Dự thảo Luật An ninh mạng: Rào cản với nền kinh tế số
Ông Adam Sitkoff – Giám đốc điều hành Hiệp hội Thương mại Hoa Kỳ tại Hà Nội (AmCham) cho rằng Dự thảo Luật An ninh mạng có nguy cơ trở thành rào cản đối với nền kinh tế kỹ thuật số tại Việt Nam. Đồng thời, có thể tăng khó khăn và tăng chi phí hoạt động kinh doanh tại Việt Nam.
Ông Adam Sitkoff – Giám đốc điều hành Hiệp hội Thương mại Hoa Kỳ tại Hà Nội (AmCham) cho rằng. Dự thảo Luật An ninh mạng có nguy cơ trở thành rào cản đối với nền kinh tế kỹ thuật số tại Việt Nam.
Dự thảo có thành rào cản?
Dự thảo Luật An ninh mạng với quy định đặt máy chủ tại Việt Nam đang tạo nên luồng ý kiến cho rằng những gã khổng lồ như Facebook, Google có thể phải rời Việt Nam.
Trong khi đó, ông Adam Sitkoff, Giám đốc Điều hành, Hiệp hội Thương mại Hoa Kỳ tại Hà Nội (AmCham) cho biết, AmCham ủng hộ mục tiêu của Chính phủ trong việc thúc đẩy sự phát triển của Internet và nền kinh tế kỹ thuật số ở Việt Nam, đồng thời đảm bảo an toàn thông tin và bảo vệ người sử dụng Internet tại Việt Nam.
Tuy nhiên, theo ông Adam Sitkoff, những quy định tại Dự thảo Luật an ninh mạng có thể cản trở sự phát triển của nền kinh tế kỹ thuật số tại Việt Nam. Cụ thể, Dự thảo Luật an ninh mạng quá rộng.
“Theo khuyến nghị của chúng tôi, phạm vi của Dự thảo Luật chỉ nên giới hạn trong phạm vi đảm bảo an ninh mạng và hệ thống thông tin nói chung.
Video đang HOT
Ngoài ra, dự thảo Luật có nguy cơ trở thành rào cản đối với nền kinh tế kỹ thuật số tại Việt Nam. Bởi sự thiếu rõ ràng trong quy định và gánh nặng trách nhiệm mà các doanh nghiệp sẽ phải thực hiện có thể cản trở tính sáng tạo, đổi mới trong hoạt động cung cấp dịch vụ Internet.
Chúng cũng có thể tăng khó khăn và tăng chi phí hoạt động kinh doanh tại Việt Nam bởi những yêu cầu được nêu ra trong Dự thảo Luật, cụ thể là những yêu cầu liên quan đến lưu trữ dữ liệu có nguy cơ làm tăng chi phí hoạt động kinh doanh tại Việt Nam đối với cả doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp nước ngoài. Đặc biệt, những doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) sẽ bị tác động lớn hơn do có ít nguồn lực hơn trong việc đảm bảo tính tuân thủ về yêu cầu lưu trữ dữ liệu, cũng như những yêu cầu nghiêm ngặt về kiểm toán và các yêu cầu tuân thủ khác”, ông Adam Sitkoff nói.
Đồng quan điểm với Phòng Thương mại & Công nghiệp Việt Nam ( VCCI), ông Adam Sitkoff cũng đánh giá Dự thảo Luật An ninh mạng có thể không nhất quán với những cam kết WTO. Việc áp dụng những quy trình, thủ tục thẩm định không rõ ràng có thể tạo ra những rào cản kỹ thuật không cần thiết trong hoạt động thương mại, hoặc sự thiếu nhất quán giữa quy định trong nước và cam kết của Việt Nam tại WTO.
“Theo khuyến nghị của chúng tôi, Chính phủ Việt Nam nên rà soát lại những quy định trong Dự thảo Luật và điều chỉnh cho phù hợp hơn với thông lệ quốc tế”.
Không nên yêu cầu khu vực tư nhân phải chủ động giám sát và quản lý hoạt động internet. Việc yêu cầu khu vực tư nhân giám sát và quản lý tất cả các hoạt động internet là không khả thi, đồng thời cũng nằm ngoài mong muốn của khu vực này mặc dù họ luôn sẵn sàng phối hợp với Chính phủ để ứng phó lại với những âm mưu sử dụng Internet để tạo cơ hội cho việc thực hiện hoặc để thực hiện những hành vi có ý đồ xấu.
Điều luật rắc rối, chồng chéo?
Trong văn bản góp ý gửi Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội cách đây ít ngày, VCCI lo ngại nếu luật không được thiết kế kỹ lưỡng thì sẽ có nguy cơ chồng chéo với Luật An toàn thông tin mạng do Bộ Thông tin và Truyền thông xây dựng năm 2015.
VCCI lo ngại nếu luật không được thiết kế kỹ lưỡng sẽ có nguy cơ chồng chéo với Luật An toàn thông tin. (Ảnh minh họa)
Cụ thể, đối với doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực công nghệ thông tin thì Luật An toàn thông tin mạng năm 2015 quy định việc kinh doanh phải có sự thẩm định, cấp phép của Bộ Thông tin và Truyền thông. Trong khi đó, dự thảo Luật An ninh mạng quy định Bộ Công an là cơ quan thẩm định năng lực của doanh nghiệp.
Do đó, VCCI cho rằng sự phối hợp giữa hai cơ quan quản lý Nhà nước này cần phải rõ ràng để làm sao vừa đảm bảo chặt chẽ, nhưng cũng tạo sự thuận lợi và giảm đầu mối cho doanh nghiệp kinh doanh, tránh chồng chéo giữa các Luật, gây khó khăn cho doanh nghiệp. Cùng một doanh nghiệp cung cấp dịch vụ lại chịu hai lần thẩm định về điều kiện và năng lực ở hai thời điểm khác nhau tại hai cơ quan quản lý.
Theo Danviet
Thụy Điển bất cẩn tiết lộ thông tin của gần như mọi công dân
Dữ liệu cá nhân của hàng triệu hành khách cùng nhiều bí mật quân sự của Thụy Điển đã vô tình bị tiết lộ trong sự cố bảo mật lớn nhất lịch sử nước này.
Thụy Điển bất cẩn tiết lộ thông tin của gần như mọi công dân
Theo báo The Local (Thụy Điển), sự cố này đáng tiếc lại do chính chính phủ Thụy Điển gây ra và đe dọa an ninh quốc gia cũng như sự an toàn của các công dân.
Các dữ liệu bị rò rỉ bao gồm: Thông tin về tải trọng của tất cả các tuyến đường cũng như cây cầu; tên, hình ảnh và địa chỉ nhà của các phi công chiến đấu trong lực lượng không quân; tên, hình ảnh và địa chỉ nhà của mọi người trong chương trình di dời nhân chứng; kiểu dáng, model, tải trọng và mọi chi tiết khác liên quan tới các phương tiện của chính phủ và quân đội, tên, hình ảnh và địa chỉ của tất cả mọi người trong hồ sơ danh sách của cảnh sát, thông tin bằng lái xe của hàng triệu công dân....
Truyền thông Thụy Điển thông tin về vụ rò rỉ dữ liệu lớn tại Bộ giao thông nước này bắt nguồn từ những sai sót trong quản lý hợp đồng thuê ngoài với hãng công nghệ IBM.
Vụ rò rỉ xảy ra năm 2015 nhưng tới năm 2016 Mật vụ Thụy Điển mới phát hiện ra và bắt đầu điều tra về vụ việc. Và cho mãi tới những ngày qua thì mọi thông tin liên quan mới được hé lộ đầy đủ.
Cụ thể, năm 2015 Bộ giao thông Thụy Điển ký hợp đồng thuê IBM quản lý cơ sở dữ liệu và mạng lưới thông tin của họ.
Tuy nhiên Bộ giao thông Thụy Điển lại tải toàn bộ cơ sở dữ liệu của IBM lên các máy chủ đám mây. Sau đó lại gửi email toàn bộ cơ sở dữ liệu này tới các đơn vị tiếp thị đã đăng ký với họ. Và điều kinh khủng là những email này được gửi ở dạng văn bản rõ ràng.
Sau khi phát hiện sự cố, Bộ giao thông Thụy Điển chỉ làm một động tác đơn giản là gửi danh sách mới trong email khác, đồng thời yêu cầu họ tự xóa bỏ danh sách cũ đã nhận trước đó.
Sự việc chưa dừng ở đó, bản hợp đồng thuê ngoài của Bộ giao thông Thụy Điển còn cho phép các nhân viên IBM bên ngoài Thụy Điển vẫn có quyền quy cập vào hệ thống dữ liệu của Bộ này mà không cần vượt qua thủ tục kiểm soát an ninh nào.
Theo báo Dagens Nyheter của Thụy Điển, các quản trị viên của IBM ở Cộng hòa Czech cũng được quyền truy cập hoàn toàn vào mọi dữ liệu.
Theo Tuổi Trẻ
Tập đoàn dầu khí của Nga Rosneft bị tin tặc tấn công mạng Tập đoàn dầu khí Rosneft của Nga ngày 27/6 đã phải chuyển sang mạng quản lý và điều hành dự phòng đối với các quy trình sản xuất, sau khi bị tin tặc tấn công. Tập đoàn dầu khí của Nga Rosneft bị tin tặc tấn công mạng Nguồn tin từ Rosneft khẳng định quy trình khai thác mỏ và sản xuất dầu...