Dư quỹ lương 1.000 tỷ đồng mà cán bộ vẫn… lương hẻo!
Đại diện quận Long Biên, Hà Nội cho biết, hiện nay quận này còn dư quỹ lương hơn 1.000 tỷ đồng, nhưng vẫn phải “treo”, không được chi nâng lương, trong khi đó đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức lương thấp, phải làm thêm quá giờ quy định.
Ngày 27/3, Ban Tổ chức Thành ủy Hà Nội cùng Bộ Nội vụ và Tổ soạn thảo Đề án thí điểm mô hình chính quyền đô thị đến khảo sát ở quận Long Biên. Trong thời gian làm việc, hầu hết ý kiến đều thống nhất về sự cần thiết thí điểm xây dựng chính quyền đô thị.
Phát biểu tại buổi làm việc, đại diện quận Long Biên cho biết, hiện nay quận này còn dư quỹ lương hơn 1.000 tỷ đồng, nhưng vẫn phải “treo”, không được chi nâng lương, trong khi đó đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức lương thấp, phải làm thêm quá giờ quy định.
Chủ tịch UBND phường Thạch Bàn Nguyễn Văn Thắng cho rằng, thí điểm xây dựng chính quyền đô thị thì một trong những việc đầu tiên cần làm là thực hiện khoán quỹ lương để có thể nâng lương cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, tạo động lực nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác.
Đoàn công tác khảo sát tại quận Long Biên xây dựng Đề án thí điểm mô hình chính quyền đô thị
Cho ý kiến xây dựng đề án, lãnh đạo quận Long Biên và các phường đều nhất trí nên thí điểm bỏ HĐND cấp phường, đồng thời phải thay đổi tổ chức HĐND, UBND cấp quận. Theo ông Nguyễn Thế Tuấn – Chủ tịch UBND phường Ngọc Lâm, nếu bỏ HĐND phường với 28 đại biểu, mỗi năm sẽ tiết kiệm được ít nhất là 130 triệu đồng.
Video đang HOT
Chủ tịch UBND phường Ngọc Lâm cũng đồng ý thực hiện mạnh kiêm nhiệm các chức danh không chuyên trách ở phường, tổ dân phố. Hiện nay, phường có 29 tổ dân phố, nếu giảm xuống còn 20 tổ dân phố và thực hiện kiêm nhiệm thì mỗi năm có thể tiết kiệm được cho ngân sách 500 triệu đồng.
Đề cập đến cơ cấu tổ chức bộ máy hành chính, Bí thư quận Long Biên Đỗ Mạnh Hải cho rằng, nên quy định “cứng” một số phòng, ban, nhưng cần linh hoạt trong tổ chức một số phòng, ban theo đặc thù. Số lượng người ở mỗi phòng, ban phải căn cứ vào từng vị trí việc làm và khối lượng công việc từng giai đoạn.
Ông Hải đưa ra ví dụ về Phòng Tài nguyên-Môi trường trước đây có lúc 7-8 người làm ngày làm đêm không hết việc, nhưng khi đã cấp cơ bản xong “sổ đỏ” như ở các quận thì số người không cần nhiều.
Lãnh đạo quận Long Biên cho rằng, phụ cấp kiêm nhiệm hiện nay giới hạn ở mức tối đa 30% là bất hợp lý, đồng thời đề nghị, nếu không được hưởng 100% thì cũng nên cho hưởng 60% mới có thể khuyến khích người làm việc.
Kết luận buổi khảo sát, Trưởng ban Tổ chức Thành ủy Vũ Đức Bảo đề nghị, từ nay đến tháng 10/2018, Ban Thường vụ Quận ủy Long Biên bàn, xây dựng thành đề án thí điểm với 5 đầu việc như: Trưởng ban Tuyên giáo Quận ủy kiêm Giám đốc Trung tâm bồi dưỡng chính trị quận; thí điểm Bí thư cấp ủy kiêm Chủ tịch UBND cùng cấp; thực hiện khoán kinh phí cho cán bộ bán chuyên trách cả 14 phường…
Trên cơ sở đề án của quận, Ban Tổ chức Thành ủy và Sở Nội vụ sẽ làm việc để cùng thống nhất trình Ban Thường vụ Thành ủy quyết định với mục tiêu để quận Long Biên triển khai thí điểm từ năm 2019.
Quang Phong
Theo Dantri
Hà Nội trình đề án xây dựng chính quyền đô thị vào tháng 10
Hà Nội khảo sát để xây dựng đề án chính quyền đô thị ở quận Đống Đa, quận Long Biên, thị xã Sơn Tây.
Dự kiến tháng 10/2018, Hà Nội sẽ trình đề án lên Bộ Chính trị kế hoạch xây dựng Đề án thí điểm mô hình chính quyền đô thị thành phố Hà Nội. tại quận Đống Đa, quận Long Biên, thị xã Sơn Tây.
Nguyên Phó chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội Nguyễn Văn Phúc cho hay, chính quyền đô thị có thể được hiểu đơn giản là chính quyền ở khu vực đô thị, để phân biệt với tổ chức chính quyền nông thôn - mô hình truyền thống.
Chính quyền đô thị sẽ giúp giảm những bất cấp trong quản lý đô thị tại Hà Nội.
Ban chỉ đạo xây dựng đề án đã ban hành kế hoạch nhằm xác định lộ trình, nội dung và sẽ thành lập Tổ soạn thảo, lựa chọn đơn vị tư vấn, xây dựng dự thảo đề cương, báo cáo lãnh đạo thành phố cũng như xin ý kiến các chuyên gia để có cơ sở lý luận và thực tiễn đúng đắn.
Các đơn vị được tổ chức khảo sát trong quá trình xây dựng đề án gồm: hai quận Đống Đa, Long Biên và thị xã Sơn Tây; tại các sở Tài chính, Kế hoạch Đầu tư, Tư pháp, Y tế, Xây dựng...
Nếu như được Bộ chính trị chấp thuận, Thủ tướng sẽ trình Quốc hội ban hành nghị quyết cho phép thực hiện thí điểm theo đề án và đề nghị của thành phố Hà Nội.
Trước đó tháng 11/2017, lãnh đạo Thành uỷ Hà Nội thông báo Bộ Chính trị đồng tình để TP Hà Nội được thí điểm quản lý theo mô hình chính quyền đô thị trong khu vực các quận; tiếp tục củng cố chính quyền nông thôn theo quy định của pháp luật.
2018, thí điểm mô hình chính quyền đô thị
Theo Duy Phạm
Tiền phong
Hà Nội xây dựng đề án chính quyền đô thị Ông Hoàng Trung Hải - Bí thư Thành ủy Hà Nội - cho biết, thành phố đang khẩn trương xây dựng Đề án thí điểm xây dựng mô hình chính quyền đô thị, củng cố chính quyền nông thôn để trình Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Quốc hội trong năm 2018. Sáng HĐND TP Hà Nội khai mạc kỳ họp thứ 5...