Du thuyền lênh đênh vì 4 nơi ‘hắt hủi’ tiếp tục bị Thái Lan từ chối
Thái Lan từ chối cho phép khách trên du thuyền MS Westerdam của hãng Holland America xuống bến. Đây là quốc gia mới nhất “hắt hủi” chiếc du thuyền do lo ngại dịch bệnh.
“Tôi đã ra lệnh. Từ chối đề nghị cho họ xuống tàu”, Bộ trưởng Y tế Thái Lan Anutin Chamvirakul thông báo trên Facebook ngày 11/2.
Trước đó, ngày 10/2, công ty Holland America, thuộc sở hữu của công ty Carnival Corp có trụ sở tại Miami, cho biết hành khách sẽ có thể xuống bến ở Bangkok ngày 13/2, và không có lý do gì để cho rằng có người nhiễm virus corona trên thuyền.
Thái Lan đã xác nhận 32 ca nhiễm virus corona, trong đó có 10 ca đã bình phục, theo Worldometers, trang web đã theo dõi số ca nhiễm trên toàn cầu kể từ đầu dịch bệnh.
Du thuyền MS Westerdam. Ảnh: Công ty Holland America.
Bốn địa điểm đã từ chối du thuyền MS Westerdam, bao gồm Nhật Bản, Đài Loan, Philippines và đảo Guam của Mỹ, theo Daily Mail.
Tàu MS Westerdam rời Singapore vào ngày 16/1, bắt đầu chuyến đi kéo dài 30 ngày vòng quanh châu Á. Tuy nhiên, sau khi rời Hong Kong vào ngày 1/2, con tàu bị các cảng ở Philippines và Đài Loan “quay lưng” do lo ngại có thể có hành khách nhiễm virus corona trên tàu, theo CNN.
Tại Hong Kong, con tàu trả 1.254 khách và đón 768 người trước khi khởi hành hôm 1/2, theo thông tin từ công ty du lịch Holland America Line. Không có dấu hiệu cho thấy bất kỳ hành khách, đã hoặc đang ở trên tàu, bị nhiễm bệnh, công ty này viết trên Twitter.
Dịch bệnh corona đã dẫn đến những vụ việc du thuyền bị cách ly, không được cập bến do các ca nhiễm hoặc nghi nhiễm virus.
Trước đó, 3.600 người trên du thuyền World Dream được rời khỏi thuyền vào cảng Hong Kong ngày 9/2, sau khi thủy thủ đoàn có xét nghiệm âm tính với virus corona. Du thuyền bị cách ly bốn ngày vì 8 hành khách được phát hiện dương tính với virus corona trong chuyến đi trước đó của tàu.
Dịch bệnh corona đã dẫn đến những vụ việc du thuyền bị cách ly, chẳng hạn du thuyền World Dream. Ảnh: Reuters.
Trong khi đó, tình hình căng thẳng hơn đối với du thuyền Diamond Princess, đang bị cách ly ngoài khơi Yokohama, Nhật Bản. Ngày 10/2, giới chức y tế xác nhận thêm 66 ca dương tính với chủng virus corona mới, nâng tổng số trường hợp nhiễm trên du thuyền lên 136.
Du thuyền này bị cách ly từ ngày 4/2 sau khi được giới chức Hong Kong thông báo có một bệnh nhân nhiễm virus corona từng ở trên tàu.
Du thuyền chở hơn 3.700 người trong đó có hơn 2.600 hành khách. Gần một nửa số người ở trên tàu là công dân Nhật Bản.
Hành khách và thủy thủ đoàn trên du thuyền sẽ được cách ly thêm 9 ngày nữa. Giới chức Nhật Bản sẽ cân nhắc việc chấm dứt lệnh cách ly vào ngày 19/2.
Hai khách TQ nghi nhiễm virus corona, du thuyền 6.000 người bị cách ly
Một tàu du lịch chở theo 6.000 người đã bị từ chối cho cập cảng ở Italy để chờ xét nghiệm cho 2 du khách người Trung Quốc trên tàu, sau khi họ có dấu hiệu bị cảm cúm và khó thở.
Theo danviet.vn
BS 20 ngày không về nhà: Tôi chỉ muốn chữa khỏi cho tất cả bệnh nhân, giữ được mạng sống
BS Tịnh Hiểu Tân là một trong những người đứng ở "tuyến đầu" trong trận dịch viêm phổi ở Vũ Hán ở Hồ Bắc (TQ). Anh đã hơn 20 ngày ở BV để cấp cứu bệnh nhân, những ca nặng nhất.
Đã hơn 20 ngày tôi chưa về nhà
Tôi chỉ muốn chữa khỏi cho tất cả bệnh nhân, giữ lấy mạng sống cho họ - đó là một trong những mong muốn tột bậc của bác sĩ Trịnh Hiểu Tân, một trong những "chiến sĩ" đặc biệt trong trận chiến chống virus corona ở Vũ Hán (TQ).
Trịnh Hiểu Tân là Bác sĩ Khoa Hô hấp và chăm sóc các ca bệnh nặng có nguy cơ cao ở Bệnh viện Số 5 Đại học Trung Sơn (TQ) chia sẻ câu chuyện hậu trường công việc của mình cho độc giả sau nhiều ngày anh không về nhà với gia đình.
Sau khi cấp cứu bệnh nhân cùng các thành viên trong đội, BS Trịnh Hiểu Tân (đầu tiên từ phải sang) đã điều chỉnh kịp thời các thông số của máy thở.
Hơn 20 ngày căng thẳng tột độ
Ngày 7/2 là ngày thứ 20 tôi tham gia công tác phòng chống dịch bệnh với tư cách là thành viên đội cấp cứu phản ứng nhanh. Trong 20 ngày này, tôi chủ yếu chịu trách nhiệm điều trị cho bệnh nhân nguy kịch, đặt nội khí quản cho bệnh nhân, đặt ống thông dạ dày, nội soi phế quản, soi phế quản và hút đờm... trong đầu tôi lúc nào cũng căng như dây đàn.
Trong giai đoạn này, các đồng nghiệp của tôi rất vất vả. Các tin tức nhắc nhở (tin nhắn chat) trong nhóm WeChat của bộ phận chúng tôi liên tục đổ chuông, và mọi người phải thường xuyên để mắt đến nó để xem tình hình mới.
Các bác sĩ trong khoa chúng tôi chuyên chăm sóc các ca bệnh (nặng và nguy hiểm) quan trọng cần theo dõi tình trạng của bệnh nhân bất cứ lúc nào. Trong suốt 24 giờ đều cần phải giữ tâm thế trong tình trạng tinh thần cao nhất.
Những thứ quần áo bảo hộ mặc trên cơ thể quá cồng kềnh và nặng nề, phải mất ít nhất từ 3-5 phút mới có thể mặc được, rồi đến khi cởi ra cũng vô cùng bất tiện. Kính bảo hộ thì được xịt rất nhiều nước khử trùng nên đeo vào rất nặng và có mùi nồng nặc, khiến cho mắt rất khó chịu.
Có rất nhiều người sử dụng bộ đồ bảo hộ này với kính và khẩu trang đã làm cho sống mũi bị tổn thương, nhìn vào đã thấy vô cùng tội nghiệp và thương xót.
Cả ngày, thay vì gọi tôi là chú Hiểu Tân như mọi khi thì giờ mọi người toàn gọi là "Bác sĩ Mặt trắng" (vì mặc trang phục bảo hộ trắng muốt từ đầu đến chân) như câu cửa miệng vậy.
Từ bác sĩ chữa bệnh, giờ giống như nhà tâm lý, phải an ủi người nhà bệnh nhân
Gần đây, tôi bắt đầu nói chuyện nhiều hơn với các thành viên gia đình của các bệnh nhân và có vẻ như tôi sắp có thể chuyển sang làm việc như một nhà tâm lý học.
Vốn dĩ chỉ là trao đổi để thông báo tình hình diễn tiến của bệnh, nhưng khi gặp người nhà của bệnh nhân, câu chuyện giữa tôi với họ lại trở thành những lời động viên, an ủi. Rồi còn phải làm sao đó để giảm bớt áp lực cho những cán bộ y tế trẻ tuổi trong đơn vị.
Một số trong số họ vừa tốt nghiệp được sáu tháng, rồi bỗng niên rơi vào hoàn cảnh bây giờ trong một giai đoạn đặc biệt, mọi người đều ở cùng một mặt trận vì thế cần động viên để họ không bị gục ngã.
Tình hình dịch bệnh lần này là rất khó khăn. Tình hình dịch bệnh ở nhiều nơi hiện đang khiến nhiều người rất lo lắng, và có những khó khăn không ít trong việc nắm bắt tình trạng bệnh sử của người nhiễm bệnh.
Một số bệnh nhân hiện đang nằm viện đã cải thiện tình trạng sau một hoặc hai tuần điều trị, nhưng đột nhiên tình trạng trở nên tồi tệ hơn.
Tình trạng này hiện vẫn còn đang trong quá trình nghiên cứu và chưa biết được kết quả rõ ràng, điểm này rất khác với các bệnh trước đó mà chúng tôi đã đối mặt. Bệnh nhân được rút ống thở ngày hôm nay (7 tháng 2) đang có tiến triển tốt, bệnh đã đỡ hơn. Bây giờ tình trạng đã được cải thiện, tôi hy vọng việc điều trị sẽ thành công.
Hiện tại, bệnh viện đã tiếp nhận hơn 100 bệnh nhân trong đó có các trường hợp nghi ngờ nhiễm bệnh. Áp lực là có, nhưng nó không quá lớn.
Các đồng nghiệp làm việc giống như guồng quay bên trong một cỗ máy lớn, thực hiện công việc một cách có trật tự, và mọi người đều ở trong tình trạng tinh thần tốt, vô cùng tích cực, năng động. Tôi muốn chữa trị khỏi cho tất cả các bệnh nhân ở đây và cứu sống mọi người.
Vợ ơi, chờ anh về nhé! Con ơi, chờ bố về nhé!
Bình thường tôi vốn đã ít có thời gian dành cho gia đình, và thời gian này tôi đang làm việc bận hơn nên thật sự thương vợ vì đã quá vất vả. Con tôi mới chỉ mới 9 tháng, nhưng may mắn là trường học của vợ tôi hiện đang tạm thời nghỉ, nếu không thì thực sự sẽ rất vất vả.
Mỗi khi gọi điện thoại video nói chuyện với vợ con một lúc, bao nhiêu sự mệt mỏi của cơ thể tôi gần như tan biến đi và tâm trạng hơi bị dao động bởi thời gian dài làm việc có vẻ như được làm mới, tôi trở lại tâm trạng bình tĩnh và thư thái hơn. Vợ ơi, chờ anh về nhé. Con ơi, đợi bố về nhé!"
Theo Xinhuanet/Trí Thức Trẻ
Chia sẻ chân thực của sinh viên quốc tế tại vùng dịch corona "Sự bùng phát của virus corona đã làm gián đoạn toàn bộ công việc học tập, giao tiếp và du lịch của các sinh viên quốc tế tại Trung Quốc", du học sinh Sushant Shrestha cho biết. Bắt đầu từ tháng 1/2020, tin tức bắt đầu được lan truyền trong cộng đồng sinh viên: "Virus corona đã trở thành mối đe dọa với...