Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi, bổ sung (bài 2): Cần có chế tài hiệu quả
Dự thảo Luật BHXH sửa đổi, bổ sung đã đề cập một số quyền của NLĐ, CĐ trong việc được cung cấp thông tin về quá trình tham gia BHXH, quyền khởi kiện của tổ chức CĐ đối với hành vi vi phạm pháp luật BHXH gây ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của NLĐ; sửa đổi chế độ thai sản phù hợp với Bộ luật Lao động 2012, cho phép thân nhân NLĐ được lựa chọn hưởng chế độ tuất một lần hay hằng tháng…
Với tình trạng trốn đóng BHXH hiện nay, hàng trăm ngàn NLĐ có nguy cơ bị mất trắng quyền lợi (ảnh có tính chất minh họa).
Phải mở rộng đối tượng tham gia BHXH
So với Luật BHXH hiện hành, dự thảo đã bổ sung quy định về đối tượng tham gia BHXH bắt buộc (NLĐ có HĐLĐ từ 1 – 3 tháng được giao kết bằng văn bản (được thực hiện từ tháng 1.1.2018); công dân nước ngoài vào làm việc tại VN có giấy phép lao động do cơ quan có thẩm quyền VN cấp). Nhiều ý kiến cho rằng, việc giao kết bằng văn bản chỉ là cụ thể hóa các thỏa thuận giữa NLĐ và người sử dụng lao động (SDLĐ). Việc giao kết có thể bằng lời nói, hành vi. Vì thế, chỉ cần quy định nếu NLĐ và người SDLĐ có giao kết HĐLĐ từ 1 – 3 tháng thì NLĐ được tham gia BHXH bắt
Video đang HOT
buộc, mà giao kết này không nhất thiết phải bằng văn bản. Ngoài ra, cũng cần phải có các quy định để tránh tình trạng DN “lách luật” ký HĐLĐ không đủ thời gian cho NLĐ để tham gia BHXH như đã từng xảy ra.
Mới đây, một số NLĐ của Cty CP Trường Thịnh (huyện Củ Chi, TPHCM) đến Báo Lao Động phản ánh việc họ đã làm việc cho Cty từ 2 – 3 năm nhưng không được ký HĐLĐ, và như vậy, dĩ nhiên không được tham gia BHXH. Trường hợp như Cty CP Trường Thịnh không phải hiếm. Thực tế hiện nay, ngành BHXH chưa nắm hết được đối tượng thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc, mà chỉ dựa vào sự khai báo của DN. Chính vì thế, xảy ra tình trạng số LĐ được tham gia BHXH luôn thấp hơn số LĐ có quan hệ LĐ. Theo thống kê của Tổng cục Thống kê, thì số LĐ đang làm việc tại các DN khoảng 18 triệu người, nhưng số người được tham gia BHXH bắt buộc mới chỉ có 10,6 triệu người. Như vậy, có ít nhất khoảng 7,4 triệu người không được tham gia BHXH.
Để khắc phục tình trạng này, khoản 1, Điều 16 của Dự thảo Luật BHXH đã quy định 4 nhóm hành vi bị nghiêm cấm (không đóng BHXH; đóng không đúng mức quy định; đóng không đúng thời gian quy định; đóng không đủ số người thuộc diện tham gia BHXH). Tuy nhiên, trong dự thảo không có chế tài. Theo quy định hiện hành, hành vi đóng không đủ số người thuộc diện tham gia BHXH bị xử phạt tối đa 75 triệu đồng (Nghị định 95/2013/NĐ-CP). Nhưng nếu với DN có hàng ngàn, thậm chí hàng chục ngàn LĐ, thì mức xử phạt trên vẫn quá thấp nếu DN thực hiện 4 hành vi bị nghiêm cấm trên. Chính vì thế, nhiều ý kiến cho rằng, dự thảo cần có chế tài, mức xử phạt phải tỉ lệ thuận với số tiền trốn đóng, số tiền đóng không đủ cho số người tham gia BHXH…
Không thể xem là “nợ BHXH”
Một tình trạng thực tế hiện nay là các DN, nhất là các DN ngoài nhà nước, thường chỉ đóng BHXH trên mức lương ghi trên HĐLĐ và mức lương này chỉ cao hơn mức lương tối thiểu vùng do Nhà nước quy định chút đỉnh và thấp hơn nhiều so với thu nhập thực tế của NLĐ. Theo kết quả điều tra của Bộ LĐTBXH năm 2012 thì mức tiền lương, tiền công để đóng BHXH chỉ bằng 66% tiền lương, tiền công thực tế. Còn lại, DN “chẻ” lương của NLĐ thành nhiều loại phụ cấp để né tránh mức đóng BHXH. Và với mức đóng như hiện nay, sau 20 – 30 năm, phần lớn NLĐ khi nghỉ hưu, chỉ có trợ cấp hưu trí đạt dưới 75% mức lương tối thiểu vùng, và như thế họ sẽ lâm vào cảnh khó khăn nếu chỉ sống bằng trợ cấp hưu trí.
Để khắc phục tình trạng này, khoản 2, Điều 89 Dự thảo Luật BHXH quy định: “Từ 1.1.2018, tiền lương tháng đóng BHXH là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác ghi trên HĐLĐ theo pháp luật lao động” (đối với NLĐ đóng BHXH theo chế độ tiền lương do người SDLĐ quyết định – PV). Như vậy, điều tiên quyết ở đây là các khoản lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác vẫn phải được ghi trên HĐLĐ. Để đối phó, DN chỉ cần không ghi các khoản phụ cấp lương, bổ sung khác, trên HĐLĐ, thì NLĐ vẫn khổ. Vì vậy, theo chúng tôi, chỉ cần quy định mức đóng BHXH dựa trên thu nhập thực tế của NLĐ hằng tháng là đủ.
Một vấn nạn khác của BHXH hiện nay là tình trạng trốn đóng BHXH. Theo số liệu của BHXH VN, tính đến 30.4.2014, số tiền DN trốn đóng BHXH, BHYT là 12.451,5 tỉ đồng, trong BHXH là 9.150,7 tỉ đồng, BHYT là 3.300,8 tỉ đồng. Tình trạng này vẫn được các cơ quan chức năng gọi bằng một từ khá nhẹ nhõm: “Nợ đọng”. Đây là một quan điểm theo chúng tôi là chưa chính xác.
Bởi lẽ, nếu xác định là “nợ”, thì phải làm rõ ai là người đồng ý cho DN “nợ”, và giải quyết hậu quả của nó phải theo quy trình dân sự. Trong khi thực tế rất nhiều DN vẫn vô tư trừ tiền của NLĐ rồi “bỏ túi”, mặc NLĐ thiệt thòi, thậm chí mất quyền lợi. Thế nhưng, lý giải về vấn nạn này, nhiều cơ quan chức năng vẫn cho rằng do “lãi suất chậm đóng và mức xử phạt với hành vi vi phạm pháp luật còn thấp”, mà chưa gọi đúng bản chất của sự việc là các DN đã coi thường pháp luật và pháp luật thiếu chế tài đủ mạnh để những người có nghĩa vụ đóng BHXH phải thực thi. Minh chứng rõ nhất cho việc này là tình trạng trốn đóng BHXH ngày càng gia tăng, nhiều DN bị khởi kiện, tòa đã tuyên án nhưng không được thi hành án hiệu quả.
Vì vậy, hành vi trốn đóng BHXH này phải được gọi đúng tên là chiếm đoạt hay sử dụng trái phép tài sản của người khác, với quy mô lớn, có tổ chức và phải bị xử lý hình sự.
Theo Laodong
Công nhân mất việc được hưởng 6 tháng bảo hiểm thất nghiệp
Sáng 24.5, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Bình Dương đã tiếp xúc, đối thoại với trên 400 doanh nghiệp (DN) bị ảnh hưởng do hành vi đập phá của một số đối tượng quá khích trong thời gian qua để tiến hành các thủ tục chi trả tiền lương, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động.
Đại diện doanh nghiệp đối thoại với lãnh đạo BHXH Bình Dương - Ảnh: Đỗ Trường
Ông Bùi Hữu Phong, Giám đốc BHXH Bình Dương cho biết đối với công nhân bị mất việc do các DN bị ảnh hưởng nặng, BHXH sẽ chi trả gấp đôi thời gian so với quy định, cụ thể là 6 tháng tiền bảo hiểm thất nghiệp. Đối với các DN ngừng hoạt động một thời gian, đã hoạt động trở lại và cả các DN phải ngừng hoạt động dài ngày, BHXH sẽ thanh toán toàn bộ tiền lương cho công nhân trong những ngày nghỉ trong thời gian sớm nhất. Những DN nào đã thanh toán lương cho công nhân thì cơ quan BHXH sẽ chi trả lại cho DN. Các DN bị cháy, mất sổ thì cơ quan BHXH xem xét cấp lại sổ BHXH cho công nhân.
Đợt này, BHXH Bình Dương dự kiến chi khoảng 700 tỉ đồng để giải quyết chế độ thất nghiệp, tiền lương cho khoảng 25.000 công nhân bị ảnh hưởng và mất việc làm trong thời gian vừa qua.
Theo TNO
Hàng trăm giáo viên mất việc, trách nhiệm cơ quan chức năng đến đâu? Vụ việc sa thải 261 giáo viên đã có kinh nghiệm, thâm niên công tác, nhiều thành tích, đang công tác tại các trường THCS và Tiểu học tại huyện Yên Phong (tỉnh Bắc Ninh) đang gây bất bình lớn trong dư luận. Nguyên nhân dường như bắt nguồn chính từ sự vô cảm của các cơ quan chức năng! Vợ chồng thầy...