Dự thảo Nghị định hướng dẫn Luật Giáo dục Đại học vừa thừa vừa thiếu
Thượng tầng muốn thay đổi, hạ tầng xã hội là các trường, người dân… đều muốn thay đổi, muốn tự chủ để tiến lên nhưng hệ thống ở giữa không muốn chuyển động.
Ngay 28/10, Bao điên tư Giao duc Viêt Nam tô chưc Toa đam: “Rào cản tự chủ đại học trong Dự thảo Nghị định hướng dẫn Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục Đai hoc”.
Tơi dư Toa đam có Giáo sư Lâm Quang Thiệp – nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học, Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Tiến sĩ Lê Viết Khuyến – nguyên Phó vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học, Bộ Giáo dục và Đào tạo
Giáo sư Trần Đức Viên – Chủ tịch Hội đồng học viện, Học viện Nông nghiệp Việt Nam.
Cùng nhiều phong viên của các cơ quan báo chí Trung ương và Hà Nội, tham dự và đưa tin.
Video: Giáo sư Lê Vinh Danh – Hiệu trưởng Trường Đại học Tôn Đức Thắng.
Giáo sư Lê Vinh Danh, chia sẻ:
Chúng ta có Nghị quyết 19 là Nghị quyết rất tiến bộ, có tính cách mạng và bao phủ rất nhiều vấn đề từ cơ chế quản lý, đến cách thức tổ chức, tự chủ về nhân sự, tài chính, chuyên môn…đều có đề cập.
Điều đó thể hiện ý thức của hệ thống chính trị rất quyết tâm về đổi mới sự nghiệp công lập, mà cụ thể ở đây là trường đại học công lập. Từ đó chúng ta mới có sự thay đổi của Luật Giáo dục Đại học này.
Nhưng hiện nay các luật có liên quan đến luật này lại đang sửa không kịp, nên khi vận hành luật này thì lại bị vướng.
Điểm nữa là hiện nay có tình trạng các bộ không muốn buông công việc và cũng không muốn thực hiện theo luật này.
Ví dụ cụ thể là Trường Đại học Tôn Đức Thắng, thì mới đây Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam có ban hành Quyết định về điều động, luân chuyển, bổ nhiệm cán bộ trong hệ thống Công đoàn Việt Nam, phủ luôn cả trường đại học và rất nhiều điều sai với chính luật đã ban hành.
Khi các bộ ngành và tương đương có thể làm việc đó một cách tùy tiện, thậm chí làm sai cả luật mà vẫn kí ban hành, thì rõ ràng là luật này không thể đi vào thực tế được, thậm chí tình trạng này kéo dài và phổ biến thì Nghị quyết 19 sẽ phá sản.
Như vậy thượng tầng kiến trúc muốn thay đổi, hạ tầng xã hội ở dưới là các trường, người dân, sinh viên…đều muốn thay đổi, đều muốn tự chủ để tiến lên nhưng hệ thống ở giữa không muốn chuyển động.
Có thể vì nhiều lý do không muốn mất quyền lực…nên họ không chịu buông, như vậy tầng giữa không buông thì đó chính là vật cản cho trên và dưới không thông nhau. Vậy chúng ta phải kiến nghị đến cấp cao hơn để chỉ đạo cho tầng giữa này.
Chúng ta phải đấu tranh trực tiếp vào các văn bản này, đây là những văn bản quan trọng, vì khi ban hành ra sẽ ảnh hưởng toàn diện đến các trường, vậy tôi xin góp ý cụ thể về 2 văn bản này.
Tôi thấy văn bản Dự thảo Nghị định này có 2 điều không ổn đó là cách tiếp cận, lẽ ra cách tiếp cận là điều trong luật đã ghi rõ rồi thì văn bản này không cần nhắc lại nữa, văn bản này chỉ cần hướng dẫn thi hành điều này, điều kia.
Những điều chưa rõ hoặc Luật giao cho Chính phủ, thay vì ta làm thẳng như vậy thì nay ta lại viết tràn lan, đả động gần như tất cả các điều, viết luôn cả những chuyện mà Luật đã quy định chi tiết rồi mà cũng bê vào. Tôi thấy cách tiếp cận như vậy không ổn.
Điểm thứ 2 là dự thảo này vừa thừa vừa thiếu, lẽ ra có những chỗ cần làm rõ vì các trường cần điều đó để vận hành, thì dự thảo lại né hoặc là không làm rõ. Ngược lại có những chuyện không cần làm rõ nữa vì trong luật viết rồi, thì dự thảo lại chép ra.
Ví dụ: Đối với điều 2 (đặt tên). Việc đặt tên của trường thành viên bằng cách có tên viết tắt của trường đại học lớn ở phía trên, rồi sau đó là tên tiếng Anh của trường thành viên, tên này rất là dài và không ai lại làm việc đó.
Điều này trong luật cũng không quy định, vậy tự nhiên làm sao chúng ta lại nghĩ ra một chuyện khác người như vậy? Những điều mà luật đã quy định rồi thì đó là chuyện cứng và chúng ta không có động tới.
Nhưng những việc mà luật không quy định thì lẽ ra Bộ phải giải thích, hoặc phải dự thảo theo hướng tiệm cận với quốc tế để trong nước và nước ngoài đều hiểu, nhưng thực tế ta lại đưa ra cách giải thích làm rắc rối vấn đề hơn.
Tên của cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài, phải thực hiện theo quy định pháp luật hiện hành về hợp tác đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục đại học.
Hiện nay quy định pháp luật hiện hành về hợp tác đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục đại học, đều từ Luật 34 này, nhưng vì không rõ nên chúng có tình trạng Đại Học Rmit ở Melbourne – tổ chức đại học lớn nhất của Úc đặt phận hiệu ở Việt Nam.
Sau một thời gian lấy tên là Rmit Việt Nam thì không ổn, người ta lách bằng cách thành lập Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên Đại học Rmit Việt Nam, vậy đây là công ty hay phân hiệu?
Điều này là do chỗ hở của luật chúng ta và nay vẫn tiếp tục hở, trong dự thảo Nghị định này cũng không hướng dẫn chi tiết về việc đó
Chúng ta tự nghĩ ra cơ quan quản lý trực tiếp, mà lại không nói cụ thể đó là cơ quan nào? Như vậy việc đó tạo điều kiện cho sự diễn dịch theo hướng có lợi cho người nào có quyền.
Tại sao chúng ta không nói luôn là Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong trường hợp đại học tư thục, hoặc Bộ Giáo dục và Đào tạo trong trường hợp đại học công lập, nếu nói rõ như vậy thì mọi chuyện sẽ minh bạch.
Tùng Dương
Theo giaoduc.net
Hai đối tượng mất đặc quyền, không muốn trường đại học tự chủ
Thành lập Hội đồng trường thì phải chuyển cái quyền đó cho Hội đồng trường, Bộ chủ quản, Hiệu trưởng mất quyền xin cho, như vậy thì không ai muốn.
Tiến sĩ Lê Viết Khuyến
Ngay 28/10, Bao điên tư Giao duc Viêt Nam tô chưc Toa đam: "Rào cản tự chủ đại học trong Dự thảo Nghị định hướng dẫn Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục Đai hoc".
Tơi dư Toa đam Giáo sư Lâm Quang Thiệp - nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học, Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Giáo sư Lê Vinh Danh - Hiệu trưởng Trường Đại học Tôn Đức Thắng.
Giáo sư Trần Đức Viên - Chủ tịch Hội đồng học viện, Học viện Nông nghiệp Việt Nam.
Cùng nhiều phong viên của các cơ quan báo chí Trung ương và Hà Nội, tham dự và đưa tin.
Video: Tiến sĩ Lê Viết Khuyến - nguyên Phó vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học, Bộ Giáo dục và Đào tạo,tới dự và chia sẻ quan điểm về: Trao quyền tự chủ cho các trường Đại học.
Tiến sĩ Lê Viết Khuyến chia sẻ: "Về cơ bản, chúng tôi mong muốn Luật Giáo dục và đặc biệt là Luật Giáo dục Đại học này cần được chỉnh sửa nhiều hơn.
Luật Giáo dục Đại học 2012 có quá nhiều khiếm khuyết, để có thể giải phóng cho các trường phát triển được, thì tôi thấy có nhiều điều khoản trong Luật đó cần được sửa.
Một logic tất yếu là khi đã trao quyền tự chủ cho các trường Đại học, vậy vấn đề ở đây là ai trao và ai nhận?
Vấn đề trao nhận này ta thấy có cái vướng. Đối với trường đại học công lập thì nhà Nhà nước trao, mà lâu nay Nhà nước ủy quyền cho bộ chủ quản, các cơ quan chủ quản.
Vậy các cơ quan chủ quản phải sẵn sàng tự nguyện bỏ quyền của mình lâu nay có, để mà nhường cái quyền đó chuyển giao cho các trường, đó mới gọi là trao.
Nếu như các cơ quan chủ quản vẫn giữ quyền của mình như hiện nay thì làm sao mà gọi là trao được?.
Vấn đề thứ 2 là trao quyền đó cho ai? Đây không phải là trao cho cá nhân một ông Hiệu trưởng, mà đây là trao cho Hội đồng trường, cho nên vấn đề làm rõ vai trò, tạo quyền lực thực sự cho Hội đồng trường nó như thế nào? Đó là vấn đề rất quan trọng.
Tôi đã đến khá nhiều trường đại học, các hiệu trưởng đều nói: hội đồng trường chẳng có tác dụng gì, vậy nên tốt nhất là mấy ông ở hội đồng trường cứ ngồi đấy, không phải làm việc, có gì chúng tôi sẽ trao đổi.
Chưa nói đến việc có khá nhiều trường thì hiệu trưởng lại có quyền đứng ra thành lập hội đồng trường, và chọn những người theo "phe" mình tham gia vào hội đồng trường, vậy hội đồng ăn theo?
Hội đồng trường có trong Luật Giáo dục từ năm 2005 đã nói rồi, nhưng chúng ta thấy cho đến thời gian gần đây, theo báo cáo của Bộ Giáo dục và Đào tạo thì chỉ có khoảng 30% các trường có hội đồng trường, mà những hội đồng trường đó không có thực quyền.
Trong một cuộc họp tại văn phòng Chính phủ, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam có nói: Tại sao Luật Giáo dục Đại học có nói là phải thành lập hội đồng trường, nhưng tại sao các trường không thành lập?
Việc này cũng không thấy ai nhắc nhở, Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng không nhắc nhở?
Những điều đó đã được khẳng định trong Luật Giáo dục, vậy nếu trường nào không thực hiện việc đó thì phải bị xử lý nghiêm túc.
Tôi thấy thực trạng hiện nay nếu có thành lập hội đồng trường thì cũng chỉ là danh nghĩa thôi.
Phó Thủ tướng có đặt câu hỏi: Tại sao lại như vậy và để tình trạng đó kéo dài lâu thế?
Trả lời Phó Thủ tướng, tôi nói rằng: Tôi chỉ nói các trường công lập, nếu thấy xuất hiện hội đồng trường thì sợ là mất quyền, cái thứ nhất là bộ chủ quản và cơ quan chủ quản.
Bởi nếu thành lập hội đồng trường thì phải chuyển cái quyền đó cho hội đồng trường, vậy thì chủ quản mất cái quyền đó, quyền xin cho. Vì vậy cơ quan chủ quản không muốn.
Người thứ 2 mất quyền đó chính là ông hiệu trưởng nhà trường, nếu theo cơ chế độc quyền thì trên là cơ quan chủ quản, dưới là hiệu trưởng.
Nếu hội đồng trường là một tổ chức quyền lực thực sự, có quyền tuyển chọn, quyền bãi miễn hiệu trưởng thì chắc chắn hiệu trưởng sẽ không thích.
Chính vì 2 lý do như trên, cho nên hội đồng trường có cũng như không. Vậy rõ ràng chính sách, chủ trương trao quyền tự chủ cho các trường đại học thì chỉ có ý nghĩa danh nghĩa thôi, không đi được vào cuộc sống là vì vậy.
Tùng Dương
Theo giaoduc.net
Luật Giáo dục Đại học sửa đổi: Nhiều kỳ vọng Trước khi trình Chính phủ Dự thảo Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Giáo dục Đại học (ĐH) sửa đổi, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã yêu cầu ban soạn thảo Dự thảo Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Giáo dục ĐH sửa đổi (Luật số 34) tiếp thu và chỉnh lý nhiều nội dung quan trọng. Một trong những...