Đu ‘trend’ ăn kẹo trên mạng, cô gái 19 tuổ.i nhập viên vì gãy xương hàm
N.ữ sin.h viên 19 tuổ.i đến từ Canada bị gãy xương hàm khi cố gắng cắn vỡ một viên kẹo lớn có đường kính 7 cm theo trào lưu trên mạng xã hội.
Theo Odditycentral, n.ữ sin.h viên Javeria Wasim (19 tuổ.i) đến từ Canada đã xem video thử thách cắn vỡ những viên kẹo nhỏ trên mạng xã hội nhưng chưa bao giờ thấy ai thành công một viên kẹo lớn có đường kính 7 cm, vì vậy cô quyết định thử thách chính mình.
Đây cuối cùng lại là quyết định tồi tệ nhất trong cuộc đời Javeria vì cô chỉ làm móp lớp ngoài của viên kẹo cứng trong khi luôn cảm thấy đau nhói ở hàm dưới. Những người bạn của cô gái trẻ sau đó đã phát hiện ra rằng một trong những chiếc răng của cô bị sứt mẻ và khi tự mình kiểm tra, Javeria nhận ra rằng một chiếc răng khác có cảm giác lung lay khi chạm vào.
Lúc này, cô sinh viên 19 tuổ.i này hầu như không thể mở miệng vì đau và đã được bạn đưa đến bệnh viện kiểm tra. Hình chụp X-quang sau đó cho thấy nguyên nhân khiến răng của Javeria lung lay là do cô đã bị gãy xương hàm ở vị trí khi cố cắn vào viên kẹo.
Loại kẹo khiến cô gái 19 tuổ.i phải nhập viện. Ảnh: Odditycentral
“Tôi từng bị như vậy khi còn nhỏ, tôi đã xem video mọi người ăn những chiếc kẹo nhỏ nhưng tôi chưa bao giờ thấy ai ăn những chiếc kẹo lớn. Tôi cố gắng thử nhưng chỉ tạo ra một lỗ nhỏ và hàm tôi bắt đầu đau. Tôi đã khóc rất nhiều vì đau, khi xe cứu thương đến và mọi thứ đều mờ nhòe”, Javeria kể lại.
N.ữ sin.h viên này đã phải phẫu thuật để đưa xương hàm bị gãy trở lại vị trí cũ và cố định bằng dây kim loại. Cô phải sống với sợi dây trong 6 tuần, nhưng sẽ phải đeo niềng răng để cố định răng dưới lung lay, xương hàm bị gãy cũng như răng cửa đã tách rời.
Video đang HOT
Xương hàm, bao gồm xương hàm trên và xương hàm dưới, là bộ khung vững chắc nâng đỡ phần trước và dưới của khuôn mặt chúng ta. Khi một lực mạnh tác động vào, xương hàm có thể bị gãy, làm gián đoạn cấu trúc liền mạch vốn có của nó.
Gãy xương hàm gây ra cơn đau dữ dội, nhất là khi cử động miệng. Nếu xương hàm dưới bị gãy, việc đóng hoặc mở miệng có thể trở nên khó khăn. Bên cạnh đó, tùy thuộc vào vị trí gãy, người bệnh có thể gặp phải các triệu chứng khác nhau như: chả.y má.u mũi, miệng; bầm tím và sưng bên hàm, cằm hoặc má; răng có thể sứt mẻ hoặc lung lay; khó thở, nghẹt thở; đau tai; tê hoặc mất cảm giác tại một vùng ở mặt.
Vì xương hàm thuộc vùng đầu mặt, có liên quan đến nhiều dây thần kinh, mạch má.u và đường thở nên khi gãy có thể gây ra nhiều biến chứng cấp tính nguy hiểm như: chả.y má.u khó cầm, tắc nghẽn đường thở, choáng do đau, chấn thương sọ não. Vì vậy, nếu bạn gặp chấn thương vùng xương hàm và có các triệu chứng gãy xương hàm đã đề cập, hãy đến gặp bác sĩ ngay lập tức để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Ngộ độc rượu làm nhiều người nhập viện, Bộ Y tế cảnh báo rượu không có nguồn gốc
Một số vụ ngộ độc nghi rượu làm nhiều người phải nhập viện cấp cứu, trong đó đã có ca t.ử von.g.
Theo Bộ Y tế, nguyên nhân có thể do sử dụng phải rượu không có nguồn gốc.
Ngộ độc rượu làm nhiều người nhập viện, Bộ Y tế cảnh báo rượu không có nguồn gốc
Mới đây, 6 người vào ăn và uống rượu tại quán Bánh canh cá lóc Quảng Trị ở thành phố Vũng Tàu (tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu), sau ăn 4 người phải nhập viện nghi do ngộ độc rượu...
Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế đã có văn bản khẩn chỉ đạo xử lý vụ nghi ngờ ngộ độc rượu này xảy ra tại Bà Rịa Vũng Tàu.
Tại Hà Nội, ngày 21/12, Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế có nhận được thong tin ban đầu về vụ việc 14 người được điều trị tại Trung tâm chống độc - Bệnh viện Bạch Mai và Bệnh viện Đa khoa Đức Giang với các biểu hiện đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, nghi ngộ độc thực phẩm sau khi dự một hội nghị và ăn uống có khoảng 80 người tham dự.
Trong đó, 2 trường hợp đã t.ử von.g ngoại viện chưa rõ nguyên nhân, nghi ngờ bị ngộ độc. Một bệnh nhân nặng đang điều trị tại Bệnh viện Đa Khoa Đức Giang. Kết quả chẩn đoán lâm sàng của bệnh nhân có toan chuyển hóa nặng, ngộ độc chưa rõ nguyên nhân nhưng xét nghiệm thấy nồng độ Methanol trong má.u là 2,7mg/dL.
Sau 2 hôn mê, thở máy, hôm nay (23/12), bệnh nhân đã được rút ống nội khí quản. Các thông số lâm sàng ổn định. Các bác sĩ tiên lượng, sức khỏe của bệnh nhân sẽ ổn định hơn sau 2-3 ngày sau.
Theo báo cáo nhanh của Ban chỉ đạo An toàn thực phẩm quận Long Biên, trong bữa tiệc, ngoài sử dụng thực đơn của công ty cung cấp, một số cá nhân có mang rượu từ bên ngoài mang vào và sử dụng trong bữa tiệc.
Đại diện Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế cho biết, nguyên nhân xảy ra các vụ ngộ độc rượu, có thể là do sử dụng phải rượu không có nguồn gốc hoặc do một số cơ sở mua cồn công nghiệp pha chế thành rượu. Xét nghiệm của các cơ quan chức năng cho thấy, hàm lượng độc tố Methanol có trong các mẫu rượu này.
Rượu có thành phần chính là ethanol, với công thức hóa học C2H5OH, trong khi rượu methanol có công thức hóa học CH3OH. Hai loại rượu này đều được lên men và chưng cất. Tuy nhiên, rượu ethanol lên men từ tinh bột hoặc đường thì rượu methanol lại lên men từ nguyên liệu có chứa cellulose (gỗ). Methanol có trong rượu là một chất cực độc. Methanol thường được sử dụng trong đời sống để làm dung môi trong chất tẩy rửa sơn, nước rửa kính, mực in máy photo,...
Ngộ độc rượu xảy ra khi uống quá nhiều rượu ethanol trong thời gian ngắn hoặc do uống quá nhiều rượu có độc chất methanol, dẫn đến lượng cồn trong má.u quá nhiều. Lúc này gan không kịp đào thải ra ngoài và sẽ gây tổn thương tế bào gan, các bộ phận ở não ngừng hoạt động, kèm các biến chứng nguy hiểm như nghẹt thở, động kinh, hạ thân nhiệt, nhịp tim không đều, thậm chí t.ử von.g.
Triệu chứng ngộ độc rượu
Rượu methanol dễ gây ngộ độc hơn vì sản phẩm chuyển hóa của methanol là acid formic rất độc. Đây cũng là tác nhân lớn làm ngộ độc rượu gây tổn thương đến các tế bào ở mắt và não. Dù không chứa độc tính như rượu methanol, rượu ethanol cũng gây ngộ độc khi uống quá nhiều trong thời gian ngắn hay lạm dụng rượu trong thời gian dài.
Người bị ngộ độc rượu sẽ có các triệu chứng bao gồm: da hơi xanh hoặc tím đặc biệt vùng xung quanh môi và móng tay; lú lẫn, phản ứng chậm, không thể đi lại; khó khăn trong việc duy trì ý thức; hạ thân nhiệt...
Trong tình trạng nghiêm trọng người bệnh có thể co giật, hôn mê, nghẹt thở, tổn thương não và t.ử von.g. Khi phát hiện bệnh nhân có các triệu chứng như trên, người dân cần đưa người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất để được xử trí kịp thời, tránh các biến chứng nặng xảy ra.
Các bước sơ cấp cứu
Khi phát hiện hay nghi ngờ một ai đó bị ngộ độc rượu, Cục An toàn thực phẩm cũng khuyến cáo người dân hãy thực hiện các bước sơ cấp cứu sau: gọi cấp cứu; gọi người giúp đỡ, kiểm tra tình trạng của nạ.n nhâ.n; cố gắng giữ nạ.n nhâ.n tỉnh táo, đặt nạ.n nhâ.n ở tư thế đầu được kê cao.
Nếu nạ.n nhâ.n bất tỉnh hãy nằm nghiêng, tránh khả năng nôn ói bị hít sặc trở lại. Nếu còn tỉnh hãy cho nạ.n nhâ.n uống nước. Dùng vải sạch hoặc chăn quấn quanh người để giữ ấm. Khai báo với nhân viên y tế các triệu chứng ban đầu và số lượng rượu nạ.n nhâ.n đã uống.
Để hạn chế tình trạng ngộ độc rượu, Bộ Y tế cũng khuyến cáo các cơ sở sản xuất, kinh doanh tuyệt đối không sản xuất kinh doanh loại rượu pha chế từ nguyên liệu, cồn không bảo đảm chất lượng, không nhãn mác, chưa công bố tiêu chuẩn.
Người tiêu dùng tuyệt đối không mua và sử dụng rượu trôi nổi, không nhãn mác chưa công bố tiêu chuẩn.
Các cơ quan chức năng, đặc biệt tuyến xã, phường tăng cường thanh tra, kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh rượu, xử lý nghiêm, công khai các cơ sở vi phạm.
Điều trị cười hở lợi bằng niềng răng Cười hở lợi là tình trạng cười bị hở phần nướu ở phía trên hàm, gây mất thẩm mỹ, khiến người gặp trình trạng này cảm thấy mất tự tin. Chính vì thế mà nhiều người đã tìm đến nha khoa thẩm mỹ để điều trị cười hở lợi, một trong số đó có thể kể đến chính là niềng răng. Vậy giá...