Du thuyền hết phép 4 năm vẫn ngang nhiên hoạt động
Dù giấy phép hoạt động bến thủy nội địa đã hết cách đây 4 năm nhưng nhiều du thuyền nhà hàng nổi vẫn ngang nhiên hoạt động trên Hồ Tây, Hà Nội. Đêm đến, một quán bar ở trên du thuyền này còn thu hút hàng trăm thanh niên tới vui chơi, giải trí.
Hết hạn từ năm 2010
Mới đây, Phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường ( Phòng PC49, Công an TP Hà Nội) phối hợp với đội Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường Công an quận Tây Hồ thanh tra, kiểm tra hoạt động của các nhà hàng du thuyền, nhà nổi hoạt động tại khu vực Hồ Tây.
Kết quả cho thấy, trên Hồ Tây có 5 du thuyền nhà hàng đang hoạt động, gồm: Du thuyền nhà hàng EUREKA COFFEE thuộc Công ty TNHH du thuyền Hồ Tây (Công ty TNHH du thuyền Hồ Tây cho Công ty cổ phần tập đoàn Quang Hưng thuê 153m2 diện tích để kinh doanh nhà hàng ăn uống EUREKA COFFEE); Tàu Tây Long 2 và Tây Long 3 thuộc Công ty TNHH Nhuận Mai; Du thuyền Hồ Tây thuộc Công ty cổ phần sông POTOMAC; Du thuyền Tabool thuộc Công ty TNHH xúc tiến thương mại và dịch vụ Hồ Tây. Đoàn kiểm tra làm rõ, giấy phép hoạt động bến thủy nội địa đối với 5 du thuyền nhà hàng nói trên đều đã hết hạn từ trước ngày 25/10/2010.
Du thuyền Tabool ban ngày im lặng, ban đêm trở thành một quán bar náo nhiệt. Ảnh: Tuấn Nguyễn
Theo cơ quan chức năng, các du thuyền này còn tồn tại nhiều vi phạm khác. Chẳng hạn, Cty cổ phần sông POTOMAC và Cty TNHH xúc tiến thương mại và dịch vụ Tây Hồ không quan trắc, giám sát môi trường định kỳ theo nội dung đề án bảo vệ môi trường đơn giản đã được phê duyệt.
Cty TNHH xúc tiến thương mại và dịch vụ Tây Hồ còn xả nước thải vào nguồn nước không có giấy phép theo quy định của pháp luật với lưu lượng từ 5m3/ngày, đêm đến 50m3/ngày, đêm. Thẩm quyền xử lý các vi phạm nói trên thuộc UBND quận Tây Hồ.
Ngoài ra, trên khu vực hồ còn có 2 du thuyền hiện bỏ hoang, không hoạt động, gồm: Tàu Nàng Tiên cá 2 của Cty cổ phần nhà nổi Hồ Tây và 1 tàu không có tên của Cty cổ phần du lịch thương mại Hồ Tây.
Ghi nhận của phóng viên Tiền Phong, mặc dù cơ quan chức năng đã có kết luận những sai phạm, chỉ đạo UBND quận Tây Hồ xử lý nhưng đến thời điểm này, các du thuyền nhà hàng, bar nói trên vẫn hoạt động bình thường.
Video đang HOT
Đặc biệt, bên trong du thuyền Tabool được thiết kế không khác gì những quán bar hiện đại trên đất liền. Nhìn từ bên ngoài, không ai biết đây là một quán bar bởi nó được che phủ bằng một lớp phông bạt trắng và hệ thống cách âm đặc biệt.
Đêm đến, nhìn từ ngoài chỉ thấy một chiếc du thuyền yên ắng với những ngọn đèn le lói sau phông bạt. Thời gian gần đây, mọi lối đi vào vườn hoa Lý Tự Trọng, sát du thuyền Tabool đều bị chặn bằng rào sắt khiến xe máy không thể vào trong.
Bên trong quán bar
Trong vai một dân chơi vừa đi xe tới giữa vườn hoa, tôi được một thanh niên mặc áo sơ mi trắng đứng trên vỉa hè nhanh nhảu nháy đèn, chào mời: “Vào Tabool hả anh?”. Vừa gật đầu một cái, thanh niên này tiếp ngay: “Anh lại đằng kia, qua lối ngõ số 4 Thụy Khuê, xưởng Phim truyện Việt Nam, hết ngõ rẽ phải, có người đưa vào”.
Theo ghi nhận, quán bar này bố trí một số nhân viên bắt khách, chỉ dẫn vào tận trong bar. Bước tới lối dẫn vào du thuyền đã nghe thấy tiếng nhạc xập xình, tiếng hò hét của “dân chơi” bên trong.
Trách nhiệm xử lý thuộc về ai?
Liên quan việc 5 du thuyền nhà hàng trên đã hết phép nhưng vẫn hoạt động, ông Phương Văn Vĩnh – Phó Ban quản lý Hồ Tây, cho biết các du thuyền này hoạt động trên Hồ Tây từ trước khi quyết định 92 của UBND TP Hà Nội ra đời nên việc kiểm tra, xử lý gặp nhiều vướng mắc.
Theo quy định tài Điều 11 – Quy định về quản lý Hồ Tây ban hành theo Quyết định 92/2009/QĐ-UBND ngày 19/8/2009 của UBND TP Hà Nội thì Sở GTVT cấp phép hoạt động của phương tiện thủy sau khi có Giấy phép hoạt động du lịch, dịch vụ, giải trí, văn hóa, thể thao trên hồ do UBND quận Tây Hồ cấp.
Tuy nhiên, theo quy định của Luật Du lịch thì UBND quận Tây Hồ lại không có thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động du lịch, dịch vụ, giải trí, văn hóa, thể thao. Hiện tại cũng chưa có bất kỳ văn bản pháp luật cho phép và hướng dẫn UBND quận Tây Hồ thực hiện việc cấp giấy phép nói trên. Do đó, Sở GTVT Hà Nội chưa cấp phép hoạt động bến thủy nội địa tiếp cho các du thuyền, nhà hàng trên.
“Bản thân Ban quản lý Hồ Tây chỉ kiểm tra, đôn đốc, nhắc nhở các doanh nghiệp, đơn vị hoạt động trên hồ thực hiện hoạt động đăng ký, đăng kiểm theo đúng quy định của pháp luật, đồng thời phối hợp với Sở GTVT Hà Nội để làm thủ tục cấp phép lại” – ông Vĩnh cho biết.
Việc rào chắn vườn hoa Lý Tự Trọng, theo ông Vĩnh thuộc thẩm quyền quản lý của Sở Xây dựng Hà Nội. Cũng theo ông Vĩnh, thành phố đã công bố quy hoạch xây Cảng du lịch ở khu vực Đầm Bảy (phường Nhật Tân). Sau khi hoàn thiện, dự kiến các du thuyền sẽ được quy tụ hết về đây.
Bản thân nguồn nước Hồ Tây bị ô nhiễm do lịch sử để lại, chủ yếu do các cống nước lớn từ các phường xung quanh hồ xả xuống. Một nhà máy xử lý nước thải ở Đầm Bảy đang được xây dựng để cưỡng bức, đưa nước từ các cống xả về xử lý…
Sẽ giải tỏa nhà nổi Hồ Tây khỏi số 4 Thụy Khuê Chiều 14/10, trả lời báo Tiền Phong tại cuộc họp giao ban báo chí (Ban Tuyên giáo Hà Nội), ông Đỗ Anh Tuấn – Phó Chủ tịch UBND quận Tây Hồ cho biết: “Quan điểm của quận là phải sớm di chuyển hết các nhà hàng nổi tại số 4 Thụy Khuê, trả lại không gian, môi trường cho Hồ Tây…”. Theo ông Tuấn, các nhà hàng (tàu thuyền) nổi hoạt động ở khu vực Hồ Tây đã tồn tại từ rất lâu rồi. Năm 2009, thành phố Hà Nội có chủ trương kéo những tàu nổi này từ mặt đường Thanh Niên xuống khu vực số 4 Thụy Khuê, cho cấp phép kinh doanh, có đăng kiểm, cấp phép làm cầu tầu. Tuy nhiên, khi về vị trí này, Cục C49 – Bộ Công an cũng đã có kết luận 1 số khu vực, 1 số tàu thuyền làm ảnh hưởng và vi phạm về mặt môi trường. Về trách nhiệm của UBND quận Tây Hồ, thực hiện công tác quản lý nhà nước, chúng tôi đã xử phạt hành vi gây ô nhiễm môi trường. “Chúng tôi kiểm tra tổng số các tàu thuyền, xử lý 2 đơn vị vi phạm, xử phạt hành chính. Còn 2 đơn vị vi phạm khác chưa tìm thấy chủ sở hữu tàu”. Tuy nhiên, quận sẽ ra thông báo xử phạt chứ không để họ ngang nhiên vi phạm nữa – ông Tuấn nói.
Theo Tuấn Nguyễn (Tiền Phong)
Thú tội của kẻ xâm hại thiếu nữ đi xin việc
Sau khi nhốt cô gái xin việc trong phòng ép quan hệ tình dục, Khánh bắt nạn nhân tắm chung rồi mới cho về.
Hôm nay, tại Công an quận Tây Hồ, Hà Nội, Ngô Duy Khánh (26 tuổi) cúi gằm mặt, lí nhí thừa nhận dùng thủ đoạn vờ tuyển nhân viên lễ tân với lương tháng 4 triệu đồng để cưỡng hiếp Vy trong nhà nghỉ.
Khánh cho hay, ra tù tháng 7/2013, anh ta sống nhờ vào bố mẹ buôn bán ở chợ Bưởi. Giọng ngọng, Khánh giải thích hồi bé bị bệnh bại não nên để lại di chứng ảnh hưởng việc phát âm.
Khánh tại cơ quan điều tra.
Gần đây, Khánh nảy sinh ý định lừa những cô gái đang tìm việc để xâm hại. Khánh lập trang Facebook cá nhân tên Duy Khanh Ngo và đăng tin tuyển nhân viên lễ tân làm bán thời gian.
Vy đọc được thông tin trên và để lại tin nhắn muốn làm công việc này. Khi trao đổi qua điện thoại, để "chữa" việc nói ngọng, Khánh vờ là Việt kiều sống ở Đức từ nhỏ, nói tiếng Việt không sõi.
Khánh khoe với Vy rằng gia đình giàu có, đang sở hữu một nhà nghỉ ở quận Tây Hồ. Ngày 30/9, hắn hẹn gặp Vy tại đây để phỏng vấn tuyển dụng.
Thấy thiếu nữ cần việc sập "bẫy", Khánh đến thuê phòng trên tầng 4. Đón cô ở quầy lễ tân, anh ta đề nghị lên phòng để viết sơ yếu lý lịch.
Thiếu nữ vừa vào phòng, Khánh đóng cửa và khống chế ép quan hệ tình dục. Sau đó, anh ta còn bắt nạn nhân tắm cùng rồi mới cho về. Từ tố cáo của Vy, ngày 6/12 cảnh sát đã bắt Khánh.
Theo một điều tra viên, lực lượng chức năng nghi ngờ còn có nạn nhân khác sập bẫy của Khánh. Cảnh sát thu giữ hai bộ hồ sơ xin việc, trong đó một bộ đã điền đầy đủ, bộ còn lại để trống.
Cơ quan chức năng hoàn tất hồ sơ xử lý Khánh về hành vi hiếp dâm.
* Tên nạn nhân đã thay đổi
Hoàng Việt
Theo VNE
Dùng chiêu "phỏng vấn tại nhà nghỉ", dụ gái xinh đến để hiếp dâm Kết bạn, đối thoại qua Facebook (Fb), qua điện thoại rồi đưa ra mối thu nhập hấp dẫn về một công việc phục vụ tại nhà nghỉ/khách sạn trong vai của một ông chủ, Ngô Duy Khánh (SN 1988, Xuân La, Tây Hồ, Hà Nội) đã lừa nhiều thiếu nữ đến với mục đích hiếp dâm. Điều đặc biệt, tuy Khánh có vẻ...