Dư thừa F-35, Mỹ biên chế cho cả Vệ binh Quốc gia
Trong khi nhiều nước trên thế giới chưa đủ tiêm kích thế hệ 5 để trang bị cho lực lượng tiền tuyến thì Mỹ đã biên chế cho Vệ binh Quốc gia.
Hôm 19/10, Phi đội máy bay chiến đấu số 158 (158 FW) – một đơn vị của Không quân Vệ binh Quốc gia Vermont, đã tổ chức buổi lễ để chào mừng chiếc máy bay tiêm kích F-35 Lightning II đầu tiên đến căn cứ South Burlington, Vt.
158 FW chính là đơn vị Vệ binh Quốc gia đầu tiên nhận được tiêm kích thế hệ 5 tiên tiến nhất, họ đã tiếp nhận hai chiếc vào tháng 9 trên tổng số 20 máy bay sẽ đến căn cứ trong vài tháng sau đó.
Nhiều sĩ quan cao cấp của Không quân Vệ binh Quốc gia cũng như nhà sản xuất Lockheed Martin đã có mặt tham dự buổi lễ chào mừng sự xuất hiện của F-35 Lightning II tại đơn vị.
Buổi lễ tiếp nhận tiêm kích tàng hình F-35 Lightning II tại căn cứ phi đội tiêm kích số 158 – Không quân Vệ binh Quốc gia
Phi công lái F-35, Trung tá Nate Graber nói rằng các máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm này đã đưa đất nước chúng ta đi trước một bước so với kẻ thù.”Trong tất cả những người có mặt ngày hôm nay, các nhà lãnh đạo, những người hỗ trợ, các bên liên quan trong cộng đồng của chúng tôi, và những người tham dự quan trọng nhất hiện nay chính là những phi công của chúng tôi”, Tướng Adj. Gen. Gregory Knight cho biết và nói thêm rằng “Bạn làm cho chiếc máy bay được tung cánh”.
Video đang HOT
“Những mối đe dọa bên ngoài đối với quốc gia đang ngày càng tiến bộ hơn về công nghệ, chúng sẽ trở thành mối đe dọa nghiêm trọng hơn”, Trung tá Graber nói. “Đây là một vinh dự đáng kinh ngạc khi trở thành một phần của lực lượng có thể chiến đấu với những mối đe dọa ngày càng tăng”.
Sức chiến đấu của Không quân Vệ binh Quốc gia Mỹ sẽ tăng vọt nhờ tiêm kích F-35 Lightning II
“Những thông tin được cung cấp cho phi công F-35 nằm ngay trong mũ bảo hiểm của anh ta. Khi anh ta quay đầu hoặc di chuyển tầm nhìn xung quanh, tất cả thông tin đó đều được nhận biết.
Vì vậy, tính năng này cho phép phi công nhận thức tình huống rất cao”, ông Greg Ulmer – Phó chủ tịch và Tổng giám đốc của Chương trình F-35 từ Lockheed Martin Aeronautics nói thêm.
Là đơn vị máy bay chiến đấu đầu tiên nhận F-35 Lightning II, các quan chức cho biết Vermont đang mở đường cho sự hợp tác mạnh mẽ hơn giữa Không lực Hoa Kỳ và Không quân Vệ binh Quốc gia, mục đích cuối cùng là bảo vệ nước Mỹ khỏi những kẻ thù nguy hiểm hơn.
Theo Chí Linh/Báo Đất Việt
Sự thật Trung Quốc đánh cắp thiết kế F-35 để chế tạo J-20, FC-31
Trung Quốc từ lâu bị tố đánh cắp công nghệ quốc phòng của Mỹ và vũ khí của nước này cũng bị chế giễu là sao chép của Mỹ, trong đó tiêm kích tàng hình J-20 Trung Quốc mới chế tạo cũng bị cho là giống với tiêm kích tàng hình F-35 của Mỹ.
F-35 (trái) và J-20. Ảnh: Alamy
Theo Sputnik, J-20 "Weilong" của Tập đoàn hàng không vũ trụ Thành Đô được tạo ra để đối trọng với máy bay tàng hình thế hệ thứ 5 của Mỹ, F-22 Raptor và F-35 Lightning II. Sau khi những hình ảnh về J-20 rò rỉ, một số điểm tương đồng về bề ngoài giữa J-20 và F-35 đã ngay lập tức bị các nhà bình luận quốc phòng đánh giá là bằng chứng cho thấy các kỹ sư Trung Quốc đã đánh cắp thiết kế F-35 từ Lockheed Martin.
Khi những chiếc J-20 bắt đầu được biên chế cho các phi đội trong Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc khiến phương Tây run sợ, các cuộc tấn công vào nguồn gốc của J-20 càng tăng lên.
Đầu tháng trước, Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ khi đó là John Bolton từng tuyên bố rằng chiến đấu cơ thế hệ thứ 5 của Trung Quốc trông rất giống F-35. Ông Bolton có thể đang đề cập đến tiêm kích J-20 hoặc FC-31 do công ty Thẩm Dương chế tạo.
Cuối tuần trước, ấn phẩm chính sách đối ngoại The National Interest đã xuất bản một bài viết một lần nữa cáo buộc Bắc Kinh từ lâu đã đánh cắp công nghệ nước ngoài và sử dụng nó để chế tạo vũ khí của riêng họ.
Vậy đâu là điểm khiến J-20 của Trung Quốc bị cho bản sao của F-35? Các chuyên gia phương Tây chỉ ra rằng, tổ hợp trinh sát dẫn bắn quang - điện tử (EOTS) nằm dưới mũi J-20, được sử dụng phát hiện mục tiêu và dẫn dường cho vũ khí thông minh mà không cần tới radar có nhiều điểm tương đồng với cụm EOTS trên tiêm kích F-35 và vì thế, có khả năng là Trung Quốc đã sao chép tính năng này từ tiêm kích Mỹ.
J-20 của Trung Quốc.
Hai hệ thống có hình dáng giống nhau, đều được lắp đặt dưới mũi tiêm kích, khác kiểu thiết kế EOTS nằm trên mũi, trước buồng lái của tiêm kích Nga và NATO. Dường như cụm cảm biến của J-20 được tối ưu cho nhiệm vụ không kích mặt đất và đánh chặn trên không. Tuy nhiên, nó được đánh giá là có góc quan sát và tầm hoạt động kém hơn thiết bị trên tiêm kích F-35. Thân máy bay J-20 cũng bị tố ứng dụng nhiều giải pháp thiết kế của tiêm kích tàng hình F-22 của Mỹ.
J-20 cũng được trang bị Hệ thống Thoát hiểm Kích hoạt bằng nước biển (UWARS) giúp nó có thể tác chiến trên đại dương. Trong khi đó, UWARS là hệ thống ngòi nổ chạy bằng pin và được kích hoạt bởi nước biển, đã xuất hiện trên nhiều tiêm kích không quân và hải quân Mỹ. Cảm biến của UWARS sẽ tự động cắt dù khi phát hiện phi công ngâm mình trong nước biển, tránh tình huống dù quấn quanh người và làm phi công chết đuối.
Những cáo buộc J-20 là bản sao của F-35 được củng cố thêm nhờ vụ năm 2007, tin tặc Trung Quốc từng đánh cắp tài liệu kỹ thuật của dòng F-35 từ tập đoàn Lockheed Martin. Các nhà thầu quốc phòng của Australia góp mặt trong dự án F-35 cũng trở thành mục tiêu của tin tặc Trung Quốc trong thời gian gần đây.
Tuy nhiên, chuyên gia quân sự Morgan Artyukhina, kích thước khác nhau của các tiêm kích Trung Quốc và Mỹ đã đủ để xua tan tuyên bố của Bolton rằng J-20 hay FC-31 là bản sao F-35. Theo đó, J-20 có kích thước chiều dài 21,1 mét rõ ràng lớn hơn nhiều so với chiều dài 15,67 mét của F-35. Trong khi đó FC-31 có chiều dài 16,9 mét, vẫn dài hơn tiêm kích của Lockheed.
ột sự khác biệt lớn khác là F-35 chỉ có một động cơ, trong khi cả J-20 và FC-31 đều có hai động cơ. Sự khác biệt này ảnh hưởng đáng kể đến các bộ phận khác trong thiết kế của máy bay, bao gồm cả tính tàng hình của nó. Theo đó, người ta không thể đánh cắp khung máy bay của F-35 và đặt 2 động cơ do Nga sản xuất vào đó.
Theo danviet
Chuyên gia: Không nhận F-35 là phước lành cho Thổ Nhĩ Kỳ Theo chuyên gia Thổ Nhĩ Kỳ, không mua F-35 Lightning II là phước lành cho Ankara, bởi Mỹ dùng số tiền này cung cấp cho người Kurd chống lại đất nước. Thổ Nhĩ Kỳ có thể chấm dứt mua máy bay Mỹ Theo giới chuyên gia, máy bay Nga tiếp tục chinh phục giới chuyên gia Thổ Nhĩ Kỳ. Các chương trình trình...