Dự thảo nghị định cho thuê lại lao động: Không đưa điều trái khoáy vào cuộc sống
Hôm nay, tại TPHCM, Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐVN Mai Đức Chính chủ trì hội nghị với đại diện LĐLĐ của 32 tỉnh – thành phía nam và CĐ ngành trung ương (diễn ra 3 ngày 18-19-20.12), để góp ý 6 dự thảo (DT) nghị định (NĐ) của Chính phủ hướng dẫn chi tiết một số lĩnh vực của Bộ luật Lao động (BLLĐ) 2012 mà Quốc hội giao.
Những doanh nghiệp có tranh chấp lao động và đình công kiểu này thì không được quyền cho thuê hoặc thuê lại lao động (ảnh minh hoạ).
Trong 6 DTNĐ này, có DTNĐ về cho thuê LĐ được nhiều người đánh giá cao, bởi nó đã không đưa những điều trái khoáy về cho thuê LĐ vào cuộc sống…
Trái khoáy!
Video đang HOT
Tại khoản 1 Điều 53 BLLĐ sửa đổi, định nghĩa: “Cho thuê lại LĐ là việc NLĐ đã được tuyển dụng bởi DN được cấp phép hoạt động cho thuê lại LĐ sau đó làm việc cho NSDLĐ khác, chịu sự điều hành của NSDLĐ sau và vẫn duy trì quan hệ lao động với DN cho thuê lại LĐ”. Nếu vậy, câu hỏi đặt ra ở đây là: DN cho thuê LĐ hay DN thuê lại LĐ mới thực sự là NSDLĐ? Theo chúng tôi, việc xác định ai thực sự là NSDLĐ rất quan trọng, bởi lẽ: Theo quy định tại Điều 6 BLLĐ 2012 thì NSDLĐ có quyền “bố trí, điều hành LĐ theo nhu cầu sản xuất, kinh doanh”. Thế nhưng, trong trường hợp này, NSDLĐ chẳng có quyền gì, mà cái quyền ấy lại thuộc về bên thuê lại LĐ (tức không phải NSDLĐ), khiến cho quy định trên tại Điều 6 BLLĐ 2012 chẳng còn giá trị! Chưa hết, ở Điều 5 BLLĐ 2012 xác định rõ 5 “quyền” của NLĐ, trong đó có quyền “tự do lựa chọn việc làm”, nhưng lúc này bên thuê lại LĐ mới có quyền bố trí công việc theo ý của họ, nên NLĐ đã bị mất đi cái quyền tự do ấy.
Oái oăm hơn, tại nơi làm việc NLĐ cũng không có quyền thành lập, gia nhập, hoạt động CĐ theo quy định của Luật CĐ, vì CĐCS ở đây không đại diện cho họ. Ngược lại, CĐCS ở DN thuê lại LĐ cũng không có quyền tập hợp họ vào tổ chức CĐ. Đặc biệt, NLĐ không bao giờ có thể thực hiện được quyền đình công hợp pháp, bởi CĐCS của DN thuê lại LĐ không thể đại diện họ thương lượng ký kết thoả ước lao động tập thể (TƯLĐTT) với cả chủ DN cho thuê LĐ lẫn chủ DN thuê lại LĐ. Ngược lại, CĐCS ở DN cho thuê LĐ càng không thể đến nơi NLĐ làm việc để lãnh đạo họ đình công. Đặc biệt, BLLĐ sửa đổi có hẳn một chương quy định về đối thoại để xây dựng quan hệ lao động hài hoà, ổn định, tiến bộ tại nơi làm việc. Theo đó, Điều 6 của BLLĐ 2012 cũng giao NSDLĐ cái quyền: “Yêu cầu tập thể LĐ đối thoại, thương lượng, ký kết TƯLĐTT tham gia giải quyết tranh chấp lao động, đình công trao đổi với CĐ về các vấn đề trong quan hệ lao động, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của NLĐ”.
Thế nhưng, lúc này, chủ DN thuê lại LĐ không phải là NSDLĐ nên không có các quyền đó, còn chủ DN cho thuê LĐ là NSDLĐ thì tuy có các quyền đó, nhưng lại không thể tới DN thuê lại LĐ để tổ chức thực hiện!
“Khoanh vùng”
Tóm lại, việc cho thuê lại LĐ đã làm quan hệ LĐ bị… “vênh”, ảnh hưởng đến sự liên thông giữa BLLĐ với Luật CĐ, nên nó không được khuyến khích. Trên thực tế, ngày càng nhiều nước hạn chế cho thuê lại LĐ chỉ trừ một số nước Bắc Âu vì kết quả thương lượng tập thể cấp ngành ở đó rất mạnh, chi phối lớn việc tăng cường quyền và điều kiện làm việc cho NLĐ được thuê lại. Vì thế, DTNĐ hướng dẫn lĩnh vực này (DT lần 3 gồm 5 chương với 31 điều) đã “khoanh vùng” phạm vi chỉ còn 3 nội dung, hướng dẫn khoản 3 Điều 54 BLLĐ 2012, bao gồm: Việc cấp phép, ký quỹ, và danh mục công việc được cho thuê lại LĐ. Điều hết sức tiến bộ là: Thay vì liệt kê các DN bị cấm sẽ diễn ra tình trạng lách luật hoặc cơ chế “xin – cho” , thì DTNĐ đã đưa danh mục các ngành nghề được phép cho thuê LĐ để hạn chế tiêu cực. Đáng nói, việc thuê lại LĐ bị cấm nếu DN thay đổi cơ cấu công nghệ, sáp nhập, hợp nhất, chia tách DN dẫn đến NLĐ bị mất việc, hoặc trong những trường hợp DN đang có tranh chấp LĐ và đình công mà vẫn chưa giải quyết xong.
Đặc biệt, DN cho thuê LĐ phải nộp tiền ký quỹ ít nhất 1 tỉ đồng để được cấp giấy chứng nhận của ngân hàng, sau đó mới được cho thuê LĐ. Số tiền này dùng để bồi thường NLĐ nếu DN cho thuê LĐ vi phạm HĐLĐ, hoặc gây thiệt hại đến quyền lợi NLĐ.
Việc thuê lại LĐ bị cấm nếu DN thay đổi cơ cấu công nghệ, sáp nhập, hợp nhất, chia tách DN dẫn đến NLĐ bị mất việc, hoặc trong những trường hợp DN đang có tranh chấp LĐ và đình công mà vẫn chưa giải quyết xong.
Theo laodong
Cộng đồng trách nhiệm với doanh nghiệp và người lao động
Chủ tịch CĐ các KCN-KKT tỉnh Khánh Hòa Nguyễn Thị Biên phân tích: "Kinh tế suy thoái, sản xuất kinh doanh khó khăn, DN rất cần sự hỗ trợ của tổ chức công đoàn trong việc tuyên truyền, vận động công nhân cảm thông, chia sẻ...; mặt khác, người lao động cũng mong tìm được chỗ dựa ở công đoàn để có thể thương lượng và yêu cầu giới chủ thực hiện những điều khoản đã cam kết trong thỏa ước lao động tập thể".
Lãnh đạo CĐ các KCN-KKT Khánh Hòa trực tiếp giải quyết đình công tại KCN Bình Tân. Anh: B.C
Đàm phán xây dựng thỏa ước
Để có thể phát huy tốt vai trò trung gian thương lượng hòa giải và đàm phán giải quyết tranh chấp về quyền giữa NLĐ và chủ sử dụng LĐ, trong nhiệm kỳ 5 năm qua, các thành viên trong BCH CĐ các KCN-KKT tỉnh thường xuyên bám sát cơ sở, lắng nghe, ghi nhận những ý kiến, kiến nghị từ 2 phía; hướng dẫn đại diện tập thể NLĐ kiên trì vận động giới chủ ký kết thỏa ước lao động tập thể (TƯLĐTT) với những điều khoản đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng của NLĐ.
Theo phân tích của CĐ các KCN- KKT tỉnh, tính đến đầu tháng 11.2012 đã vận động kết nạp được gần 6.800 đoàn viên, chiếm 63% tổng số lao động trong 30 DN có tổ chức CĐ và 28/30 DN đã ký kết TƯLĐTT, 2 DN đang soạn thảo để có thể ký kết vào đầu năm 2013. Điều cần ghi nhận là hơn 30% bản thỏa ước mà chủ DN đã ký có nhiều điều khoản quy định về thực hiện chế độ chính sách đối với NLĐ cao hơn so với mức "sàn" của Luật LĐ; điển hình như TƯLĐTT của các Cty bia San Miguel, Long Shin, Long Hiệp, Fujiura, Phillips Seafood... Bên cạnh đó, CĐ các KCN-KKT Khánh Hòa cũng thường xuyên rà soát lại nội dung những bản TƯLĐTT sắp đến hạn phải ký lại, kịp thời phát hiện và yêu cầu chủ DN điều chỉnh những điều khoản không còn phù hợp với quy định pháp luật; nhờ vậy đã hạn chế được tình trạng lãn công, đình công, khiếu kiện tập thể do tranh chấp về quyền lợi.
Được sự hỗ trợ của LĐLĐ tỉnh, trong nhiệm kỳ vừa qua, CĐ các KCN-KKT Khánh Hòa đã tổ chức 15 lớp tập huấn cho 580 cán bộ từ tổ CĐ trở lên, nhằm trang bị kỹ năng vận động, thương lượng, quản lý tài chính CĐ và hướng dẫn vận dụng các quy định của pháp luật, đặc biệt là Luật CĐ, Luật LĐ. Ngoài ra, Ban Thường vụ CĐ các KCN-KKT còn tranh thủ sự ủng hộ của một số chủ DN để có thêm thời gian, kinh phí mở lớp tập huấn tại cơ sở và duy trì hội nghị NLĐ thường niên. Đến nay, 70% số CĐCS tại các KCN-KKT tỉnh đã thành lập được hội đồng hòa giải.
Cộng đồng trách nhiệm
TGĐ Cty TNHH bia San Miguel Việt Nam Elisito A.Locay Locay cho biết: "15 năm qua, tình hình sản xuất kinh doanh của Cty không phải lúc nào cũng thuận lợi và hiện đang đối mặt với rất nhiều khó khăn; nhưng chúng tôi vẫn thực hiện đầy đủ những gì đã cam kết trong bản TƯLĐTT. Ban lãnh đạo Cty luôn hiểu rằng, hoạt động của CĐ đã và sẽ có ảnh hưởng rất lớn và rất tốt đối với nhận thức của NLĐ, đồng thời góp phần quan trọng vào sự thành công của DN".
Lấy cơ sở làm địa bàn hoạt động, tùy theo điều kiện thực tế của từng đơn vị, tùy theo mùa vụ sản xuất của từng nhóm ngành nghề, BCH CĐ các KCN-KKT tỉnh hình thành chương trình, kế hoạch công tác và phân công cán bộ phụ trách từng cụm, nhóm...; theo đó hướng dẫn CĐCS xây dựng quy chế thi đua, đồng thời kêu gọi vận động đoàn viên đăng ký thi đua và tổ chức ký kết thi đua... nhằm đạt được mục tiêu nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm; đảm bảo hài hòa lợi ích của DN, NLĐ và CĐ.
Ông Nguyễn Hòa - UV BCH Tổng LĐLĐVN, Chủ tịch LĐLĐ Khánh Hòa - khẳng định: "Năm 2013, tình hình kinh tế tiếp tục khó khăn, nhiều DN sẽ phải thu hẹp sản xuất và cắt giảm lao động. Hơn lúc nào hết, CĐ cấp trên cơ sở cần nâng cao hơn nữa vai trò, trách nhiệm trong việc định hướng và hướng dẫn CĐCS gắn nhiệm vụ chăm lo bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của NLĐ với chia sẻ khó khăn cùng chủ DN. Trước mắt cũng như lâu dài, hoạt động công đoàn và phong trào công nhân luôn luôn gắn liền với nhiệm vụ chuyên môn tại cơ sở và cần phát huy hình thức đối thoại 3 bên, trực tiếp giải quyết vướng mắc thông qua "con đường" hòa giải, thương lượng".
Theo laodong
Phủ nhận có phóng xạ trong sữa và thuốc độc trong trà Một tuần gần đây, một số trang báo mạng đưa thông tin về việc sữa Meiji của Nhật Bản bị nhiễm phóng xạ có thể có tại VN. Cục An toàn thực phẩm cho hay, Văn phòng đại diện Meiji Co.,Ltd tại VN đã có văn bản ngày 12.12 khẳng định: "Đây là thông tin không đúng sự thật. Các thông tin hiện...