Dự thảo Luật Đất đai: Chưa rõ khái niệm “phù hợp với giá thị trường”
“Khi thu hồi đất, giá đất sẽ do Nhà nước quyết định bảo đảm nguyên tắc phù hợp với giá thị trường” thay cho nguyên tắc “sát với giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất thực tế trên thị trường trong điều kiện bình thường” – đó là một trong những điểm quan trọng và được quan tâm nhất của Dự luật Đất đai (sửa đổi) lần đầu tiên được đưa ra Quốc hội thảo luận vào chiều 6.11.
Tuy nhiên, tại phiên thảo luận tổ, rất nhiều đại biểu cho rằng quy định đó vẫn hết sức mơ hồ và không giải quyết được vấn đề khiếu kiện như mong muốn.
Không ai hiểu thế nào là “phù hợp giá thị trường”
Một trong những điểm mới của dự luật là quy định: Nhà nước chủ động thu hồi đất theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được công bố tổ chức việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư để tạo quỹ đất “sạch”. Sau đó, Nhà nước giao đất, cho thuê đất để sử dụng đất vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng hoặc đưa ra đấu giá quyền sử dụng đất để thực hiện các dự án đầu tư phát triển kinh tế – xã hội. Về nguyên tắc định giá đất cũng được sửa đổi bằng quy định: “Giá đất do Nhà nước quyết định bảo đảm nguyên tắc phù hợp với giá thị trường” thay cho nguyên tắc “giá đất sát với giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất thực tế trên thị trường trong điều kiện bình thường”.
Video đang HOT
Tuy nhiên, đây cũng là vấn đề rất được các đại biểu sôi nổi thảo luận. Nhiều đại biểu cho rằng, quy định “phù hợp theo giá thị trường” là rất mơ hồ, chưa có chuẩn mực nào cả. Nhiều đại biểu cũng đặt ra câu hỏi: Quy định giá thị trường là giá lúc định giá khi quy hoạch sử dụng đất hay giá lúc thu hồi, đấu giá? Bởi theo các ĐB thì từ lúc định giá đến lúc đền bù, giá đất có thể đã biến động rất khác, vì vậy phải có nguyên tắc để định giá chứ không thể quy định chung chung như vậy.
ĐB Tô Văn Tám (Kon Tum) tỏ ra rất băn khoăn về quy định này. Ông phát biểu: “ Khái niệm “phù hợp với giá thị trường” là một khái niệm khó nắm bắt, vì chưa thể xác định được chính xác thế nào là giá thị trường”. “Vì vậy, việc xác định thế nào để mảnh đất ấy đúng giá trị thật là hết sức khó, tôi ví dụ ở Tây Nguyên có những lô đất rộng cả hécta, nhưng chưa chắc giá bán đã bằng giá 1m2 đất ở Hà Nội.
Vậy căn cứ vào tiêu chí nào của thị trường để nói rằng mảnh đất đó giá bao nhiêu? Nếu không làm rõ được việc này thì đừng hy vọng giải quyết được khiếu kiện khi thu hồi” – ĐB Tám kết luận. Nhìn ở góc độ một chuyên gia về luật pháp, Phó Chủ nhiệm UB Tư pháp của QH Lê Thị Nga cho rằng, dù dự luật được nghiên cứu khá lâu nhưng vẫn còn rất nhiều nhược điểm, ví như chưa giải quyết rõ ràng vấn đề đất nông trường, trạm, trại. Quy định Nhà nước chủ động thu hồi đất theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được công bố tổ chức việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư để tạo quỹ đất “sạch”.
Sau đó, Nhà nước giao đất, cho thuê đất để sử dụng đất vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng hoặc đưa ra đấu giá quyền sử dụng đất để thực hiện các dự án đầu tư phát triển kinh tế – xã hội Nhà nước thu hồi đất cũng là vấn đề không thực tiễn. Theo ĐB này thì chỉ có những địa phương có nguồn lực mạnh mới đủ tiền để trả tiền làm mặt bằng sạch, chứ các địa phương nghèo thì không thể có tiền để đền bù cho dân theo quy định của luật.
ĐB Nga cũng cho rằng, dự luật này có những điều xung đột với Hiến pháp: “Đất đai là một tài sản, Hiến pháp chỉ quy định trưng mua, trưng dụng tài sản khi có yêu cầu về quốc phòng, an ninh, nhưng trong dự luật lại có quy định thu hồi đất của dân khi có nhu cầu phát triển kinh tế, như vậy liệu có đứng trên cả Hiến pháp?” – ĐB Nga đặt câu hỏi. Ý kiến này cũng trùng với ý kiến của ĐB Lê Trọng Sang (đoàn TPHCM). Cuối cùng, ĐB Lê Thị Nga bày tỏ “Cách chuyển dịch đất và giá đất là những thứ chúng tôi chưa yên tâm”.
Không nên giới hạn mức hạn điền
Một nội dung cũng được khá nhiều ĐB đề cập đến là quy định mức hạn điền của dự luật. Rất nhiều ĐB cho rằng, quy định như vậy là cản trở quá trình tích tụ ruộng đất để phục vụ nền sản xuất nông nghiệp lớn. Hơn thế nữa, quy định như vậy sẽ trái với Hiến pháp và cả Bộ luật Dân sự về quyền sở hữu tài sản. Để giải quyết mâu thuẫn này, ĐB Tô Văn Tám và nhiều ĐB khác hiến kế nên sửa Điều 115 về mức hạn điền theo hướng khi Nhà nước giao đất thì giao cho họ theo mức hạn điền, nhưng khi người ta chuyển nhượng lại cho nhau thì không nên giới hạn. “Tại sao nên quy định như vậy, vì chúng ta đang thực hiện cơ chế thị trường, đất đai cũng là tài sản thì cũng phải được giao dịch theo cơ chế thị trường. Cá nhân nào đó có khả năng sử dụng và sử dụng hiệu quả hơn 10 lần mức hạn điền thì tốt quá và Hiến pháp, Bộ luật Dân sự đâu có giới hạn việc họ sở hữu bao nhiêu tài sản” – ĐB Tám giải thích.
Cũng theo nhiều ĐB thì đây là một bộ luật hết sức quan trọng, nhưng thời gian dành cho thảo luận quá ít trước khi thông qua, sẽ không thể làm rõ hết mọi vấn đề và sẽ khó khi đi vào thực tiễn.
Theo laodong
Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi): Mơ hồ nguyên tắc định giá
Hôm qua, 17-9, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đã cho ý kiến về dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi). Một trong những nội dung được bàn tới nhiều nhất là các quy định về giá đất. Một số ý kiến đánh giá các quy định này còn mơ hồ, chưa có căn cứ vững chắc để áp dụng thực tế.
Quy định mơ hồ về giá đất sẽ gây ra khiếu kiện khi Nhà nước thu hồi đất
(Trong ảnh: GPMB dự án đường Lê Văn Lương kéo dài, Hà Nội)
Tù mù "giá thị trường"
Được xem là "xương sống" của dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) nhưng quy định về định giá đất trong dự luật theo nguyên tắc "giá đất do Nhà nước quyết định phải bảo đảm nguyên tắc phù hợp với giá thị trường" lại không nhận được sự đồng thuận của các Ủy viên UBTVQH. Nhiều người cho rằng còn "mơ hồ, không khả thi".
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Nguyễn Minh Quang đề xuất: "Giá đất do Nhà nước quyết định bảo đảm nguyên tắc phù hợp với giá thị trường" (thay cho nguyên tắc "sát với giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất thực tế trên thị trường trong điều kiện bình thường" như Luật hiện hành). Trên cơ sở khung giá của Chính phủ, UBND cấp tỉnh ban hành bảng giá của địa phương. Khung giá đất, bảng giá đất ổn định, chỉ điều chỉnh khi giá đất trên thị trường có thay đổi lớn.
Góp ý về nội dung này, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách Phùng Quốc Hiển phê bình: "Giá đất là một trong những điểm nút quan trọng nhất cần tháo gỡ hiện nay. Song dự Luật lần này lại đưa ra nguyên tắc còn mơ hồ hơn là "phù hợp với giá thị trường". Như thế, không những không cởi được nút thắt, mà còn gây tranh cãi nhiều hơn. Tất nhiên Luật đã giao lại cho Chính phủ quy định, nhưng như vậy là nội dung quan trọng nhất thì lại không được đưa vào Luật".
Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Nguyễn Văn Giàu nhìn nhận, quy định về giá đất là khâu khó nhất, phải xác định "thị trường" là ở thời điểm nào, có những công cụ nào để quản lý thị trường, không gây biến động lớn, không tạo ra cú "sốc". Ông đề nghị Bộ trưởng Nguyễn Minh Quang sắp xếp báo cáo thêm với UBTVQH về phương pháp xác định giá đất. Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng hỏi thẳng: "Dự luật quy định giá đất theo giá thị trường, vậy thì định giá theo thị trường nào? Thị trường khi đã có quy hoạch sử dụng đất hay thị trường khi đấu giá hoặc khi đã thu hồi đất là rất cách xa nhau? Như vậy là quá mơ hồ, tù mù vì đã có thị trường đâu mà tính...". Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Phan Trung Lý cho rằng, Ban soạn thảo cần đặc biệt lưu ý đến các quy định về sở hữu, về quyền đại diện chủ sở hữu và quyền định đoạt của Nhà nước về đất đai, sự phân cấp quản lý của chính quyền địa phương... sao cho phù hợp với nội dung Hiến pháp sẽ sửa đổi.
Cảnh giác với dự án "treo"
Trưởng ban Công tác đại biểu của UBTVQH Nguyễn Thị Nương thẳng thắn đánh giá, dự thảo luật còn một số vấn đề quan trọng chưa thấu đáo. Phân tích kỹ hơn về vấn đề thu hồi đất, bà Nguyễn Thị Nương cho rằng, các căn cứ thu hồi đất như vậy là quá rộng và chưa đảm bảo lợi ích hài hòa giữa người dân, doanh nghiệp và Nhà nước. Trong nhiều trường hợp, thiệt thòi luôn thuộc về nhân dân. Tại nhiều dự án, người bị thu hồi đất luôn bức xúc bởi chênh lệch giữa giá thu hồi đất với giá đất của nhà đầu tư bán ra thường rất cao trong khi chi phí họ phải bỏ ra không lớn. Ngược lại, người dân đã phải bỏ ra công sức nhiều đời để có đất.
Chủ nhiệm UB Tài chính Ngân sách Phùng Quốc Hiển đề nghị nên có 4 cấp quy hoạch, trong đó, có cấp xã vì nếu chỉ có đến cấp huyện sẽ xảy ra tình trạng có rất nhiều quy hoạch "treo". Ông nói: "Quy hoạch "treo" là một trong những nguyên nhân cản trở sự phát triển, phản ánh việc sử dụng đất đai không hợp lý, không hiệu quả...".
Cũng liên quan tới vấn đề này, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng không đồng tình với quy định "việc thu hồi đất được tiến hành khi có quy hoạch". Ông cho rằng, quy định như vậy là rất "lơ mơ". Nhiều địa phương hiện đang loay hoay giải quyết bài toán hậu thu hồi đất, làm bùng phát dự án "treo". Chủ tịch Quốc hội cảnh báo: "Nếu quy định cứ có quy hoạch là được thu hồi đất thì chưa ổn. Khiếu kiện sẽ không giảm, thậm chí còn tăng lên. Thu hồi đất ngay sau khi có quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất nhưng chưa làm đường, chưa xây dựng các công trình không khéo vừa lãng phí tiền bạc, vừa bỏ đất hoang! Bài học từ các khu công nghiệp bỏ đất trống vẫn còn đó...".
Theo ANTD
Không thể tùy tiện thu hồi đất của dân Trao đổi với báo chí về Luật đất đai sửa đổi, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên& Môi trường (TNMT) Nguyễn Minh Quang (ảnh) cho biết: "Hướng tới đây là Nhà nước trực tiếp thu hồi đất và nhà đầu tư sẽ chỉ là đầu tư thứ cấp, anh ta không có nhiều quyền như vừa qua nữa". Cũng theo Bộ trưởng, phải sớm...