoài ra, còn rất nhiều yếu tố khác liên quan Trung Quốc có thể đẩy giá dầu đi xuống đáng kể.
Vào đầu tháng 3, Trung Quốc đã xảy ra làn sóng lây nhiễm COVID-19 lớn nhất kể từ đợt bùng phát ở Vũ Hán vào đầu năm 2020. Các ca mắc mới tập trung ở các vùng đông bắc và ven biển, chủ yếu ở các tỉnh Cát Lâm và Sơn Đông.
Mặc dù giá dầu ở giai đoạn đó vẫn thấp nhưng có vẻ vẫn thấp hơn đáng kể khi Thượng Hải bị phong tỏa theo hai giai đoạn.
Người dân đeo khẩu trang phòng dịch COVID-19 khi đi siêu thị tại Thượng Hải, Trung Quốc, ngày 16/5/2022. Ảnh: THX/TTXVN
Tiếp đó là vào đầu tháng 4 khi có tin chính quyền ở các thành phố khác đã bắt đầu thực hiện các biện pháp phòng chống dịch nghiêm ngặt. Một lần nữa, vào thời điểm đó, đã có hy vọng Trung Quốc nới lỏng biện pháp "không COVID-19" khi Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Trung Quốc (CCDC) công bố hướng dẫn cách ly tại nhà. Các biện pháp này dường như cho thấy có khả năng những người mắc các triệu chứng rất nhẹ hoặc không có triệu chứng nào có thể được cách ly tại nhà thay vì phải đến các cơ sở tập trung của nhà nước. Tuy nhiên, hy vọng này đã tiêu tan sau khi CCDC nói rõ rằng mình chỉ đơn giản là nhắc lại các chính sách nghiêm ngặt trước đó.
Tại thời điểm đó, tác động của chính sách chống COVID-19 ở Trung Quốc tới giá dầu thô toàn cầu đã được Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) nêu rõ trong báo cáo. Trong đó, OPEC giảm 480.000 thùng/ngày trong dự báo nhu cầu dầu toàn cầu cho năm 2022. Gần như cùng lúc đó, Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cũng đưa ra lý do tương tự khi giảm triển vọng nhu cầu toàn cầu năm 2022 thêm 260.000 thùng/ngày.
Ngay cả khi đó, khi giá dầu Brent xoay quanh mức 110 USD/thùng và châu Âu đang thảo luận về lệnh cấm dầu Nga, IEA tiếp tục cảnh báo rằng mặc dù giá dầu thô đã giảm so với những mức cao gần đây nhưng giá dầu vẫn cao đáng lo ngại và là mối đe dọa nghiêm trọng đối với triển vọng kinh tế toàn cầu.
Những hành động và bình luận này đã được đưa ra ngay cả trước khi Trung Quốc đẩy mạnh các biện pháp chống COVID-19 vào cuối tháng 4.
Vào đầu tháng 5, một số nhà phân tích đã tính toán rằng ảnh hưởng của các đợt phong tỏa đang diễn ra ở Trung Quốc đã làm giảm nhu cầu dầu thô từ nước này khoảng 1 triệu thùng mỗi ngày và không có dấu hiệu về thời điểm kết thúc.
Ngay cả trước khi COVID-19 lây lan mạnh vào giữa tháng 3, một số ngân hàng lớn đã coi mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2022 của Trung Quốc là khoảng 5,5% là quá tham vọng và các công bố dữ liệu vào tháng 4 cho thấy họ đã đúng. Một trong số đó là chỉ số quản lý thu mua (PMI) - chỉ số quan trọng thể hiện tình trạng hoạt động sản xuất của đất nước. Khi chỉ số này trên 50, hoạt động sản xuất được mở rộng, còn dưới 50 là sản xuất thu hẹp. Trong tháng 4, PMI của Trung Quốc chỉ ở mức 47,4 mức thấp nhất kể từ tháng 2/2020. Nhà thống kê cấp cao của Cục Thống kê Quốc gia (NBS) của Trung Quốc, Zhao Qinghe, nhận định: "COVID-19 ảnh hưởng nhiều tới hoạt động của doanh nghiệp".
Cuối tuần trước, nhà nghiên cứu chiến lược đầu tư và kinh tế toàn cầu độc lập TS Lombard (TSL), nói với Oilprice.com rằng họ cho rằng nền kinh tế Trung Quốc có thể sẽ thu hẹp lại trong quý này và giảm dự báo tăng trưởng kinh tế Trung Quốc cả năm 2022 xuống chỉ còn 3,3%. Mặc dù làn sóng Omicron hiện tại dường như đã đạt đỉnh, nhưng hoạt động di chuyển vẫn bị hạn chế và các biện pháp kích thích kém hiệu quả hơn trong điều kiện dịch bệnh.
Đúng là Trung Quốc đã phục hồi nhanh chóng và mạnh mẽ từ đợt bùng phát COVID-19 lớn trước đây cho đến năm 2020, nhưng hiện tại Trung Quốc khó phục hồi hơn so với hồi đó. Ông Rory Green, nhà nghiên cứu về Trung Quốc và châu Á tại TS Lombard (Anh) nhấn mạnh: "Hai năm trước, Trung Quốc đã phục hồi sau đợt phong tỏa ở Vũ Hán nhờ nhu cầu bên ngoài rất mạnh, ít cạnh tranh thương mại, bùng nổ bất động sản và chủng COVID-19 tương đối ít lây nhiễm, nhưng vào năm 2022, các điều kiện hoàn toàn ngược. Chúng tôi dự báo Trung Quốc sẽ phục hồi chậm".
Giá dầu thô hôm nay ngày 25/5: Thị trường biến động mạnh Giá dầu thô kết thúc trái chiều trong phiên giao dịch hôm qua ngày 24/5. Theo dữ liệu của Sở giao dịch hàng hoá Việt Nam thị trường tiếp tục các biến động mạnh. Cụ thể, giá dầu thô WTI giảm 0,47% xuống 109,77 USD/thùng trong khi giá dầu Brent nhích nhẹ 0,12% lên 113,56 USD/thùng. Thực chất, giá cả hai hợp đồng...