Dự thảo thông tư hướng dẫn NĐ 171: Tạo thuận lợi cho… người vi phạm
Bộ Công an cho rằng đối với một số lỗi vi phạm đơn giản, người vi phạm có thể nộp tiền phạt trực tiếp cho CSGT để tiết kiệm thời gian, tuy nhiên nhiều ý kiến lo ngại việc “đưa tiền mặt” có thể sẽ gây hệ lụy xấu.
CSGT Hà Nội xử lý người vi phạm – Ảnh: Ngọc Thắng
Hạn chế tạm giữ phương tiện Dự thảo thông tư cũng hướng dẫn trường hợp quá 10 ngày (kể từ khi nhận quyết định xử phạt) mà cá nhân, tổ chức vi phạm chưa nộp tiền phạt thì bị cưỡng chế thi hành. Mỗi ngày chậm phải nộp thêm 0,05% tổng số tiền chưa nộp (tính cả ngày lễ, ngày nghỉ và được tính từ ngày tiếp sau ngày cuối cùng của thời hạn nộp phạt). Việc tạm giữ phương tiện chỉ thực hiện trong trường hợp cần thiết và thời hạn tạm giữ là 7 ngày, có thể kéo dài khi vụ việc phức tạp nhưng không quá 30 ngày. Trường hợp ô tô kinh doanh vận tải mà chủ phương tiện không biết người điều khiển phương tiện thì cơ quan chức năng có thể xử phạt chủ phương tiện về hành vi sử dụng lái xe để kinh doanh vận tải bằng xe ô tô mà không có hợp đồng lao động.
Bộ Công an đang lấy ý kiến về dự thảo thông tư quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định 171/2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt. Đáng chú ý là tại dự thảo này, tổ chức, cá nhân bị xử phạt có thể nộp tiền phạt tại chỗ cho người ra quyết định xử phạt và được nhận biên lai thu tiền phạt. Trường hợp vi phạm có mức phạt trên 250.000 đồng đối với cá nhân, trên 500.000 đồng đối với tổ chức (mức tối đa của khung tiền phạt được quy định đối với hành vi đó), xảy ra ở trên tàu khi đoàn tàu đã rời ga; ở vùng sâu, vùng xa mà việc đi lại gặp khó khăn hoặc xảy ra ngoài giờ hành chính thì người có thẩm quyền xử phạt lập biên bản vi phạm hành chính; nếu hành vi vi phạm rõ ràng, không cần xác minh, thuộc thẩm quyền xử phạt của mình, thì được ra ngay quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
Trả lời Thanh Niên chiều qua, ông Lưu Thanh Hiệp – Phó trưởng phòng Hướng dẫn và tổ chức tuần tra, kiểm soát, giao thông đường bộ – Cục CSGT đường bộ, đường sắt (C67), Bộ Công an, giải thích quy định trên chỉ áp dụng đối với các lỗi, hành vi đơn giản mà CSGT trong thẩm quyền xử phạt của mình được ra quyết định xử phạt. Còn các trường hợp khác thì vẫn phải ra kho bạc nộp phạt như trước đây. “Nộp phạt tại chỗ chỉ là một cách, trong trường hợp người vi phạm không mang theo tiền thì vẫn có thể lựa chọn việc nộp phạt qua kho bạc như trước đây”, ông Hiệp nói.
Video đang HOT
Đối chiếu với Nghị định 171/2013, có hàng loạt vi phạm bị xử phạt dưới 400.000 đồng có thể nộp phạt tại chỗ như: không chấp hành hiệu lệnh, biển báo khi điều khiển ô tô, xe máy; chạy quá tốc độ; dừng đỗ trái quy định; đi vào đường cấm; không đội mũ bảo hiểm hoặc đội mũ bảo hiểm không đúng cách; chở quá người khi điều khiển xe máy…
Liên quan đến quy định nộp tiền phạt trực tiếp cho CSGT đã có không ít lo ngại sẽ nảy sinh tiêu cực, đồng thời tạo ra hình ảnh không đẹp khi CSGT đếm tiền, thối tiền… trước mặt người dân.
Tuy nhiên ông Lưu Thanh Hiệp cho rằng: “Vấn đề quan trọng là cơ chế quản lý, giám sát như thế nào, hiện Bộ Công an đang tiếp tục lấy ý kiến của các bộ ngành chức năng”.
Ông Nguyễn Hoàng Hiệp, Phó chủ tịch Ủy ban An toàn giao thông quốc gia, cũng cho rằng việc thu tiền phạt tại chỗ đối với một số hành vi là nên làm. “Với một lỗi vi phạm, nhiều khi người vi phạm phải đi 3 – 4 lần nộp phạt cũng không xong thì cho nộp tại chỗ sẽ thuận tiện hơn, với lỗi bị phạt vài ba trăm ngàn thì nộp luôn cho xong, đỡ đi lại”, ông Hiệp nói.
Không giám sát sẽ dễ xảy ra mãi lộ Dự thảo Thông tư Bộ Công an đưa ra quy định cho phép người vi phạm được nộp tiền tại chỗ cho CSGT đang khiến dư luận đặc biệt quan tâm. Tôi cho rằng ý tưởng này của ban soạn thảo là nhằm mục đích giải quyết bất cập trong khâu thi hành quyết định phạt tiền của người vi phạm giao thông hiện nay khi người vi phạm phải đi lại nhiều, vừa phải tới cơ quan công an để lấy quyết định xử phạt, rồi xong phải chạy qua Kho bạc Nhà nước để nộp tiền phạt, sau đó lại mang biên lai nộp tiền phạt đó quay về nộp cho cơ quan công an để lấy giấy tờ, phương tiện bị tạm giữ. Mục đích là tốt song tôi thấy rằng còn không ít băn khoăn. Thứ nhất, hiện nay điều 56 luật Xử lý vi phạm hành chính cũng cho phép trong trường hợp xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 250.000 đồng đối với cá nhân, 500.000 đồng đối với tổ chức và người có thẩm quyền xử phạt ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính tại chỗ mà không cần phải lập biên bản vi phạm. Tuy nhiên, tại điều 78 luật Xử lý vi phạm hành chính khi quy định về thủ tục nộp tiền phạt vi phạm hành chính chỉ cho phép cá nhân, tổ chức bị xử phạt nộp tiền phạt tại chỗ khi việc xử phạt diễn ra tại vùng sâu, vùng xa, biên giới, miền núi mà việc đi lại gặp khó khăn hoặc trong trường hợp xử phạt trên biển hoặc ngoài giờ hành chính. Ngoài các trường hợp ngoại lệ trên, những trường hợp còn lại thì trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt, cá nhân, tổ chức bị xử phạt phải nộp tiền phạt tại Kho bạc Nhà nước hoặc nộp vào tài khoản của Kho bạc Nhà nước được ghi trong quyết định xử phạt. Do đó, việc dự thảo thông tư quy định theo hướng cho phép người vi phạm pháp luật giao thông đường bộ, đường sắt có thể nộp tiền phạt tại chỗ cho người ra quyết định xử phạt cao hơn quy định của luật. Theo Nghị định 171/2013 thì CSGT đường bộ đang thực thi công vụ có thẩm quyền ra quyết định xử phạt tại chỗ đến mức 400.000 đồng thì có phù hợp? Thứ hai, thực tế hiện nay dư luận rất bất bình với tình trạng tham nhũng, mãi lộ, do đó dự thảo thông tư cho phép người vi phạm nộp tiền phạt tại chỗ nhưng không kèm theo cơ chế kiểm soát, giám sát thì sẽ như là một hình thức hợp thức hóa cho nạn tham nhũng, mãi lộ đang diễn ra hiện nay. Theo tôi, chúng ta có thể sử dụng cách thức người vi phạm chuyển khoản qua ngân hàng vào tài khoản của Kho bạc Nhà nước như hiện nay chúng ta vẫn thực hiện đối với hình thức thu tiền điện và tiền nước tại một số địa phương. Sau khi được chuyển khoản, Kho bạc Nhà nước sẽ phát thông báo qua cơ quan ra quyết định xử phạt. Sau đó, căn cứ theo thông báo này, cơ quan ra quyết định xử phạt sẽ gửi giấy tờ xe của người vi phạm qua đường bưu điện bằng hình thức bảo đảm.
Theo TNO
Kỷ luật hàng loạt CSGT làm luật bên cầu Mỹ Thuận
Nguồn tin Báo Người Lao Động cho biết, liên quan đến bài viết "Làm luật bên cầu Mỹ Thuận", đại tá Nguyễn Quốc Diệp, Giám đốc Công an tỉnh Tiền Giang, đã chỉ đạo Công an huyện Cái Bè kiểm điểm trách nhiệm trưởng và một phó trưởng công an huyện, kỷ luật hàng loạt cán bộ cảnh sát giao thông (CSGT), cảnh sát kinh tế (CSKT).
Ngoài ra, phải chuyển công tác đối với trung sĩ Phạm Thanh Tuấn (Đội CSGT). Các cán bộ liên quan còn lại sau khi kiểm điểm sẽ có hình thức kỷ luật cụ thể.
Sau khi Báo Người Lao Động ngày 21/11/2013 phản ánh tình trạng dù không được phép tuần tra kiểm soát trên Quốc lộ 1A nhưng hằng đêm, lực lượng CSGT và CSKT Công an huyện Cái Bè đều đến chân cầu Mỹ Thuận (phía tỉnh Tiền Giang) để "làm luật" xe tải, Thanh tra Công an tỉnh Tiền Giang vào cuộc và xác định thông tin này là có thật.
Đại úy Lê Phú Cương kiểm tra cả những xe không xả nước thải
Trước đó, từ đơn của người dân tố cáo nhiều xe tải xả nước thải gần trạm thu phí cầu Mỹ Thuận, đại úy Lê Phú Cương, đội phó Đội CSKT, đề xuất Công an huyện Cái Bè phối hợp với Công an xã Hòa Hưng và Phòng Tài nguyên - Môi trường huyện lập tổ mật phục và xử lý vi phạm.
Theo kế hoạch này, đại úy Cương làm tổ trưởng và đã mật phục 19 đêm cho đến khi Báo Người Lao Động phản ánh mới ngưng. Trong thời gian này, lực lượng công an xã chỉ tham gia 1 đêm, Phòng Tài nguyên - Môi trường tham gia 2 đêm. Còn lại, chỉ có đại úy Cương và 1 CSGT mật phục. Nhiệm vụ của tổ công tác này là chỉ kiểm tra, xử lý những xe xả nước thải chứ không xử lý vi phạm trật tự an toàn giao thông. Tuy nhiên, khi vào cuộc, cơ quan thanh tra phát hiện không có văn bản nào chứng tỏ có sự kết hợp giữa Công an huyện với Phòng Tài nguyên - Môi trường.
Đơn cử, đêm 16/11/2013 (Báo Người Lao Động đã phản ánh việc chặn xe làm luật), đại úy Cương và thiếu tá Trần Văn Nghĩa (CSGT) thừa nhận: Có kiểm tra giấy tờ 10 ô tô tải gồm 3 xe container và 7 xe tải thùng dừng gần trạm thu phí. Do những xe này không xả nước thải nên không lập biên bản vi phạm, không ghi sổ kế hoạch và nhật ký tuần tra. Làm việc với cơ quan chức năng, thiếu tá Nghĩa thừa nhận "có nhận tiền của 3 tài xế, mỗi xe 100.000 đồng".
Còn theo ghi nhận của phóng viên Báo Người Lao Động, đêm 16 rạng 17/11/2013, có đến 20 xe tải các loại bị thiếu tá Nghĩa "hoạnh họe", sau đó tài xế đưa tiền rồi cho đi.
Cơ quan thanh tra còn đề nghị Công an tỉnh chỉ đạo Công an huyện Cái Bè xử lý kỷ luật đối với đại úy Lê Phú Cương và 3 cán bộ, chiến sĩ CSGT gồm thiếu tá Trần Văn Nghĩa, thiếu úy Lê Văn Khải và trung sĩ Phạm Thanh Tuấn. Trong đó, cơ quan thanh tra xác định thiếu tá Nghĩa vi phạm quy trình tuần tra kiểm soát, không ghi sổ nhật ký tuần tra và nhận tiền của tài xế. Thiếu úy Lê Văn Khải lập biên bản vi phạm hành chính 2 xe trên Quốc lộ 1A là không đúng kế hoạch kiểm tra, địa bàn tuần tra kiểm soát.
Trước đó, khi làm việc với cơ quan thanh tra, thiếu úy Khải khẳng định "khi tham gia kiểm tra không "lấn sân" tuần tra kiểm soát và không có lập biên bản vi phạm trật tự an toàn giao thông đối với các xe". Đến khi cán bộ thanh tra đưa ra 2 biên bản vi phạm hành chính của 2 xe, thiếu úy Khải mới thừa nhận.
Theo Minh Sơn
CSGT giải cứu thành công cô gái nhảy cầu Chương Dương tự tử Trong khoảnh khắc, các chiến sĩ CSGT đã "níu" lại mạng sống cho cô gái trẻ dại dột. Các chiến sĩ thuộc đội CSGT số 1 đang liên hệ với gia đình cô gái Tối ngày 15/1/2012, tổ công tác của Đội CSGT số 1, Phòng CSGT, CATP Hà Nội do Đại úy Lê Hải Hòa làm tổ trưởng nhận nhiệm vụ tuần...