Dự thảo Luật Trẻ em: Xác định trẻ em là người dưới 18 tuổi
Bộ LĐ-TB&XH đang lấy ý kiến của các tầng lớp xã hội nhằm góp ý về Dự thảo Luật Trẻ em. Đây là dự thảo luật được điều chỉnh từ Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em (sửa đổi) cách đây hơn 10 năm.
Theo Bộ LĐ-TB&XH, Dự thảo Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em (sửa đổi), tên mới là Luật Trẻ em sẽ bao gồm 6 chương và 97 điều (tăng thêm 1 chương và 37 điều so với Luật hiện hành).
Dự thảo đang được đưa lên website của Bộ LĐ-TB&XH để lấy ý kiến góp ý của đông đảo các tầng lớp xã hội.
Một trong những điểm mới của Dự thảo là đề xuất quy định trẻ em là người dưới 18 tuổi, thay vì quy định dưới 16 tuổi như luật hiện hành.
Dự thảo nêu rõ các quyền và bổn phận của trẻ em, biện pháp bảo đảm thực hiện các quyền trẻ em; bảo vệ trẻ em; bảo đảm các quyền tham gia của trẻ em; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân trong việc thực hiện các quyền trẻ em…
Được biết, Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em được Quốc Hội ban hành lần đầu tiên vào năm 1991. Tới năm 2004, Luật được sửa đổi và có hiệu lực từ năm 2005.
Video đang HOT
Luật là hệ thống các quy định và điều chỉnh các quyền cơ bản của trẻ em, xây dựng khuôn khổ pháp lý trong công tác bảo vệ trẻ em. Đồng thời, Luật cũng là sự thể hiện cam kết của Chính phủ Việt Nam trong việc thực hiện Công ước về quyền trẻ em (CRC).
Sau hơn 10 năm, Luật đã tồn tại một số bất cập như: Quy định tuổi của trẻ em chưa phù hợp với CRC, chưa bảo đảm tính thống nhất trong trong hệ thống pháp luật Việt Nam, nhiều quyền trẻ em được quy định trong CRC chưa được Luật 2004 quy định và cần đưa một số chính sách bảo đảm thực hiện quyền trẻ em, quy định của Luật còn chung chung, thiếu sự phân công rõ ràng, thiếu sự phối hợp…
Hoàng Mạnh
Theo Dantri
Dự án lấn sông Đồng Nai có nhiều thiếu sót
Việc thi công trên thực tế không giống với phương án thi công trong báo cáo đánh giá tác động môi trường.
Chiều 24-4, Bộ TN&MT họp về dự án cải tạo cảnh quan và phát triển đô thị ven sông Đồng Nai sau khi đã xem xét hồ sơ của dự án, làm việc với UBND tỉnh Đồng Nai và đi thực địa tại khu vực làm dự án.
Đánh giá tác động môi trường sơ sài
"Báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án rất sơ sài. Ví dụ, không làm rõ được việc thi công bờ kè tác động đến môi trường như thế nào, thậm chí việc lấy mẫu nước phân tích cũng rất ít. Báo cáo này cũng không nói đến việc kè bờ làm ảnh hưởng đến môi trường thủy sinh, môi trường nước như thế nào. Mặt khác, biện pháp bảo vệ môi trường trong quá trình kè bờ cũng đề cập rất chung chung là làm theo quy định của pháp luật chứ không có biện pháp cụ thể nào cả" - ông Hồ Kiên Trung, Phó Cục trưởng Cục Quản lý chất thải và cải thiện môi trường, chỉ rõ.
Ông Trung cho biết theo quy định với dự án có quy mô như vậy thì báo cáo đánh giá tác động môi trường phải lấy ý kiến cộng đồng. Nhưng điều này đã không được thực hiện. UBND tỉnh Đồng Nai lý giải trong quá trình lập quy hoạch chi tiết đã lấy ý kiến cộng đồng nên trong báo đánh giá tác động môi trường không cần lấy ý kiến cộng đồng nữa. Đây là một cách hiểu sai lầm của UBND tỉnh Đồng Nai.
Việc lấn sông Đồng Nai để làm dự án đã gây nhiều tranh cãi trong suốt thời gian qua. Ảnh: TRUNG THANH
"UBND tỉnh Đồng Nai cần yêu cầu chủ đầu tư làm lại báo cáo đánh giá tác động môi trường chi tiết hơn. Trong đó phải nêu rõ những tác động của việc kè bờ và những rủi ro có thể tác động đến môi trường nước và thủy sinh, đồng thời đưa ra những giải pháp cụ thể. Báo cáo này cần phải được lấy ý kiến của cộng đồng và ý kiến của các thành viên trong Ủy ban Bảo vệ môi trường lưu vực sông Đồng Nai" - ông Trung kiến nghị.
Đáng chú ý, Thứ trưởng Bộ TN&MT Nguyễn Thái Lai đánh giá: "Báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án này được lập theo phương án thi công khác. Nhưng thực tế khi thi công thì lại theo một phương án hoàn toàn khác, không giống như vậy".
Có việc lấn sông
Theo Thứ trưởng Nguyễn Thái Lai, có ba vấn đề lớn cần phải làm cho rõ ở dự án này là tác động dòng chảy, việc thoát lũ, ổn định lòng sông. Đặc biệt, việc làm kè trên sông Đông Nai nếu không cẩn thận sẽ làm sạt lở cù lao Phố.
Đồng quan điểm, PGS Ngô Lê Long, ĐH Thủy lợi, đánh giá dự án thiếu sót rất nhiều về mặt số liệu. Đáng chú ý, tài liệu địa hình, khảo sát toàn căn cứ trên số liệu từ năm 2008, sau đó chỉ bổ sung thêm. Toàn bộ việc chỉnh trị sông gần như không được xem xét trong báo cáo mà chỉ đưa ra các phương án thi công thôi.
"Về quy hoạch thủy lợi, ban đầu dự án này chỉ là chỉnh trị sông và cải tạo cảnh quan ven bờ. Nhưng xem xét toàn bộ hồ sơ thì thấy rằng dự án này không chỉ đơn thuần là chỉnh trị sông. Bản chất là của dự án là kết hợp giữa chỉnh trị sông và phát triển đô thị. Việc lấn sông là có" - Cục trưởng Cục Quản lý tài nguyên nước Hoàng Văn Bảy nhận định.
Theo kế hoạch, cuối tháng 5, Bộ TN&MT sẽ có báo cáo Thủ tướng về dự án cải tạo cảnh quan và phát triển đô thị ven sông Đồng Nai. Báo cáo này sẽ chỉ ra những thiếu sót của dự án và hướng tháo gỡ. Báo cáo này được lập trên cơ sở tổng hợp ý kiến của các bộ TN&MT, NN&PTNT, Xây dựng, GTVT.
HOÀNG VÂN
Theo_PLO
Việt Nam phản đối Canada thông qua đạo luật sai trái S-219 Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình khẳng định: "Đạo luật S-219 của Canada là hoàn toàn sai trái, chứa đựng nhiều nội dung xuyên tạc lịch sử cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của Việt Nam... Đây là bước lùi trong quan hệ giữa hai nước." Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình...