Du thuyền 5 sao Singapore quay đầu vì phát hiện ca nghi mắc COVID-19
Du thuyền World Dream không thể hoàn tất hành trình du ngoạn 4 ngày 3 đêm mà buộc phải quay về Singapore sau khi phát hiện ca nghi mắc COVID-19 trên tàu.
Du thuyền World Dream neo đậu tại cảng, ngày 14-7 – Ảnh: STRAITS TIMES
Du thuyền 5 sao World Dream thuộc Hãng Dream Cruises khởi hành hôm chủ nhật (11-7). Con tàu dự kiến sẽ lênh đênh trên biển 4 ngày 3 đêm rồi quay lại Singapore mà không ghé bất kỳ đâu.
Tuy nhiên báo Straits Times dẫn thông báo từ Hãng Dream Cruises cho biết con tàu buộc phải quay lại đất liền sau khi phát hiện một hành khách có tiếp xúc gần với ca bệnh COVID-19 trước khi lên tàu.
Vị khách nghi nhiễm đã tiêm đầy đủ 2 liều vắc xin COVID-19 và có kết quả xét nghiệm nhanh kháng nguyên âm tính trước khi khởi hành. Vị khách này sau đó được xét nghiệm COVID-19 trên tàu và nghi nhiễm vào ngày thứ ba (13-7).
Những người đi cùng và những người tiếp xúc với vị khách này trên tàu đã xét nghiệm và cho kết quả âm tính.
Toàn bộ tàu World Dream đang được khử trùng, bao gồm tất cả khu vực vị khách nghi nhiễm từng đến. Khoang ở của vị khách cũng bị phong tỏa, chờ thông báo mới.
Vì thận trọng, tàu World Dream cũng hủy chuyến đi kéo dài 3 ngày 2 đêm tiếp theo, dự kiến khởi hành lúc 21h ngày 14-7.
Video đang HOT
“An toàn là điều tối quan trọng, chúng tôi rất cảm kích trước sự cảm thông của quý khách về việc hủy chuyến lần này”, Hãng Dream Cruises cho biết.
Tháng 11-2020, nhiều du thuyền ở Singapore đã được phép thực hiện những chuyến du ngoạn “không điểm đến” với những biện pháp an toàn nghiêm ngặt, nhằm tạo đà khởi động ngành du lịch sau một năm điêu đứng vì dịch.
Tới tháng 12-2020, du thuyền Royal Caribbean Quantum of the Seas đã phải quay về vào ngày thứ ba trong hành trình 4 ngày sau khi một nam hành khách lớn tuổi có kết quả xét nghiệm dương tính trên tàu.
Khi tàu quay lại Singapore ngày 9-12, xét nghiệm cho thấy vị khách 83 tuổi không mắc COVID-19, kết quả trước đó là dương tính giả.
Theo Đài CNA, tính tới trưa 13-7, Singapore ghi nhận thêm 19 ca bệnh COVID-19 trong cộng đồng, cao nhất kể từ ngày 17-6 (20 ca).
Tổng cộng, Singapore ghi nhận 26 ca bệnh mới (7 ca nhập khẩu) vào ngày 13-7, nâng tổng số ca bệnh cả nước lên 62.744 ca.
Bộ Y tế cho biết có 94 trường hợp đang được điều trị tại bệnh viện, hầu hết đều tiến triển tốt. Có 7 trường hợp bệnh nặng cần bổ sung oxy và 2 trường hợp đang trong tình trạng nguy kịch. So với số ca bệnh, số ca tử vong ở Singapore khá thấp, với chỉ 36 ca.
Bộ Y tế đã tiêm chủng ít nhất 1 liều vắc xin cho 4 triệu người dân trên tổng dân số 5,7 triệu người (theo số liệu 2019). Trong đó, có 2,3 triệu người tiêm đầy đủ 2 liều.
Cuba xác nhận có người chết trong các vụ gây rối
Ngày 13-7, Bộ Nội vụ Cuba xác nhận có một người đã thiệt mạng trong các vụ gây rối chuyển sang bạo lực nổ ra hai ngày trước đó. Nhiều nước ủng hộ Chính phủ Cuba.
Cuộc mittinh ủng hộ chính quyền Cuba đương nhiệm của người dân El Salvador tại quảng trường Jose Marti ở thủ đô San Salvador, ngày 12-7 - Ảnh: REUTERS
Theo hãng thông tấn nhà nước Prensa Latina của Cuba, Bộ Nội vụ "lấy làm tiếc về cái chết của người này" trong các vụ gây rối xảy ra tại khu Ginera, ở ngoại ô thủ đô La Habana ngày 11-7 và tiếp diễn trong ngày sau đó.
Thông tin chính thức xác nhận người tử vong là nam giới 36 tuổi và tử vong khi tham gia "các vụ gây rối".
Trong bài phát biểu trên truyền hình ngày 12-7 (giờ địa phương), Chủ tịch Cuba Diaz-Canel phản đối giới truyền thông chống lại việc quản lý của chính phủ và khẳng định các nền tảng mạng xã hội gieo rắc sự mất đoàn kết tại nước này, theo Hãng thông tấn Prensa Latina.
Tuyên bố của ông Diaz-Canel được đưa ra sau khi hàng ngàn người dân Cuba tập trung tại thủ đô La Habana và các khu vực khác để biểu tình.
Chủ tịch Cuba phản bác hành động của những người ủng hộ kích động, gây mất ổn định trong nước giữa lúc nền kinh tế gặp khủng hoảng và khó khăn do bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19.
Nhiều nước ủng hộ Chính phủ Cuba
Theo Hãng tin TASS, ngày 13-7, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov đã bày tỏ tình đoàn kết với Chính phủ và nhân dân Cuba, đồng thời ủng hộ mọi nỗ lực của La Habana hướng tới mục tiêu ổn định tình hình ở đảo quốc Caribê.
Thông cáo của Bộ Ngoại giao Nga phát đi sau buổi tiếp của ông Ryabkov với Đại sứ Cuba Julio Antonio Garmendia Pena: "Hai bên đã bày tỏ sự tin tưởng rằng tình hình sẽ nhanh chóng trở lại trạng thái bình thường và nhấn mạnh không thể chấp nhận được hành vi can thiệp của nước ngoài và những hành động mang tính phá hoại khác, vốn đang xuất hiện rất nhiều bên cạnh tình trạng bất ổn ở Cuba".
Theo phóng viên TTXVN tại La Habana, ngày 12-7, nhiều quốc gia trong khu vực cũng như trên thế giới đã lên tiếng bày tỏ tình đoàn kết với Chính phủ và nhân dân Cuba sau khi xảy ra các hoạt động biểu tình tại một số địa phương, đồng thời kêu gọi dỡ bỏ lệnh cấm vận khắc nghiệt của Mỹ vốn gây trở ngại cho sự phát triển kinh tế của Cuba, đặc biệt trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19.
Tổng thống Bolivia Luis Arce đã bày tỏ sự ủng hộ đối với nhân dân Cuba trong việc đấu tranh chống lại những hành động gây bất ổn. Ông nhấn mạnh các vấn đề ở Cuba cần phải được chính người dân Cuba giải quyết mà không có bất kỳ sự can thiệp nào, đặc biệt là từ "những kẻ duy trì lệnh cấm vận từ cách đây 60 năm".
Trong khi đó, Tổng thống Mexico Andres Manuel Lopez Obrador cũng bác bỏ những chính sách mang tính can thiệp vào tình hình tại Cuba, đồng thời đề xuất viện trợ nhân đạo cho quốc gia vùng Caribê này. Ông nói: "Mexico có thể trợ giúp thuốc men, vắc xin, bất cứ thứ gì cần thiết và lương thực, bởi sức khỏe và thực phẩm là những quyền lợi cơ bản của con người".
Phát biểu trong một buổi họp báo, nhà lãnh đạo theo đường lối cánh tả của Mexico cảnh báo: "Không chính trị hóa, không chiến dịch truyền thông, những điều vốn đã diễn ra trên toàn thế giới. Có nhiều quốc gia đang gặp vấn đề tại Mỹ Latin, ở Caribê, không chỉ có trường hợp của Cuba. Tuy nhiên, đáng chú ý là có một chiến dịch thông tin bất thường được đưa ra bởi những người không đồng tình với chính sách của Chính phủ Cuba".
Trong một thông cáo công bố cùng ngày, Chính phủ Nicaragua tố cáo và lên án âm mưu gây bất ổn và sự gây hấn liên tục đối với Chính phủ Cuba. Chính quyền của Tổng thống Daniel Ortega nêu bật tình đoàn kết với La Habana, đồng thời khẳng định sẽ "cùng chiến đấu" và tin tưởng rằng các dân tộc tiến bộ sẽ cùng tiến lên phía trước.
Thông qua nghị quyết lên án lệnh cấm vận của Mỹ chống Cuba
Với sự ủng hộ của đại đa số thành viên, ngày 23-6 vừa qua, Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc đã thông qua nghị quyết lần thứ 29 do Cuba đệ trình lên án các lệnh cấm vận thương mại, tài chính và kinh tế của Mỹ đối với Cuba trong suốt hơn 60 năm qua.
Nghị quyết do Ngoại trưởng Cuba Bruno Rodriguez trình bày tại phiên toàn thể của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc diễn ra cùng ngày và đã nhận được 184 phiếu thuận, 3 phiếu trắng (Colombia, Ukraine, Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất) và 2 phiếu chống (Mỹ, Israel). Nghị quyết kêu gọi dỡ bỏ các lệnh cấm vận khắc nghiệt mà Washington đã áp đặt đối với La Habana.
Đây là lần thứ 29 Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc thông qua nghị quyết do Cuba đệ trình hằng năm nhằm kêu gọi dỡ bỏ lệnh cấm vận và đều được thông qua với số phiếu thuận áp đảo. Tuy nhiên, văn bản này không có tính ràng buộc.
Lệnh cấm vận của Mỹ chống Cuba do tổng thống John F. Kennedy áp đặt vào tháng 2-1962, được thông qua thành luật và chỉ có Quốc hội Mỹ mới có quyền chấm dứt lệnh cấm vận này.
Cuộc chiến cam go về sửa đổi luật bầu cử ở Mỹ Tổng thống Mỹ Joe Biden chỉ trích các tuyên bố gian lận bầu cử, nhấn mạnh sự cấp thiết phải thông qua dự luật bầu cử sâu rộng do Đảng Dân chủ đề xuất. Tổng thống Joe Biden nói về quyền bầu cử sâu rộng trong bài phát biểu ngày 13-7 tại thành phố Philadelphia, bang Pennsylvania - Ảnh: REUTERS "Tất cả chúng...