Du ngoạn đỉnh Mã Pì Lèng – một trong tứ đại đỉnh đèo của miền Bắc
Miền núi Tây Bắc luôn là địa điểm ưa thích cho hàng ngàn dân phượt thích khám phá ghé chân. Cảnh sơn cước nơi đây còn được ví như cõi bồng lai tiên cảnh.
Mã Pì Lèng đích thị là một trong tứ đại đỉnh đèo của miền Bắc với vẻ đẹp hùng vĩ khó cưỡng
Mã Pì Lèng là một trong những cung đèo hiểm trở và đẹp nhất Tây Bắc
Chinh phục được con đèo này thì đúng là trải nghiệm không thể nào quên
Đèo Mã Pì Lèng được xem là một trong những cung đường đèo hiểm trở và đẹp bậc nhất vùng núi phía Bắc. Chính vì thế mà con đèo này được ví như Vạn Lý Trường Thành của Việt Nam hay Kim Tự Tháp của người Mèo.
Mã Pì Lèng (còn có âm đọc là Mã Pí Lèng , Mã Pỉ Lèng) thuộc tỉnh Hà Giang dài khoảng 20km vượt đỉnh Mã Pì Lèng, một đỉnh núi có độ cao khoảng 1.200m thuộc cao nguyên Đồng Văn, nằm trên con đường mang tên Đường Hạnh Phúc, nối liền thành phố Hà Giang, Đồng Văn và thị trấn Mèo Vạc.
Ngắm nhìn khung cảnh hùng vĩ của cao nguyên núi đá
Con đèo như một sợi chỉ vắt qua giữa lưng chừng đồi núi tạo nên một khung cảnh hùng vĩ của cao nguyên núi đá. Cung đường đèo này được hàng vạn thanh niên xung phong thuộc 16 dân tộc của 8 tỉnh miền Bắc làm trong 6 năm (1959-1965) với trên 2 triệu lượt ngày công lao động, trong đó riêng đoạn đèo vượt Mã Pì Lèng được các thanh niên trong đội cảm tử treo mình trên vách núi lấn từng centimet để làm trong 11 tháng.
Mã Pì Lèng được dịch theo nghĩa đen chỉ sống mũi con ngựa còn theo nghĩa bóng tên gọi này chỉ sự nguy hiểm của đỉnh núi, nơi những con ngựa leo lên dốc cao đến mức phải tắt thở. Lên đỉnh Mã Pì Lèng ngắm nhìn dòng sông Nho Quế xanh mướt quanh năm, những đỉnh núi cao vời vợi khiến những ai đến đây đều thấy như lạc vào tiên cảnh, ung dung, tự tại giữa đất trời.
Tên gọi và đặc điểm Mã Pì Lèng
Lạc vào thế giới tiên cảnh với sương khói dày đặc
Mã Pí Lèng là tên gọi theo tiếng Quan Hỏa chỉ “sống mũi con ngựa” theo nghĩa đen. Nhưng theo nghĩa bóng tên gọi này chỉ sự hiểm trở bậc nhất của đỉnh núi, nơi những con ngựa cái leo lên đến đỉnh trụy thai mà chết, nơi dốc cao đến mức con ngựa đi qua phải tắt thở, hoặc đỉnh núi dựng đứng như sống mũi con ngựa.Tuy nhiên, theo một số người Hmong bản địa thì tên đúng của đèo là Máo Pì Lèng, nghĩa là “sống mũi con mèo”.
Video đang HOT
Mã Pì Lèng là “vua” của các con đèo ở Việt Nam
Thiên nhiên Tây Bắc đẹp ngỡ ngàng bao bọc Mã Pì Lèng
Sau khi hoàn thành, Đèo Mã Pì Lèng tuy không dài nhưng là con đèo hiểm trở bậc nhất ở vùng núi biên viễn phía Bắc, được ví như “vua” của các con đèo Việt Nam.
Cung đường đèo ban đầu được mở chỉ đủ rộng chỗ cho người đi bộ và xe ngựa thồ, về sau được mở rộng hơn cho ô tô nhưng vẫn rất nguy hiểm vì những đoạn cua tay áo và mặt đường lổn nhổn đá hộc, hai ô tô rất khó tránh nhau.
Nằm giữa cao nguyên Đồng Văn trơ trọi đá, một bên là vách núi Mã Pì Lèng cao dựng đứng và một bên là vực sâu sông Nho Quế, phía Bắc và Đông Bắc đèo trải dài trong tầm mắt là hàng ngàn quả núi đá trọc màu xám trùng trùng điệp điệp lơ thơ cây cối.
Trạm dừng chân tại đỉnh đèo Mã Pì Lèng
Cung đường Mã Pí Lèng nối liền Đồng Văn và Mèo Vạc trong đó có đoạn đèo 9 khoanh dài 20 km về sau trở thành một kỳ tích mà nhiều người ví như một Vạn Lý Trường Thành của Việt Nam hay Kim Tự Tháp của người Mèo.
Trên đỉnh đèo Mã Pí Lèng, cũng là nơi cao nhất của Đường Hạnh Phúc, hiện có một trạm dừng chân cho du khách ngoạn cảnh và tại đây đặt một tấm bia đá ghi lại những dấu ấn trong quá trình xây dựng đường đèo.
Con đường chuẩn bị lên đèo
Ngắm nhìn đồng lúa vàng ươm
Theo TGT
Ruộng bậc thang Mù Căng Chải đẹp hút hồn mùa lúa chín
Không bõ công vượt qua một trong tứ đại đỉnh đèo quanh co bậc nhất Việt Nam, Mù Căng Chải hiện ra với những thửa ruộng bậc thang vàng óng ánh giữa núi rừng hùng vĩ.
Cứ đến cuối tháng 9, đầu tháng 10, những ai đam mê xê dịch không thể ngồi yên trước mùa lúa chín vàng trên những khu ruộng bậc thang ở huyện vùng cao thuộc tỉnh Yên Bái, cách Hà Nội khoảng 300km.
Đúng mùa lúa chín, Mù Căng Chải được ví như cô sơn nữ tràn đầy nhựa sống. Những thửa ruộng bậc thang giống như những dòng thác lúa chảy tràn từ lưng chừng núi xuống thung lũng. Do thời điểm gieo cấy khác nhau nên có thửa đã chín vàng nhưng có thửa vẫn còn xanh, tạo nên bức hoạ đồng quê đẹp mê hồn.
Nhưng nếu không may mắn, chỉ cần đi chậm hơn một tuần là đã thu hoạch xong. Nhiều phượt thủ tỏ ra tiếc rẻ vì chỉ được ngắm gốc rạ trên cánh đồng Cao Phạ dưới chân đèo Khau Phạ.
Cùng với Ô Quý Hồ, Mã Pì Lèng và Pha Đin, đèo Khau Phạ là một trong bốn tứ đại đỉnh đèo hiểm trở nhất miền Bắc Việt Nam. Cứ đến mùa lúa chín là giới chơi dù lượn trên khắp cả nước lại tụ hội trên đình đèo và bay trên mùa vàng của cánh đồng Cao Phạ.
Trong khi dừng chân trên đèo Khau Phạ để ngắm cảnh, du khách không thể chối từ mùi hương cốm quyến rũ. Dọc đường đèo trên địa phận xã Tú Lệ có hàng trăm nhà dân làm cốm bằng cối giã gạo truyền thống. Giá mỗi kg khoảng 120.000 đồng và hầu như không ai không mua.
Mọi con đường ở Mù Căng Chải dường như đều dẫn đến đồi Mâm Xôi thuộc xã La Pán Tẩn. Khu ruộng bậc thang ở đây được khéo léo tạo hình tròn như mâm xôi và vàng rực dưới ánh mặt trời. Đồi Mâm Xôi đã trở thành biểu tượng của Mù Căng Chải mà bất cứ du khách nào cũng không thể bỏ qua.
Để vào được đồi Mâm Xôi, mỗi du khách sẽ phải trả 20.000 đồng tiền vé vào cổng.
Dưới chân đồi có đông đảo đội quân xe ôm sẵn sàng phục vụ với giá 50.000 đồng hai chiều.
Mặc dù đã mất tiền mua vé vào cổng nhưng thi thoảng du khách vẫn bị phiền nhiễu bởi một vài người dân xin tiền với lý do làm hỏng lúa của họ. Hầu như du khách nào cũng được hướng dẫn viên khuyến cáo không phải mất thêm tiền nhưng vì không muốn bị làm phiền nên đành móc hầu bao.
Tuy nhiên, phần lớn người dân ở đây đều thân thiện với du khách. Họ cho thuê những bộ trang phục dân tộc H'Mông với giá 30.000 đồng và sẵn sàng cùng du khách chụp ảnh chung.
Bên cạnh đồi Mâm Xôi trồng lúa còn có khu đồi hoa tam giác mạch được thiết kế như mê cung thu nhỏ. Mỗi lượt vé vào cổng chụp ảnh là 10.000 đồng.
Xung quanh đồi Mâm Xôi còn có rất nhiều ruộng bậc thang. Tuy nhiên, chỉ có lúa ở đồi Mâm Xôi là chín vàng rực, còn ở những ruộng khác đã gặt lỗ chỗ.
Một khu nghỉ dưỡng hiện đại đang được xây dựng ở La Pán Tẩn và nhìn ra đồi Mâm Xôi.
Còn có rất nhiều khu ruộng bậc thang đẹp mê hồn ở Dế Xu Phình, Chế Cu Nha và Lao Chải mà muốn khám phá hết phải mất vài ngày.
Những thửa ruộng bậc thang chập chùng uốn lượn như những con sóng đã đưa Mù Căng Chải trở thành điểm đến không thể bỏ qua mỗi khi thu về.
Theo theleader.vn
Mùa đông tuyết phủ tuyệt đẹp trên những di sản thế giới Nhiệt độ giảm sâu, tuyết rơi, vắng vẻ, nhưng dường như những di sản thiên nhiên UNESCO càng trở nên kỳ ảo và ngoạn mục hơn khi vào mùa đông. Grand Canyon, Mỹ Nằm trong vườn quốc gia bang Arizona, Mỹ, hẻm núi Grand Canyon bị dòng sông Colorado cắt tạo nên khe núi hiểm trở. Vào mùa đông, đông đảo du khách...