Dù nguy cơ thấp, Thái Bình vẫn ra công điện khẩn siết chặt giãn cách xã hội
Dù thuộc nhóm có nguy cơ thấp về lây nhiễm dịch bệnh COVID-19 nhưng cuối ngày 15-4, UBND tỉnh Thái Bình tiếp tục có công điện khẩn yêu cầu phải thực hiện nghiêm việc giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng.
UBND tỉnh Thái Bình ngày 15-4, có công điện yêu cầu tiếp tục thực hiện nghiêm việc giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng dù là địa phương thuộc nhóm có nguy cơ thấp về lây nhiễm dịch bệnh COVID-19 – Ảnh: TIẾN THẮNG
Công điện khẩn do ông Đặng Trọng Thăng – chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình – ký cuối ngày 15-4, nhấn mạnh phải tiếp tục thực hiện nghiêm Chỉ thị 16 của Thủ tướng, các cơ sở kinh doanh (trừ mặt hàng thiết yếu) và dịch vụ giải trí vẫn phải đóng cửa, không được phép hoạt động.
Nội dung công điện yêu cầu giám đốc các sở, thủ trưởng các ban, ngành đoàn thể thuộc tỉnh cùng các địa phương trong tỉnh tiếp tục thực hiện nghiêm việc cách ly xã hội theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị số 16 ngày 31-3.
Các cơ sở kinh doanh dịch vụ (trừ các cơ sở kinh doanh mặt hàng thiết yếu), dịch vụ vui chơi giải trí tiếp tục phải đóng cửa. Người dân hạn chế tối đa ra ngoài, không tụ tập đông người, thực hiện đeo khẩu trang và giữ khoảng cách 2 mét khi giao tiếp theo quy định cho đến khi có chỉ đạo mới của Thủ tướng Chính phủ, Tỉnh ủy và UBND tỉnh.
Ngoài ra, chủ tịch tỉnh Thái Bình yêu cầu phải duy trì và tăng cường hơn nữa hoạt động của các tổ công tác liên ngành, tổ tuần tra, tổ tự quản trên địa bàn tỉnh để kiểm soát chặt chẽ người và phương tiện ra vào địa phương theo đúng tinh thần các chỉ đạo trước đó của UBND tỉnh.
Kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm các quy định về phòng, chống dịch COVID-19.
TP Hải Phòng quyết định tạm dừng hoạt động của các chốt kiếm soát cấp thôn, tổ, xã phường, thị trấn và quận, huyện – Ảnh: TIẾN THẮNG
Tại TP Hải Phòng, được xác định là địa phương thuộc nhóm có nguy cơ nên cuối ngày 15-4, ông Nguyễn Văn Tùng – chủ tịch UBND TP – chỉ đạo điều chỉnh một số biện pháp phòng chống dịch bệnh COVID-19.
Video đang HOT
Cụ thể, từ 0h ngày 16-4 sẽ tạm dừng hoạt động của tổ kiểm soát phòng chống dịch COVID-19 tại cấp thôn, tổ dân phố và các chốt kiểm soát phòng chống dịch cấp xã, phường, thị trấn, quận, huyện cho đến khi có chỉ đạo mới của UBND TP.
Đối với hoạt động vận tải, cho phép các bến phà, bến đò kết nối các tỉnh Thái Bình và Hải Dương hoạt động trở lại trong khung giờ từ 6 đến 8h và từ 16 đến 18h hàng ngày.
Cho phép 50% số đầu xe của từng hãng taxi hoạt động trong phạm vi địa bàn thành phố và số người trên xe chỉ dưới 50% số ghế.
Đối với người ra vào thành phố, cho phép người ở các tỉnh thành không phải là 12 địa phương thuộc diện nguy cơ cao được vào thành phố và không phải cách ly y tế tập trung nhưng phải có xác nhận của cơ quan hoặc chính quyền địa phương nơi đi.
Những người từ Hải Phòng đến các địa phương không phải 12 địa phương thuộc diện nguy cơ cao khi quay trở lại không phải thực hiện cách ly y tế tập trung nhưng phải có xác nhận của cơ quan, đơn vị nơi đến.
Các cơ quan, ban ngành bố trí tối đa 50% số lượng cán bộ đến cơ quan làm việc, còn lại làm việc tại nhà và chỉ tiếp nhận giải quyết thủ tục hành chính đối với các trường hợp không thể thực hiện qua giao dịch điện tử.
TIẾN THẮNG
[Người trẻ trên tuyến đầu chống dịch Covid-19]: Viết đơn tình nguyện đi chống dịch
Hàng trăm sinh viên đã viết đơn tình nguyện đi chống dịch Covid-19. Họ đã không quản ngày đêm, vượt mọi khó khăn tham gia vào tuyến đầu cùng giúp các y bác sĩ tại Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh Thái Bình chống dịch.
Sinh viên Trần Văn Ngọc (ngồi) làm việc ở khu cách ly - Nhật Nam
50 sinh viên chung một lá đơn
Vũ Việt Trung, lớp trưởng lớp y học dự phòng 6-K8 Trường ĐH Y Dược Thái Bình, tình nguyện tham gia phòng chống dịch cùng Khoa Kiểm soát bệnh truyền nhiễm của Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh Thái Bình từ ngày 26.3. Tại đây, Trung tham gia lấy mẫu, điều tra dịch tễ các đối tượng nghi nhiễm, sàng lọc đối tượng cần cách ly. Vì vậy, Trung cũng được xem là một đối tượng phải tự cách ly tại nhà.
Vậy là đang từ trạng thái một sinh viên (SV) có thể ngủ nướng do trong thời gian nghỉ học để phòng chống dịch Covid-19 thì "bỗng dưng" ngày làm việc của Trung bắt đầu từ 7 giờ sáng, có hôm kéo dài đến tận tối mịt. Đã thế còn phải hạn chế giao tiếp với mọi người trong gia đình nên cuộc sống của chàng SV năm cuối "xoay chuyển" nhanh đến không ngờ.
Trung cho biết buổi trưa tranh thủ ăn trong 5 - 7 phút, nghỉ ngơi vài phút rồi lại đi làm nhiệm vụ. Nơi làm việc cách nhà chừng 5 km, nên được về nhà ăn nghỉ, nhưng Trung cũng chỉ ở nhà vào giờ ăn. "Có những ngày bọn mình phải điều tra thông tin của rất nhiều người, nhất là dịp gần 1.000 người liên quan đến Bệnh viện Bạch Mai được gửi về trung tâm. Vì thế, bọn mình phải làm việc thông trưa, đến 7 - 8 giờ tối", Trung chia sẻ.
Vũ Việt Trung, lớp trưởng lớp y học dự phòng 6-K8 Trường ĐH Y Dược Thái Bình
Trung cũng cho biết thêm vào những ngày cuối tháng 3, trước tình hình dịch bệnh Covid-19 ngày một lan rộng, rồi bước sang giai đoạn các ca bệnh mất dấu F0, cả lớp y học dự phòng 6-K8 Trường ĐH Y Dược Thái Bình với 50 SV đã cùng viết chung một lá đơn đề nghị được nhà trường cho đi chống dịch. Các bạn được chia về các khu cách ly, các chốt chặn cửa ngõ vào tỉnh Thái Bình; các vị trí ở khoa kiểm soát bệnh truyền nhiễm, khoa xét nghiệm tại CDC của tỉnh...
"Gọi gì mà gọi lắm thế!"
Cũng xung phong đi chống dịch, Trần Trung Anh, SV năm thứ 6 Trường ĐH Y Dược Thái Bình, được phân công về nhóm tình nguyện hỗ trợ tại CDC Thái Bình. Tại đây Trung Anh tham gia đi lấy mẫu, điều tra dịch tễ, lọc danh sách, gọi điện xác nhận thông tin của các đối tượng cần điều tra. Trung Anh cho biết thời gian làm việc của mình cũng như những cán bộ của trung tâm. "Mình cũng tham gia trực đêm để luân phiên cho các cán bộ được nghỉ ngơi, vì từ sau tết đến nay hầu như lịch làm việc của trung tâm luôn kín cả những ngày nghỉ", Trung Anh chia sẻ.
Với công việc phải tìm hiểu thông tin từ các cơ sở y tế, các nguồn tin từ xã hội để xác minh đối tượng, Trung Anh đã phải làm việc rất căng thẳng vì nếu không chính xác sẽ để lại hệ lụy. Vì vậy, dù đã đi tham gia công việc tình nguyện rất nhiều lần trong quãng đời SV nhưng chưa bao giờ Trung Anh thấy nghiêm trọng như lần này. Trong đó, khó nhất là việc điều tra dịch tễ cần có sự cộng tác của người được hỏi và ghi nhận được những thông tin chính xác, trung thực.
"Công việc tình nguyện không còn là thích thì làm nữa mà là nhiệm vụ quan trọng, nên mình phải làm rất cẩn trọng, đảm bảo chính xác. Có những hôm khi đã xác minh xong rồi, nhưng có nguồn tin khác đến, mình phải rà lại từ đầu để xem thông tin về đối tượng đã chính xác hay chưa", Trung Anh chia sẻ.
Lá đơn tình nguyện đi chống dịch được tập thể sinh viên gửi nhà trường
Đặc biệt, với công việc phải gọi điện cho từng đối tượng để xác minh, Trung Anh đã "va vấp" với không ít các tình huống. "Có những ngày cao điểm, mình phải gọi điện cho vài chục người mỗi ngày để hỏi han thông tin, xác minh, sàng lọc y tế. Có những người gọi mãi không nghe máy. Đến khi thấy họ gọi lại, mình mừng lắm, xong họ chỉ nói đúng một câu: Gọi gì mà gọi lắm thế! Rồi cúp máy", Trung Anh tâm sự.
Với Trung Anh, đó cũng là những bài học đáng nhớ đầu tiên trong nghề y: "Ở trường, mình đã được học và tập huấn các công tác phòng dịch. Đến thời điểm có dịch Covid-19, nhận thấy nhân lực y tế đang bị thiếu nên mình quyết tâm tham gia vì đây là cơ hội rất tốt để có thể đóng góp sức nhỏ cho cộng đồng, san sẻ phần nào áp lực cũng như có thể góp phần ngăn chặn dịch bệnh".
"Mang lại sự bình an cho mọi người là vui rồi"
Là một trong những SV lớp y học dự phòng 6-K8 Trường ĐH Y Dược Thái Bình đã tình nguyện đi chống dịch, Trần Văn Ngọc được đến phục vụ ở khu cách ly tập trung của tỉnh tại Trường ĐH Thái Bình. Những ngày tình nguyện, Ngọc cũng phải tự cách ly trong phòng trọ của mình và chỉ ăn mì tôm cho xong bữa nhưng rất phấn khởi khi được tham gia chống dịch.
Ngọc cho biết công việc ở khu cách ly là đưa cơm nước, khử khuẩn và phục vụ nhu cầu của người dân. Ngọc cũng được thay ca để mỗi người có thời gian nghỉ ngơi dưỡng sức, nhưng có những ngày phải đi tăng cường liên tục vì số lượng người liên quan đến ổ dịch Bệnh viện Bạch Mai được đưa vào cách ly rất đông.
"Ngày cao điểm, tiếp đón hơn 100 người về cách ly. Mình chuẩn bị và xếp đồ cá nhân cho người mới đến. Chỉ riêng chuyện chạy lên chạy xuống gần 20 vòng nhà 5 tầng là đủ mướt mồ hôi", Ngọc kể.
Ngọc còn có nhiệm vụ thông báo kết quả cách ly cho từng người. "Cứ ngày nào có người hết hạn cách ly được mình đến thông báo thì họ vui lắm, cảm ơn rối rít, làm mình cũng vui. Dù công việc có vất vả nhưng mang lại sự bình an cho mọi người là vui rồi", Ngọc tâm sự.
Nói về việc tham gia chống dịch, Ngọc cho biết: "Mình sẵn sàng tham gia tình nguyện dù biết có nguy cơ lây nhiễm, nhưng đã là SV trường y thì phải coi đó là công việc bình thường".
Trao đổi về hoạt động chống dịch của SV nhà trường, anh Phạm Tuấn Đạt, Bí thư Đoàn Trường ĐH Y Dược Thái Bình, cho biết trước tình hình bệnh dịch phức tạp, các SV của trường đã hăng hái xung phong tham gia công tác phòng chống dịch. Có 2 tập thể chi đoàn đã viết đơn tình nguyện, trong đó 1 lớp đang theo học chuyên khoa truyền nhiễm, 1 lớp là chuyên ngành y học dự phòng năm cuối. Ngoài ra, hơn 700 SV cuối khóa đã chuyển địa bàn thực tập từ tỉnh ngoài về các bệnh viện trong tỉnh để sẵn sàng tham gia công tác phòng dịch...
Vũ Thơ
Nữ sinh trường Y Dược viết đơn tình nguyện tham gia chống dịch Covid-19 Phương Anh cho biết: "Lớp mình được chia thành 3 nhóm tham gia tình nguyện ở các khu cách ly, trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh và các chốt ra vào của Thái Bình". Phan Thị Phương Anh (sinh năm 1996) hiện đang là sinh viên năm thứ 6 ngành Y học dự phòng, trường ĐH Y Dược Thái Bình. Từ những...